fbpx
Chuyên đề KCBPhẫu thuật Chỉnh hìnhTin tức - Sự kiện

BƠM XI MĂNG XƯƠNG VÀO ĐỐT SỐNG (KYPHOPLASTY) – CHỈ ĐỊNH VÀ TAI BIẾN

Trần Như Bửu Hoa, Đồng Trọng Tấn, Nguyễn Kế Lạc.

Bơm xi măng xương hay xi măng sinh học là một phương pháp được chỉ định trong điều trị xẹp đốt sống. Đây là kỹ thuật sử dụng một ống thông có kích thước rất nhỏ chọc qua da và bơm xi măng sinh học vào các đốt sống bị lún xẹp.

Hiện nay, có hai kỹ thuật bơm xi măng sinh học là kỹ thuật bơm xi măng không dùng bóng (Vertebroplasty) và kỹ thuật bơm xi măng dùng bóng (Kyphoplasty).

Bơm xi măng sinh học được đánh giá là phương pháp can thiệp tốt thiểu trong điều trị xẹp đốt sống vì vết chọc kim rất nhỏ (<5mm). Hơn nữa, thời gian thực hiện bơm xi măng sinh học nhanh chóng và có hiệu quả khi đúng chỉ định, người bệnh có thể hoạt động bình thường sau 4-5 giờ thực hiện kỹ thuật.

Tuy nhiên hiện nay, có tình trạng quảng cáo quá mức trên internet nhầm tưởng là siêu kỹ thuật chữa lành các bệnh đau cột sống do xẹp thân đốt sống quảng cáo như phục hồi giải phẫu đốt sống, giảm đau nhanh, an toàn…

Sự thật, bơm xi măng sinh học là phương pháp thường được chỉ định hạn chế trong một số đau do xẹp đột sông khú trú do loãng xương, chấn thương…Tuy nhiên phải nhìn nhận đúng rằng:

– Đau cột sống thường phức hợp nhiều nguyên nhân đồng thời ở người lớn tuổi trong hội chứng thoái hóa đưa đến hậu quả có tổn thương hay chèn ép rễ- tủy sống như: viêm hoái hóa mấu khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xuong nặng gây đau, xẹp nặng chèn rễ tủy, hẹp ống sống…. không thể chỉ bơm trám thân 1 vài đốt mà giải quyết hết đau nhanh và hoàn toàn như quảng cáo.

– Loãng xương là bệnh hệ thống khung xương bao gổm toàn bộ cột sống, nên bơm xi măng không thể giải quyêt gốc rễ, mà chỉ giúp hạn chế cho 1-2 thân đốt sống loãng, thưa xuong nặng hay xẹp, nhưng không thể cứu vãn khối xương vỡ đã chèn ép ra xung quanh.

– Bơm xi măng không có kinh nghiêm sẽ vẫn có nguy cơ nghiêm trọng khi rò rỉ cement vào ống tủy hoặc mạch phổi. Bệnh nhân có thể tử vong hoặc liệt tủy do bỏng nhiệt, liệt 2 chi dưới. Bệnh viện Trung ương Quy Hòa cũng đã ghi nhận nhập viện biến chứng liệt 2 chi dưới sau bơm xi măng từ tuyến trước.

Chỉ định bơm xi măng sinh học:

Không phải bất cứ ai có xẹp đốt sống đều được chỉ định điều trị bằng cách bơm xi măng sinh học, các trường hợp được chỉ định áp dụng điều trị bao gồm:

– Người bệnh bị xẹp đốt sống do tình trạng loãng xương gây ra

– Gãy xẹp đốt sống gây đau có dấu hiệu phù nề thân đốt sống trên phim chụp cộng hưởng từ.

– Làm cứng dự phòng do những “đốt sống yếu” trước khi phẫu thuật.

– Làm tăng cường độ cứng cho thân đốt sống trong phẫu thuật hàn xương.

– Những BN không có xẹp thân đốt sống nhưng đốt sống phù nề, tổn thương và gây đau tại chỗ tương ứng như u máu thân đốt sống, di căn cột sống …

Kỹ thuật bơm xi măng sinh học điều trị xẹp đốt sống                     

Trước khi tiến hành kỹ thuật, bệnh nhân sẽ được khám và đánh giá toàn diện mức độ xẹp đốt sống thông qua khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu… Kỹ thuật bơm xi măng sinh học sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có kinh nghiệm, bệnh nhân được yêu cầu nằm sấp và kết nối với các thiết bị theo dõi trong suốt quá trình diễn ra. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Bước 1: Xác định điểm vào thân đốt sống tổn thương thông qua cuống trên C-arm
  • Bước 2: Tiến hành sát trùng và gây tê tại vùng chọc kim gần với tổn thương nhất.
  • Bước 3: Tiến hành bơm thuốc cản quang để đánh giá, kiểm tra thành đốt sống có toàn vẹn hay không.
  • Bước 4: Tiến hành pha trộn xi măng theo tỷ lệ để chuẩn bị bơm
  • Bước 5: Đây là bước quan trọng nhất khi thực hiện kỹ thuật, xi măng sinh học sẽ được bơm qua kim định vị rỗng rỗng vào thân đốt sống bị xẹp. Tốc độ bơm phải chậm và được theo dõi chặt chẽ của bác sĩ thông qua C-arm và những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân như tình trạng đau hay cử động hai chân.
  • Bước 6: Để chắc chắn xi măng sinh học chỉ khu trú trong thân đốt sống, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng C-armhai bình diện thêm một lần nữa.
  • Bước 7: Rút kim bơm và băng lại vết mổ để cầm máu

Sau khi thực hiện xong kỹ thuật, bác sĩ sẽ đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện. Kỹ thuật thành công khi xi măng lan tỏa trong thân đốt sống bị xẹp, không có tình trạng thoát xi măng ra bên ngoài đốt sống. Sau khoảng 4-5 giờ xi măng đông cứng hoàn toàn, người bệnh có thể đi lại bình thường và tình trạng đau đốt sống được cải thiện rõ ràng.

Nguy cơ tai biến:

Bất cứ can thiệp tiêm chích hay dao kéo nào đều có nguy cơ do gây tê, gây mê và do xâm lấn cơ thể.

Nguy cơ này nghiêm trọng  khi rò rỉ cement vào ống tủy hoặc mạch phổi. Các biến chứng khác có thể gặp trong mọi loại thủ thuật bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, đau tăng, các triệu chứng thần kinh như tê hoặc ngứa ran… Các nguy cơ này có thể có nhưng  ít hơn phẫu thuật mở nhiều lần và thường gặp sau thủ thuật từ vài giờ đến vài tuần. Thể tích tiêm xi măng vào xương, loãng xương nặng có liên quan đáng kể đến gãy đốt sống liền kề sau khi tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng. Nhiều nghiên cứu cho rằng lượng xi măng bơm vượt quá 40% sẽ gây ra tổn thương các đốt sống liền kề. Vì vậy, chúng tôi đề nghị nên tính toán trước lượng xi măng xương theo dữ liệu hình ảnh trước khi mổ, lượng xi măng tiêm vào càng nhiều càng tốt nhưng không được vượt quá 40%. Có thể rút ngắn thời gian mổ và cần được điều trị tích cực bằng liệu pháp chống loãng xương sau mổ, nhất là đối với bệnh nhân nữ. Điều này có thể làm giảm đau lưng một cách hiệu quả và giảm nguy cơ khúc xạ của thân đốt sống lân cận sau khi thủ thuật.

Phương pháp bơm xi măng sinh học tạo hình đốt sống qua da, là phương pháp can thiệp tối thiểu, ít tai biến, giúp người bệnh giảm đau khi đúng chỉ định. Hiện phương pháp bơm xi măng sinh học đang được thực hiện tại nhiều cơ sở, có hiệu quả nhất định, nhanh nhưng không nên lạm dụng quá mức.

                                                                                   Tổng hợp và lược dịch

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Wright NC, Looker AC, Saag KG, et al. The recent prevalence of osteoporosis and low bone mass in the United States based on bone mineral density at the femoral neck or lumbar spine. J Bone Miner Res 2014;29:2520 –26 CrossRef Medline
  2. Johnell O, Kanis J. Epidemiology of osteoporotic fractures. Osteoporos Int 2005;16(suppl 2):S3–7 CrossRef Medline
  3. Burge R, Dawson-Hughes B, Solomon DH, et al. Incidence and economic burden of osteoporosis-related fractures in the United States, 2005–2025. J Bone Miner Res 2007;22:465–75 CrossRef Medline
  4. Gehlbach SH, Burge RT, Puleo E, et al.Hospital care of osteoporosisrelated vertebral fractures. Osteoporos Int 2003;14:53–60 CrossRef Medline
  5. Ray NF, Chan JK, Thamer M, et al. Medical expenditures for the treatment of osteoporotic fractures in the United States in 1995: report from the National Osteoporosis Foundation. J Bone Miner Res 1997;12:24 –35 Medline
  6. Baecker N, Tomic A, Mika C, et al. Bone resorption is induced on the second day of bed rest: results of a controlled crossover trial. J Appl Physiol 2003;95:977–82 CrossRef Medline
  7. Marie PJ, Kassem M. Extrinsic mechanisms involved in age-related defective bone formation. J Clin Endocrinol Metab 2011;96:600 –09 CrossRef Medline
  8. Kortebein P, Symons TB, Ferrando A, et al. Functional impact of 10 days of bed rest in healthy older adults. J Gerontol A Biol Sci Med Sci 2008;63:1076 –81 CrossRef Medline
  9. Venmans A, Klazen CA, Lohle PN, et al. Natural history of pain in patients with conservatively treated osteoporotic vertebral compression fractures: results from VERTOS II. AJNR Am J Neuroradiol 2012;33:519 –21 CrossRef Medline
  10. Jensen ME, Evans AJ, Mathis JM, et al. Percutaneous polymethylmethacrylate vertebroplasty in the treatment of osteoporotic vertebral body compression fractures: technical aspects.AJNR Am J Neuroradiol 1997;18:1897–904 Medline
  11. Hochmuth K, Proschek D, Schwarz W, et al. Percutaneous vertebroplasty in the therapy of osteoporotic vertebral compression fractures: a critical review. Eur Radiol 2006;16:998 –1004 CrossRef Medline
  12. Bouza C, Lo´ pez T, Magro A, et al. Efficacy and safety of balloon kyphoplasty in the treatment of vertebral compression fractures: a systematic review. Eur Spine J 2006;15:1050 –67 CrossRef Medline
  13. Jensen ME, McGraw JK, Cardella JF, et al. Position statement on percutaneous vertebral augmentation: a consensus statement developed by the American Society of Interventional and Therapeutic Neuroradiology, Society of Interventional Radiology, American Association of Neurological Surgeons/Congress of Neurological Surgeons, and American Society of Spine Radiology. J Vasc Interv Radiol 2007;18:325–30 CrossRef Medline
  14. Whitney CW, Von KorffM.Regression to the meanin treated versus untreated chronic pain. Pain 1992;50:281–85 CrossRef Medline
Show More

Related Articles

Back to top button