fbpx
Chỉ đạo tuyến - GSDTHỗ trợ điểm nóng

BÁO CÁO TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GHẺ TẠI 03 XÃ CỦA HUYỆN TÂY TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ báo cáo số: 20/BC – PDL ngày 14/3/2011 của Trung tâm Phong – Da liễu Quảng Ngãi về việc khám chữa bệnh da liễu cho nhân dân huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hoà đã thành lập Đoàn cán bộ cùng với Trung tâm Phong – Da liễu Quảng Ngãi để giải quyết. Bệnh viện xin báo cáo những kết quả giải quyết như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN TÂY TRÀ
  2. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội:

Tây Trà là một huyện miền núi tách ra từ huyện Trà Bồng thuộc vùng sâu vùng xa. Đường đi lại khó khăn. Dân số hầu hết là người dân tộc Kor, Hrê, Kà Dong. Phong tục tập quán sống lạc hậu, sống chủ yếu làm rẫy.

– Huyện Tây Trà:

+ Có 9 xã, với dân số 17.000 dân.  &  Diện tích: 34 Km2.

  1. Mạng lưới y tế của huyện Tây Trà.

Các xã huyện Tây Trà đều có trạm y tế. Cán bộ y tế xã có từ 3 đến 4 biên chế tại Trạm. Tại Trung tâm y tế huyện có 2 bác sỹ, vừa làm công tác quản lý vừa làm công tác điều trị. Việc theo dõi giám sát dịch bệnh ở tại cơ sở không có điều kiện để thực hiện.

  1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
  2. Lập Đoàn cán bộ:
Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hoà Bs.Nguyễn Khánh Hòa

Bs. Trần Duy Thạch

Bs. Chu Quốc Vinh

TP. Chỉ Đạo tuyến

PP. Chỉ đạo tuyến

PP. Chỉ đạo tuyến

Trung Tâm Phong – Da liễu Quảng Ngãi Bs. Mai Văn Bắc

DS. Nguyễn Thị Bích Thỏa

Phó Giám đốc

Phó khoa Dược

Trung tâm y tế huyện Tây Trà

 

ĐDTH. Lê Văn Tín

Ys. Hồ Kim Trung

Đội phó dự phòng

Cán bộ chuyên trách da liễu huyện


  1. Thời gian và địa điểm khám:
Stt                 Thời gian                Tên xã
1 15/3/2011 Trường Dân tộc nội trú
2 16/3/2011 Trà Xinh
3 15 + 17/3/2011 Trà Phong
4 18/3/2011 Trà Quân
  1. Đặc điểm lâm sàng dịch ghẻ của huyện Tây Trà:

3.1. Tình hình dịch tễ:

–   Nhà ở chật chội, ở chung nhiều thế hệ.

–  Tình hình thời tiết lạnh, vệ sinh kém.

–  Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm do đãi vàng.

–  Vệ sinh quần áo, chăn màn, ăn ở theo phong tục tập quán lạc hậu.

–  Môi trường xung quanh: phần lớn là chuồng trại gia súc, không được vệ sinh.

  1. 2. Đặc điểm tổn thương:
Tổn thương đặc hiệu Tổn thương không đặc hiệu
+ Rãnh ghẻ trên bệnh nhân là một đường rất nhuyễn, cong, khúc khuỷu có màu xám, đen hoặc trắng.

+ Có nhiều mụn nước nằm ở kẽ tay.

 

+ Sẩn nhọn trên đầu, do gãi nhiều, sẩn xuất huyết và đóng vảy.

– Vết gãi là nhưng vết cào xước do gãi.

– Tổn thương chàm hóa do gãi nhiều.

– Tổn thương viêm da mủ.

3.3. Vị trí thương tổn:

–  Rất đặc hiệu và có giá trị chẩn đoán.

–  Tổn thương thường ở các vị trí vùng da mỏng như nếp kẽ tay, mặt bên các ngón tay, nách, quầng vú, rốn, bộ phận sinh dục, mông, nếp bẹn và mặt trong đùi. Trẻ em tổn thương thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân.

3.4. Chẩn đoán xác định:

Khám dưới kính lúp thấy cái ghẻ hình tròn, đường kính ¼ mm, mắt thường nhìn thấy như một chấm trắng đục, để trên kính hoặc móng tay thấy di động.

  1. Kết quả khám và điều trị:

Qua khám phát hiện tại Trường Dân tộc nội trú và 3 xã: Trà Phong, Trà Xinh, Trà Quân đoàn công tác đã phát hiện được 1975 người bị mắc bệnh ghẻ, tỷ lệ 26,30% dân số, ngoài ra số người bệnh không đến khám được vì lo công việc mưu sinh. Tỷ lệ mắc ghẻ tại 3 xã và Trường Dân tộc nội trú như sau: 

Stt Tên xã Dân số Số lượng BN bị ghẻ Tỷ lệ (%)
1 Trường dân tộc nội trú 180 180 100
2 Trà Phong 4.086 1079 26,40
3 Trà Xinh 1925 350 18,00
4 Trà Quân 2000 366 19,00
Tổng cộng 8.191 1975 26,30

Nhận xét:

Trường Dân tộc nội trú của huyện Tây Trà xã Trà Phong chiếm tỷ lệ 100%.

4.1. Tỷ lệ người bệnh ghẻ theo giới:

Stt Giới Số lượng Tỷ lệ%
1 Nam 802 40,00
2 Nữ 1173 60,00
Tổng cộng 1975 100

Nhận xét:

Qua bảng trên cho thấy nữ giới mắc bệnh ghẻ với tỷ lệ 60% nhiều hơn nam giới.

4.2. Tỷ lệ người bệnh ghẻ theo Dân tộc:

Stt Dân tộc Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Kinh 98 5,00
2 Kor 1690 85,00
3 Ka Dong 85 4,80
4 H 102 5,20
Tổng cộng 1975 100

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy người bệnh mắc bệnh ghẻ đa số là người dân tộc thiểu số chiếm 95 %

4.3. Tỷ lệ người bệnh ghẻ thường và ghẻ biến chứng:

Stt Tên xã Ghẻ thường Ghẻ biến chứng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Trường dân tộc nội trú (n = 180) 110 61,00 70 49,00
2 Trà Phong (n = 1079) 645 60,00 434 40,00
3 Trà Xinh (n = 350) 245 70,00 105 30,00
4 Trà Quân(n = 366) 238 65,00 128 35,00
Tổng cộng (n = 1975) 1.238 63,00 737 37,00

Nhận xét: Qua bảng trên cho ta thấy người bệnh mắc ghẻ thường chiếm với tỷ lệ 63,00 %, ghẻ bội nhiễm chiếm 37,00 %.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

  1. Giải pháp xã hội:

– Họp với các ban ngành, phối hợp tuyên truyền phòng chống bệnh ghẻ.

– Nội dung truyền thông phòng chống bệnh ghẻ gồm có:

+ Loa đài phát thanh

+ Tờ rơi tuyên truyền

+ Họp dân để phổ biến cách phòng chống bệnh ghẻ.

– Vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh nhà cửa.

  1. Giải pháp chuyên môn:

– Tập huấn cho cán bộ y tế huyện, xã về công tác phòng bệnh và điều trị bệnh ghẻ.

– Khám bệnh, cấp phát thuốc DEP điều trị miễn phí cho người bệnh. Hướng dẫn cách bôi thuốc cho người bệnh. Tổ chức điều trị cho cả gia đình.

– Vệ sinh cá nhân và gia đình bằng xà phòng. Tất cả chăn, màn, quần áo được giặt sạch bằng xà phòng, phơi nắng hoặc là ủi hai mặt.

  1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
  2. Điều kiện thuận lợi cho dịch ghẻ phát triển:

– Điều kiện đi lại khó khăn, tại các xã trọng điểm có một số địa điểm không đến được với người dân do thời tiết xấu và giao thông đi lại không được.

– Thời tiết lạnh

– Phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến công tác vệ sinh cá nhân và gia đình.

– Cán bộ tuyến dưới điều trị ghẻ không đúng phác đồ, không báo cáo lên tuyến trên kịp thời

– Nguồn thuốc chuyên khoa điều trị bệnh ghẻ tại địa phương thiếu, và cung cấp không kịp thời.

  1. Kết quả ban đầu:

– Điều tra tình hình dịch tại địa phương, tiến hành khám và phát thuốc kịp thời cho bệnh nhân.

– Giáo dục và hướng dẫn cho người bệnh bôi thuốc, ngăn ngừa tái phát, điều trị cho người bệnh và cả gia đình.

– Tổ chức giám sát sau chiến dịch khám và điều trị.

  1. ĐỀ NGHỊ
  2. Trung tâm y tế huyện Tây Trà:

– Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống bệnh ghẻ sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều hình thức.

– Phối hợp các ban ngành vận động nhân dân vệ sinh cá nhân và gia đình, xử lý nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.

– Ngành y tế địa phương có đủ thuốc để điều trị đặc hiệu cho người bệnh. Kết hợp điều trị nhiễm trùng và điều trị triệu chứng.

– Tiếp tục theo dõi và đánh giá diễn biến của vụ dịch.

  1. Trung tâm Phong – Da liễu Quảng Ngãi:

– Tham mưu đề nghị với Lãnh đạo Sở Y tế về nguồn thuốc và điều chỉnh hỗ trợ cho Trung tâm y tế huyện Tây Trà trong những đợt khám tiếp theo.

– Phối hợp với Trung tâm y tế huyện Tây Trà giám sát chặt chẽ quá trình điều trị bệnh ghẻ để kịp thời nắm bắt và ngăn chặn bệnh ghẻ tái phát.

Ngày 30/05/2011

Trần Duy Thạch

Show More

Related Articles

Back to top button