BỆNH QUAI BỊ
BSCKII. Đinh Thị Ái Liên
I. ĐẠI CƯƠNG
Quai bị là một bệnh nhiễm virus cấp tính tự giới hạn do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra với đặc điểm sưng tuyến mang tai và tuyến nước bọt.
Khả năng tồn tại: vi rút có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể: từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 – 200C, khoảng 1-2 năm ở nhiệt độ âm sâu (- 25 tới -700C). Bị diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C, hoặc dưới tác động của tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời và những hóa chất khử khuẩn chứa clo hoạt và các chất khử khuẩn bệnh viện thường dùng.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Dịch tể:
Tuổi: 2 -12t
Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ…
Virus xuất hiện trong tuyến nước bọt từ 1 tuần trước và 2 tuần sau khi khởi phát sưng tuyến nước bọt. Giai đoạn lây truyền cao nhất xảy ra từ 1 -2 ngày trước và đến 5 ngày sau sưng tuyến mang tai.
2. Lâm sàng:
Các triệu chứng:
+ Sốt, sưng hàm 1 hoặc 2 bên
+ Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị;
+ Triệu chứng nhiễm siêu vi: Người mệt, đau cơ nhức mỏi toàn thân, chán ăn, đau đầu, đau tai
+ Lỗ Stenon đỏ và sưng
Có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.
3. Cận lâm sàng:
– Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc giảm, chủ yếu là tăng lympho.
– Amylase máu và nước tiểu tăng: 90% trong các trường hợp
– Chọc dò dịch não tủy: nghi ngờ có biến chứng viêm màng não
– Siêu âm tuyến mang tai: giúp phân biệt viêm hạch hay viêm tuyến mang tai do vi trùng
– Xét nghiệm tìm kháng thể trong huyết thanh có thể xác định chẩn đoán khi tuyến mang tai hoặc tuyến nước bọt khác không to. Nếu so sánh mẫu máu trong giai đoạn
cấp và mẫu khác trong 3 tuần sau của bệnh, sẽ có sự tăng kháng thể gấp 4 lần nếu bệnh nhân bị quai bị.
4. Chẩn đoán:
– Vùng dịch tể có quai bị và tiếp xúc với bệnh
– Sưng tuyến mang tai một hoặc 2 bên trên 2 ngày
– Phân lập virus trong máu: nhận dạng kháng nguyên virus bằng miễn dịch huỳnh quang hoặc nhận định acid nucleic bằng sự sao chép ngược PCR. Virus có thể phân lập từ dịch tiết của đường hô hấp trên, CSF, nước tiểu trong suốt giai đoạn cấp của bệnh
– Thử nghiệm huyết thanh học thưòng thuận tiện và có giá trị chẩn đoán
5. Chẩn đoán phân biệt:
– Sưng tuyến mang tai có thể do nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng khác: parainfluenza 1 và 3, influenza A, CMV, EBV, Enterovirus, lymphocytic choriomeningitis virus và HIV.
– Viêm tuyến mang tai mủ: Staphylococcus aureus, thường 1 bên, căng to và kết hợp với sự gia tăng bạch cầu máu và có thể dẫn lưu mủ từ lỗ Stenon.
– Những nguyên nhân không nhiễm trùng khác gây sưng tuyến mang tai: tắc nghẽn lỗ stenon, bệnh Lupus hệ thống và ung thư.
III. BIẾN CHỨNG :
Bệnh quai bị nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gồm:
Viêm tinh hoàn và đáng lo nhất chính là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị khá thấp, chỉ khoảng 0,5%
Viêm buồng trứng: người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng, rong kinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
Nhồi máu phổi: nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt
Viêm tụy cấp tính
Viêm cơ tim
Viêm não, viêm màng não
Người lớn mắc bệnh quai bị thường tiến triển nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em.
IV. ĐIỀU TRỊ
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh:
1. Nguyên tắc điều trị:
– Không có điều trị đặc hiệu
– Phát hiện và điều trị triệu chứng
2. Điều trị triệu chứng:
Dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng
Uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải, tốt nhất nên uống Oresol
Chườm mát để tuyến nước bọt bớt sưng, đau.
Hạn chế các loại thực phẩm cứng, các thức ăn nhiều gia vị, cay nóng hoặc có tính acid. Chọn các thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp
Dùng kháng sinh khi nghi ngờ bội nhiễm
Người bệnh cần nghỉ ngơi thoải mái và không nên tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao như trẻ em, thanh thiếu niên
3. Điều trị biến chứng:
– Viêm màng não sau quai bị: không cần điều trị, cần theo dõi để chẩn đoán phân biệt viêm màng não do vi trùng
– Viêm tinh hoàn :
+ Nằm nghỉ ngơi tại chổ
+ Dùng corticoid để giảm viêm: 1mg/kg/ngày x 7 -10 ngày
– Viêm tụy cấp.
V. PHÒNG NGỪA
Vệ sinh cá nhân thường xuyên , súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác
Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng của trẻ
Cách ly tránh lây lan
Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao như bệnh viện
Miễn dịch chủ động với virus sống giảm độc lực: MMR + Liều 1: từ 12 -15 tháng .
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bùi Đại và cộng sự (2005). Bệnh Quai bị. Bệnh học Truyền nhiễm. Nhà xuất bản Y học.
- Khuyến cáo phòng chống bệnh Quai bị (2016) , Cục y tế dự phòng- Bộ Y tế
- Phác đồ điều trị nhi khoa bệnh viện Nhi Đồng 2. (2016). Nhà xuất bản y học.
- Phác đồ điều trị nhi khoa bệnh viện Nhi Đồng 2. (2013). Nhà xuất bản y học.
- Trịnh Ngọc Phan ( 1983). Bệnh Quai bị. Bệnh học truyền nhiễm. Nhà xuất bản Y học.