fbpx
Tin tức - Sự kiện

CHÀO MỪNG NGÀY KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18/5

Cách đây tròn 51 năm, vào ngày 18/5/1963, tại Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến khoa học kỹ thuật Việt Nam, tổ chức tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài phát biểu quan trọng trước Đại hội đã nói: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng xuất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân…”. Xuất phát từ sự kiện đó, Quốc hội đã thống nhất lấy ngày 18/5 hàng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, tại Điều 7 có ghi rõ: Ngày 18 tháng 5 hàng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam”.

Vào ngày 18/5 tới, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Ngày KH&CN Việt Nam tại Hà Nội nhằm tuyên truyền rộng rãi các thành tựu KH&CN, tôn vinh đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH&CN và động viên thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh- sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lễ công bố Ngày KH&CN sẽ diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Ngày KH&CN Việt Nam năm 2014 có chủ đề “KH&CN- động lực phát triển nhanh và bền vững”. Để ngày KH&CN Việt Nam được thực hiện thống nhất, mới đây, Bộ KH&CN đã ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức tới các Bộ, ban ngành và địa phương, các tổ chức khoa học để triển khai thực hiện.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, không giống như Ngày hiến chương các nhà giáo (20/11), Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam không phải là tôn vinh các nhà khoa học mà là ngày giới khoa học trong nước trưng bày, trình diễn những thành tựu nghiên cứu, sáng tạo của mình với công chúng.

Ông Phạm Công Tạc, Chánh văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, mục tiêu của Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam là khơi dậy đam mê sáng tạo của cả một dân tộc, nhất là giới trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.

Ngày 26 tháng 8 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định đổi tên và quy định lại chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Khu Điều trị Phong Quy Hòa thành Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quy Hòa. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay Bệnh viện đa xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học với 2 Tiến sĩ, 03 Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, 11 Thạc sĩ, 52 cán bộ chuyên khoa cấp I và 77 cán bộ Đại học trên các lĩnh vực Y, dược, điều dưỡng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và các chuyên ngành khác.

Một buổi Hội nghị Khoa Học được tổ chức tại Bệnh viện

Nghiên cứu ứng dụng cải tiến dụng cụ chỉnh hình phục vụ cho người bệnh phong

Nghiên cứu ứng dụng Sinh học Phân tử phục vụ trong điều trị người bệnh

Cho đến nay, Bệnh viện đã chủ trì thực hiện 7 đề tài Khoa học cấp Bộ Y tế và hơn 30 đề tài, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Ngoài ra, Bệnh viện còn hợp tác nghiên cứu với Trung tâm nghiên cứu phong Nhật bản và Hội người Y khoa tại Pháp về các lĩnh vực Sinh học phân tử, miễn dịch trong Bệnh phong…

Sau đây là một số đề tài tiêu biểu của Bệnh viện.

STT TÊN ĐỀ TÀI –  TÁC GIẢ
1 Phân vùng Dịch tễ phong khu vực Miền trung – Tây nguyên từ năm 2006 – 2010.

Nguyễn Thanh Tân, Nguyễn Khánh Hòa.

2 Nghiên cứu đột biến gen liên quan kháng thuốc Dapson, Rifapicin và Ofloxacin của vi khuẩn phong tại Miền Trung Tây Nguyên Việt Nam 2007-2010.

Nguyễn Thanh Tân, Nguyễn Phúc Như Hà, Nguyễn Hoàng Ân, Nguyễn Khánh Hòa, Phạm Thị Hoàng Bích Dịu, Masanori Kai.

3 Khảo st hiệu gi kháng thể kháng PGL1 và đo lường tần suất  mắc bệnh phong trên đối tượng tiếp xúc trong gia đình có người bệnh phong

Nguyễn Thanh Tân, Nguyễn Phúc Như Hà, Bùi Quang Tuấn.

4 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của bệnh nhân tại Bệnh viện Phong Da liễu Trung ương Quy Hoà.

Phạm Thị Mận

5 Phát triển dịch vụ y tế tỉnh Bình Định

Phạm Thị Thu Hà

6 Huyết thanh học chẩn đoán bệnh phong bằng phương pháp ELISA sử dụng kháng nguyên MMP-II tại Việt Nam.

Nguyễn Thanh Tân, Nguyễn Phúc Như Hà.

7 Điều tra mức độ tàn tật của bệnh nhân phong khu vực Miền Trung- Tây Nguyên.

Chu Quốc Vinh

8 Điều tra dịch tễ nhóm nguy cơ cao, có khả năng mắc bệnh phong nhóm nhiều khuẩn, ở người tiếp xúc, bằng trắc nghiệm miễn dịch.

Võ Văn Mỹ

9 Nghiên cứu tình hình tàn tật độ 2 và các yếu tố liên quan đến tàn tật ở bệnh nhân phong mới tại 4 tỉnh Tây nguyên năm 2006 – 2007.

Nguyễn Thanh Tân

10 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác khám phát hiện bệnh nhân phong mới ở tuyến xã tại Gia lai năm 2000-2001

Lương Trường Sơn

11 Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp “khám có hình ảnh lâm sàng” trong phát hiện bệnh nhân phong mơi tại Gia Lai và Kon Tum năm 2005.

Nguyễn Khánh Hòa

12 Nghiên cứu các loại hình tàn tật và biện pháp điều trị phục hồi cho bệnh nhân phong ở tỉnh Phú Yên.

Trần Duy Thạch, Lê Văn Thuận, Trương Công Dân

13 Đánh giá hiện trạng tàn tật ở bệnh nhân phong tại làng phong Quy Hòa.

Vũ Bá Toản

14 Mô tả một số yếu tố liên quan đến phân bố Chlamydia Trachomatis, Human Papillomavirus, đến kháng thuốc của vi khuan lậu trên bệnh nhân STD tại Miền Trung Tây Nguyên năm 2010-2012.

Nguyễn Thanh Tân, Nguyễn Phúc Như Hà, Nguyễn Thị Thời Loan,

Trần Duy Thạch, Phạm Thị Hoàng Bích Dịu.

15 Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở người bệnh mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân điều trị tại Bệnh Viện Phong – Da Liễu TW Quy Hòa năm 2011 – 2012.

Nguyễn Thanh Tân, Nguyễn Khánh Hòa, Trần Duy Thạch, Nguyễn Hoàng Ân, Bùi Thị Hồng Nhụy, Nguyễn Thị Thời Loan, Đặng Thị Phượng, Dương Cường.

16 Nghiên cứu vai trò của tụ cầu vàng trong viêm da cơ địa

Vũ Tuấn Anh

17 Interleukin-36 cytokines tăng cường sản xuất host defense peptides psoriasin và LL-37 bởi tế bào keratinocytes người thông qua hoạt động của MAPKs và NF-kB

Nguyễn Thế Toàn

18 Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh da năm 2009-2010.

Nguyễn Thị Thời Loan

19 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh nấm vảy rồng tại Nam – Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.

Võ Quốc Khánh

20 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của người bệnh dị ứng thuốc đến khám và điều trị tại Bệnh Viện  Phong – Da Liễu TW Quy Hòa năm 2007 – 2008.

 Nguyễn Thị Thời Loan

21 Ñaëc ñieåm laâm saøng, moâ beänh hoïc cuûa moät soá theå dò öùng thuoác coù boïng nöôùc.

Phaïm Thò Hoaøng Bích Dòu

22 Nghieân cöùu noàng ñoä IgE toaøn phaàn vaø ñaëc ñieåm laâm saøng beänh vieâm da cô ñòa ôû treû em

Hoaøng Thò Thuùy Höông

23 Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật tạo hình thành bụng theo đường ngang dưới rốn ơ phụ nữ, tại Bệnh Viện Phong – Da Liễu TW Quy Hoà, từ 2008 đến 2009.

Đinh Công Phúc

24 Nghiên cứu ứng dụng  Laser Q-Switched ND:YAG để điều trị bớt sắc tố ota và bớt sắc tố hori, tại BV Phong Da Liễu TW Quy Hòa, từ năm 2009 đến 2011.

Đinh Công Phúc

25 Đánh giá hiệu quả một số vạt da tại chỗ trong phẫu thuật tạo hình phần mềm vùng mặt, sau cắt bỏ ung thư tế bào đáy

Đinh Công Phúc

26 Nghieân cöùu keát hôïp ñieàu trò noäi khoa vôùi phaãu thuaät giaûi aùp vieâm daây thaàn kinh do phong taïi Beänh Vieän Phong – Da Lieãu TW Quy Hoøa.

Huyønh Thanh Ban

Phạm Thị Hoàng Bích Dịu

Show More

Related Articles

Back to top button