Chuyên đề KCBDinh dưỡng, vận động trị liệu
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh da liễu
1. Mở đầu
Dinh dưỡng trong điều trị có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong các bệnh lý da liễu. Nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh các biến chứng nặng lên do dinh dưỡng không đúng chế độ bệnh lý. Dinh dưỡng là nhu cầu không thể thiếu của mỗi người. Đặc biệt đối với người bệnh thì nhu cầu về dinh dưỡng vô cùng cao. Mỗi một loại bệnh, họ cần được cung cấp một chế độ ăn uống khác nhau.
Bệnh da liễu luôn gây ra cho người bệnh sự khó chịu và bất tiện, đặc biệt ở những bệnh da liễu nặng thì sự khó chịu và bất tiện càng trầm trọng hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì một chế độ dinh dưỡng thiếu các dưỡng chất cần thiết chính là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài da ở nhiều người. Vậy một chế độ dinh dưỡng như thế nào giúp phòng tránh và điều trị các bệnh da liễu hiệu quả, giải phóng sự bất tiện và khó chịu, giúp nâng cao chất lượng sống. Sau đây là chế độ dinh dưỡng cho một số bệnh da liễu.
2. Chế độ dinh dưỡng giúp phòng tránh bênh da liễu:
Các chất dinh dưỡng và khoáng chất không chỉ giúp cung cấp năng lượng hoạt đông cho cơ thể mà chúng còn có tác dụng ngăn ngừa và phòng chống các bệnh ngoài da hiệu quả. Sau đây là những dưỡng chất cần thiết để có một làn da khỏe mạnh.
Vitamin: giúp duy trì một làn da tươi tắn và ngăn ngừa các bệnh ngoài da một cách hiệu quả. Vitamin có nhiều trong rau xanh, rái cây tươi
– Protein: là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc thành lập các kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có bệnh ngoài da. Protein có nhiều trong trứng, cá, thịt, sữa, hải sản…
Chế độ dinh dưỡng phòng các bệnh da liễu
– Glucid và lipid: giúp tổng hợp globulin trong cơ thể, giúp thành lập kháng thể để bảo vệ cơ thể, từ đó làm giảm sự mẫn cảm của da và giảm hiện tượng viêm của các mô. Glucid có nhiều trong các loại ngũ cốc đó là gạo, ngô, đỗ… và lipid có nhiều trong thịt, sữa trứng, bơ và các chất béo khác
– Nước muối khoáng và các chất vi lượng khác: có vai trò rất lớn trong việc góp phần vào sự tổng hợp enzyme, các nội tiết tố và kháng thể cho cơ thể chống lại các bệnh ngoài da thường gặp.
Một chế độ dinh dưỡng thích hợp có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, mỗi người nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý.
3. Chế độ dinh dưỡng cho một số bênh da liễu:
3.1. Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm da cơ địa
Người bị viêm da cơ địa cần chú ý bổ sung một số nhóm thực phẩm hỗ trợ điều trị như sau:
– Những thực phẩm nên dùng:
+ Rau, củ, quả: đây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều các loại vitamin tăng sức đề kháng và tốt cho da, giúp bệnh viêm da cơ địa được cải thiện. Một số loại rau củ quả nên dùng như: cà chua, rau cải xanh, bắp cải, súp lơ, rau má, bưởi, cam….. Nhóm thực phẩm này sẽ giúp cải tạo lớp tế bào sừng trên da, giúp ích khá nhiều cho việc điều bệnh.
+ Bổ sung thực phẩm giàu protein: các loại thực phẩm như cá, lòng trứng, nấm, thịt heo, thịt bò….sẽ giúp làm bền vững các mô liên kết dưới da, hạn chế những tổn thương do viêm da cơ địa gây ra.
+ Ngũ cốc: các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, bột mì….nhóm thực phẩm giàu tinh bột cũng rất cần thiết trong việc cải thiện bệnh viêm da cơ địa.
Những loại thực phẩm này tưởng chừng như không liên quan gì đến bệnh nhưng thực chất chúng lại có khả năng tăng sức đề kháng, tạo ra kháng khuẩn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố tác động tấn công gây bệnh.
3.2. Chế độ dinh dưỡng cho người bị chàm
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng cường hiệu năng của thuốc để tiết giảm liều lượng; giảm thiểu phản ứng phụ của corticoid nhằm giải độc cho cơ thể trước ảnh hưởng của hoạt chất này.
– Đối với căn bệnh này, người bệnh nên dùng các thực phẩm đó là:
+Ưu tiên các loại thịt để đủ chất đạm vì nếu thiếu cơ thể sẽ không thể tổng hợp kháng thể, nên ưu tiên thịt thỏ, cừa, dê vì ít có chất đạm gây dị ứng.
+ Bổ sung thêm khoai tây, bột bang, gạo lức chống lở ngứa thông qua hoạt chất chống oxy hóa, giúp trung hòa độc chất nội sinh, cung cấp cho cơ thể các loại khoáng tố vi lượng như kẽm để thương tổn ngoài da mau lành.
+Bổ sung các loại rau cải giúp giải độc cho cơ thể thông qua đường tiêu hóa, vì thế nên bổ sung thêm nhiều rau quả. Mật ong dùng thay cho đường cát vì đường tinh chế là yếu tố bắt trớn cho hiện tượng dị ứng.
– Bên cạnh đó, nên tránh những thực phẩm:
+ Tất cả các thức ăn đã từng gây dị ứng ngoài da.
+Trứng, sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai, sữa chua, chất đạm trong các chất này là lý do khiến chàm trở nên nặng hơn.
3.3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị vảy nến
Để có thể điều trị bệnh vảy nến hiệu quả, ngoài phương pháp dùng thuốc thì hiện nay khuynh hướng sử dụng dinh dưỡng liệu pháp nhằm vận dụng hoạt chất dễ dung nạp trong thực phẩm để thay thế các chất gây hại trong dược phẩm được nhiều người áp dụng.
– Các thực phẩm nên sử dụng:
+ Cá biển, giúp giảm lượng thuốc corticosteroid đến phân nửa mà không làm mất hiệu năng của thuốc nhờ có axit béo omega 3 trong cá biển có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nế như leucotriene 3 và 5.
+ Rau quả: có nhiều beta carotin như trái bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài giúp bảo vệ cấu trúc mỏng manh của da. Mè đen: chứa dầu béo có cấu trúc tương tự omega 3, vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết dưới da.
+ Mè đen rất tốt cho người bị bệnh vảy nến. Bông cải xanh: giúp bổ sung axid folic là tác nhân sinh học giữa vai trò quan tọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể.
+ Nghêu sò: giúp cung cấp kẽm, khoáng tố tối cần thiết không chỉ cho da mà còn cho sức đề kháng của cơ thể.
– Bên cạnh đó, nên hạn chế sử dụng những thực phẩm sau:
+ Thịt, sữa, trứng: vì chúng chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…
+Rượu bia: vì chúng gây ra dị ứng, hơn nữa tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.
Đỗ Thị Tuyết Nga
TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Bênh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa. Tài liệu chăm sóc người bệnh da liễu
2. Bộ Y tế, hướng dẫn quy trình chăm sóc người bênh, Tập 1
3. Báo VnExpress sức khỏe và đời sống