fbpx
Chỉ đạo tuyến

CHẨN ĐOÁN SỚM ZONA: NHÂN 4 TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHONG – DA LIỄU TRUNG ƯƠNG QUY HÒA

ĐẶT VẤN ĐỀ:

            Bệnh Zona là một viêm da cấp tính, các tổn thương cơ bản dọc theo chiều dài của dây thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh do virus thủy đậu – Varicella zoster virus. Khi người bệnh đến với thầy thuốc thường tổn thương đã có mụn nước, bọng nước.

            Bệnh Zona điều trị sớm thì tiến triển tốt. Nếu người bệnh đến muộn, đặc biệt là ở người già thì thường để lại sẹo, xơ hóa… nguyên nhân của “đau dây thần kinh sau Zona”. Có nhiều người có những cơn co dật khu trú, ảnh hưởng tới khả năng sinh hoạt và làm việc. Zona không phải là một cấp cứu, chiếm tỷ lệ 0,5 – 1% tổng số người bệnh nhập viện. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích nhìn lại chẩn đoán để giúp cho các thầy thuốc phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

  1. Đối tượng:

            Nghiên cứu này chỉ thực hiện trên 4 người bệnh có chẩn đoán ra viện là Zona, ngày nhập viện chưa có mụn nước tại Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa trong 6 tháng đầu năm 2010.

  1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh:

            Người bệnh được chẩn đoán ra viện là Zona, ngày vào nhập viện chưa có mụn nước.

            Tiêu chuẩn loại trừ:

            – Chẩn đoán là Zona, ngày nhập viện đã có mụn nước.

  1. Phương pháp:

            Phương pháp nghiên cứu mô tả lâm sàng, tiến cứu. Dữ liệu được thu thập gồm có: tuổi, giới, lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá trong điều trị.

            Xử lý số liệu: dùng phần mềm thống kê Y học SPSS 13.0 .

KẾT QUẢ :

            Trong số 4 người bệnh, có 3 nam và 1 nữ tuổi cao nhất là 55, tuổi thấp nhất 37 .

            Đặc điểm của 4 người bệnh:

            Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng:

Đặc điểm lâm sàng Số người bệnh Tỷ lệ (%)
Đỏ da 4 100
Mụn nước 0 0
Bọng máu 0 0
Tổn thương về một phía 4 100
Đau rát vùng tổn thương 4 100
Sẹo 0 0
Sốt 0 0
Đau nhức sau điều trị 0 0
Phù nề (sưng) 4 100
Hạch lân cận 2 50,0
Có dật cơ 3 75,0

            Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng khi vào viện:

Đặc điểm cận lâm sàng Số người bệnh Tỷ lệ (%)
Bạch cầu (máu) >7500 3 75,0
Siêu âm da có tăng âm 4 100

Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng khi có mụn nước:

Đặc điểm cận lâm sàng Số người bệnh Tỷ lệ (%)
Tế bào đa nhân khổng lồ 2 50,0
Hư biến tế bào gai 2 50,0
Bạch cầu (máu) >7500 4 100

 

Bảng 4: Danh sách người bệnh và chẩn đoán khi vào viện:

TT Họ và tên Giới Tuổi Chẩn đoán
1 Nguyễn T Nam 55 Zona cổ và thượng đòn phải
2 Vũ Minh M Nam 37 Zona liên sườn ngực phải
3 Bùi Thị L Nữ 38 Zona cổ trái
4 Nguyễn Văn M Nam 49 Zona cổ phải

 

BÀN LUẬN:

  1. Đặc điểm lâm sàng:

Khi nhập viện trong 3 ngày đầu của thời kỳ phát bệnh, 100% người bệnh có biểu hiện: đỏ da, đau rát, phù nề vùng tổn thương và tổn thương về một phía. Lúc này 100% số người bệnh chưa có xuất hiện mụn nước. Chúng tôi coi đây là dấu hiệu thường trực ở tất cả người bệnh Zona. Tuy không để lại cảm nhận sâu sắc cho thầy thuốc, song khó có thể có một người bệnh da liễu nào có sớm, có đầy đủ 4 dấu hiệu trên.

  1. Đặc điểm cận lâm sàng khi vào viện:

 Biểu hiện cận lâm sàng của người bệnh khi nhập viện viện nghèo nàn. Trên siêu âm da có biểu hiện tăng âm. Có 50% số người bệnh xuất hiện mụn nước sau khi nhập viện 3 ngày. Kết quả xét nghiệm có tế bào đa nhân khổng lồ và hư biến tế bào gai.

  1. Diễn biến của tổn thương:

            Biểu hiện ban đầu: sưng, đỏ, đau, tổn thương về một phía. Chúng tôi gọi là thời kỳ viêm da cấp tính. Thời gian tồn tại của viêm từ 48g – 60g. vùng da tổn thương đỏ hơn vùng xung quanh, kèm theo đau rát có khi có co dật ở vùng tổn thương.

            Sau hiện tượng đau rát đầu tiên 48g ( 12g) trên vùng da đỏ bắt đầu xuất hiện mụn nước, các mụn nước lúc đầu như hạt sương, sau đó lớn dần rồi, sắp xếp thành chùm.

            Khoảng 5 đến 6 ngày sau, các mụn nước xẹp lại, da mụn nước chùng xuống nhăn nheo. Sau 8 ngày xuất hiện sẹo , người bệnh hoàn toàn không có cảm giác khó chịu, vùng da tổn thương hết đỏ, chuyển màu và dần dần trở về bình thường, đồng thời  vùng phù nề cũng không còn.

            Tổn thương của Zona chia ra 4 giai đoạn: giai đoạn 1 là giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn 2 là giai đoạn viêm, giai đoạn 3 là giai đoạn mụn nước, giai đoạn 4 là giai đoạn lành sẹo. Chúng tôi coi chẩn đoán được bệnh ở giai đoạn đoạn 2 là yêu cầu cấp thiết và thách thức trong lâm sàng.

  1. Bệnh án:

            Bệnh án 1.  Người bệnh nam 55 tuổi. Xuất hiện đau rát, đã 24 giờ. Khám tổn thương: vùng da đau rát hơi đỏ, ấn kính mất màu; phù nề (sưng nhẹ), không còn thấy tổn thương nào khác. Cận lâm sàng chỉ thấy vùng da phù nề có hiện tượng tăng âm.

            Bệnh án 2. Người bệnh nam 37 tuổi. Cách hai ngày đau rát vùng liên sườn phải. Khám ngực phải da hơi đỏ, ấn kính mất màu; trên vùng da đỏ hơi sưng, không có mụn nước; lâm sàng đau rát, thỉnh thoảng có hiện tượng co dật ở vùng da liên sườn ngực phải. Cận lâm sàng vùng da phù nề có hiện tượng tăng âm.

            Bệnh án 3. Người bệnh nữ 38 tuổi, đau rát vùng cổ trái đã gần 2 ngày. Khám cổ trái da đỏ nhẹ (ấn kính mất màu); so sánh 2 bên cổ, cổ bên trái sưng da hơi đỏ, ấn kính mất màu; phù nề (sưng nhẹ); đau rát. Cận lâm sàng vùng da phù nề có hiện tượng tăng âm.

            Bệnh án 4. Người bệnh nam 49  tuổi. Tiền sử khỏe mạnh, đau rát vùng cổ phải hai ngày nay. Khám vùng cổ phải : da hơi đỏ, ấn kính mất màu; sưng nhẹ, mặt da không có mụn nước và không có tổn thương nào khác. Cận lâm sàng vùng da phù nề có hiện tượng tăng âm.

KẾT LUẬN:

            Bệnh Zona là một tình trạng viêm da cấp tính. 100% người bệnh được chẩn đoán sớm bởi 4 dấu hiệu lâm sàng, ngoài ra có thể kết hợp với hình ảnh tăng âm trong siêu âm da.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bệnh da và Hoa liễu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,Hà Nội – 2008, tr 193.
  2. BệnhZona  BS. Nguyễn Hoàng Tuấn dịch theo John .Gnann, Jr: Herpes zoster, N Engl J Med 2002, 347:340 – 346.
  3. Herpes Zoster

Author: Richard S Krause, MD, Senior Faculty, Department of Emergency Medicine, State University of New York at Buffalo School of Medicine
Contributor Information and Disclosures

Updated: May 17, 2010.

  1. Lâm sàng Da liễu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2002,tr 122.
  2. Nguyễn Thanh Tân
Show More

Related Articles

Back to top button