fbpx
Điểm tin y tếTin nổi bật

Cập nhật tình hình bệnh phong toàn cầu 2022

Nguồn: ilepfederation.org, 02/10/2023

Người dịch: Quang Tiến, 09/10/2023

Chương trình phòng chống phong toàn cầu của WHO đã công bố Báo cáo cập nhật tình hình bệnh phong toàn cầu 2022 trên Tuần san Weekly Epidemiological Review và Tạp chí Global Health Observatory. Các cơ quan tổ chức phòng chống phong khắp thế giới rất háo hức chờ đợi kho dữ liệu cập nhật đồ sộ trong báo cáo hàng năm này. Thông tin đáng khích lệ là mỗi năm lại có nhiều quốc gia báo cáo dữ liệu phòng chống phong hơn (182 quốc gia trong năm 2022). Ngoài ra, các quốc gia đang báo cáo dữ liệu thường xuyên thông qua hệ thống phần mềm DHIS2 hoặc sử dụng biểu mẫu báo cáo Excel tiêu chuẩn, giúp cải thiện chất lượng và độ hoàn thiện của dữ liệu.

Số ca mắc mới được báo cáo đang giảm dần qua từng năm, ngoại trừ năm 2020 và 2021 do đại dịch COVID-19 đã làm chuyển hướng các hoạt động thực địa trên toàn thế giới. Số liệu năm 2022 cho thấy tình hình đã trở lại xu hướng bình thường. Việc chủ động phát hiện ca bệnh và cung cấp rifampicin liều đơn cho đối tượng tiếp xúc bệnh phong nhằm dự phòng sau phơi nhiễm (SDR-PEP) theo khuyến nghị của WHO được tiến hành suốt thời gian qua, vì vậy sẽ rất hữu ích khi xem xét dữ liệu của từng quốc gia về số lượng đối tượng tiếp xúc được khám và số lượng đối tượng được cung cấp SDR-PEP. Qua đó tạo động lực để các quốc gia chưa triển khai công tác này bắt đầu thực hiện, giúp họ bắt kịp những gì các quốc gia khác đang làm.

Có lẽ con số đáng lo ngại nhất là gần một nửa số ca bệnh trẻ em khuyết tật độ 2 được chẩn đoán là ở Châu Phi với 133 ca trong tổng số 278 ca trên toàn cầu. Số ca bệnh (CHDC Congo – 18 ca, Ethiopia – 42 ca, Mozambique – 12 ca, so với Brazil – 44 ca, Ấn Độ – 55 ca và Indonesia – 28 ca), cho thấy còn nhiều thách thức trong công tác quản lý bệnh phong trong các năm tới. Lý tưởng nhất là từng bệnh nhân trong số trẻ em này nên được theo dõi riêng lẻ để xây dựng kế hoạch quản lý phù hợp và cũng để tìm hiểu cách thức đưa ra chẩn đoán sớm hơn. Chỉ có 42 quốc gia báo cáo có ca phản ứng phong (15.031 ca phản ứng loại 1 và 6.296 ca phản ứng loại 2) nên khó rút ra bài học cụ thể. Bởi vì dữ liệu này ngày càng được quan tâm nên các quốc gia cần chú trọng thu thập hơn nữa để cung cấp đầy đủ cho Báo cáo cập nhật tình hình bệnh phong toàn cầu hàng năm.

WHO quan ngại và kêu gọi bãi bỏ các luật phân biệt đối xử với bệnh nhân phong. Đồng thời nêu quan điểm cần xây dựng một chỉ số bổ sung nhằm đánh giá sự hỗ trợ tích cực cho những bệnh nhân đối mặt với sự phân biệt đối xử, chỉ số này có thể dựa trên báo cáo về dịch vụ tư vấn đồng đẳng, hoặc số lượng người được đào tạo làm cố vấn đồng đẳng.

Báo cáo còn đề cập đến Khung chương trình loại trừ bệnh phong được phát triển gần đây, theo đó nhiều tài liệu và công cụ khác nhau đã được biên soạn và đăng tải trên website của WHO. WHO đã cung cấp các định nghĩa và hướng dẫn mới về mục tiêu đầu tiên là ngăn chặn sự lây truyền và loại trừ bệnh phong. Công cụ cơ bản để phân tích dịch tễ học bệnh phong có tên là Công cụ giám sát loại trừ bệnh phong (Leprosy Elimination Monitoring Tool – LEMT), đây là một công cụ dựa trên Excel để đánh giá sự cải thiện trong công tác loại trừ phong ở cấp địa phương, tập trung riêng vào các ca bệnh trẻ em và người lớn. Chỉ số ca bệnh trẻ em giúp đánh giá công tác ngăn chặn sự lây truyền bệnh phong, trong khi chỉ số ca bệnh người lớn đánh giá tiến trình tiếp theo hướng tới việc loại trừ bệnh phong. Bảng Excel thống kê kết quả được mã hóa màu, có thể dễ dàng chuyển thành bản đồ. Đây là một công cụ tuyệt vời để theo dõi dịch tễ học bệnh phong hàng năm. Nó có thể bao gồm hai cấp địa phương (thường là một cấp cao hơn – tỉnh hoặc khu vực – và một cấp thấp hơn – huyện hoặc thành phố), giúp chuyên gia có thể thấy ngay các cụm bệnh phong chính ở đâu, cho phép các biện pháp can thiệp được nhắm mục tiêu chính xác hơn.

Tóm lại, Báo cáo cập nhật này trình bày những dữ liệu quan trọng về tình hình bệnh phong hiện tại, cũng như hướng tới một mô hình mới, với định nghĩa mới về loại trừ bệnh phong. Hy vọng trong tương lai WHO sẽ trình bày nhiều dữ liệu hơn về mô hình mới này: dữ liệu về khám cho đối tượng tiếp xúc và SDR-PEP; và dữ liệu đầy đủ hơn về các ca phản ứng phong nhằm giúp quản lý tốt hơn các ca phản ứng phong và khuyết tật do phong. Mục tiêu Không còn bệnh phong cũng bao gồm lĩnh vực thứ ba – không còn phân biệt đối xử – vì vậy cần xem xét thu thập các chỉ số mới và phù hợp trong lĩnh vực này theo từng quốc gia. Có thể lập luận rằng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi mô hình quản lý bệnh phong mà WHO đang kêu gọi thì cần thu thập nhiều dữ liệu hơn, vì vậy nếu số trang trong Tuần san Weekly Epidemiological Review bị hạn chế thì có thể cung cấp trực tuyến các dữ liệu bổ sung này.

Global Leprosy Update 2022

The WHO Global Leprosy Programme has published the Global Leprosy Update for 2022 in the Weekly Epidemiological Review and the Global Health Observatory. Because of the wealth of data presented, the annual Update is eagerly awaited by the leprosy community.  It is encouraging to see more countries reporting each year (182 countries in 2022). In addition, countries are reporting routinely through DHIS2, or by using a standard Excel reporting form, which helps to improve the quality and completeness of the data.

The number of new cases reported is declining year by year, with aberrant figures for 2020 and 2021 because of the COVID-19 pandemic, which diverted field activities throughout the world. The 2022 figures show a return towards the normal trend. There has been much discussion about active case-finding and the provision of single-dose rifampicin to contacts as post-exposure prophylaxis (SDR-PEP), as recommended by WHO, so it would be helpful to see data, by country, on the number of contacts being examined and the number being given SDR-PEP.  Publication of data allows progress to be seen, and is also an incentive to countries to match what others are doing.

Perhaps the most distressing figure is that almost half of all child cases with Grade 2 Disability are diagnosed in Africa with 133 cases out of a global total of 278 cases. The case numbers (DRC – 18 cases, Ethiopia – 42 cases, Mozambique – 12 cases, compared with Brazil – 44 cases, India – 55 cases and Indonesia – 28 cases), suggest a significant case management challenge for years to come. Ideally, each of these children should be looked at individually in order to develop a tailored management plan, and also to learn how the diagnosis could have been made earlier.  Only 42 countries reported reactions (15,031 Type 1, and 6,296 Type 2 reactions), so it is difficult to draw out specific lessons.  Given that people pay more attention to what is published, there is a case to be made for presenting these more detailed data by country in the annual Global Leprosy Update.

WHO reports on laws that discriminate against people affected by leprosy and advocates for their repeal.  It would be good to find an additional indicator of positive support for people facing discrimination and one earlier suggestion was to report on the availability of peer counselling, or perhaps the number of people receiving training as peer counsellors.

The Editorial mentions the recently developed Leprosy Elimination Framework, under which various documents and tools have been produced and are available on the WHO website.  WHO has provided new definitions and guidance on the first of these topics, relating to interrupting transmission and eliminating leprosy disease. The basic tool for analyzing the declining epidemiology of leprosy is called the Leprosy Elimination Monitoring Tool (LEMT), which is an Excel-based tool to demonstrate progress at sub-national level, focusing separately on child and adult cases. Child cases indicate progress towards interrupting transmission, while adult cases show subsequent progress towards eliminating disease.  The Excel sheet produces color-coded results, which can easily be turned into maps.  This is an excellent tool with which to monitor leprosy epidemiology year-by-year.  Because two sub-national levels can be included (typically one higher level – state, province or region – and one lower level – district or municipality), one can immediately see where the main clusters of leprosy are, enabling interventions to be more precisely targeted.

In summary, the Global Leprosy Update presents valuable data on the current situation, as well as pointing towards a new paradigm, with a new definition of elimination. It would be great to see WHO present more data in future that point to this new paradigm: data on contact examinations and SDR-PEP; and better data on reactions to incentivize better case management of reactions and disability. Zero leprosy also includes a third arm – zero discrimination – so reporting new and relevant indicators in this area by country should be considered.  It can be argued that more data can facilitate the paradigm shift that WHO is calling for, so if space in WER is limited, perhaps supplemental data could be made available online.

Source: ilepfederation.org, 2 Oct 2023

Show More

Related Articles

Back to top button