CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO “ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI NGÀY HÔM NAY: THAY ĐỔI KẾT QUẢ ĐỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THÔNG QUA CAN THIỆP SỚM BẰNG ĐIỀU TRỊ NHẮM ĐÍCH”
Đinh Thị Thúy Vi
Nguyễn Ngọc Chiến
Chiều ngày 14/12/2023, Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa phối hợp với Công ty TNHH Johnson & Johnson đã tổ chức thành công chương trình hội thảo khoa học với sự tham gia của nhiều quý đồng nghiệp.
Tại buổi hội thảo các bác sĩ đã có những chia sẻ thêm về những phương pháp điều trị mới về bệnh vảy nến hiện nay, bao gồm:
– “Chiến lược quản lý bệnh vảy nến toàn diện, lâu bền và vai trò của Guselkumab”. Chia sẻ ca lâm sàng từ ThS.BS. Hoàng Văn Tâm (Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, Phó trưởng khoa điều trị Nội trú ban ngày Bệnh viện Da liễu Trung ương). Bác sĩ đã chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm điều trị thuốc sinh học mới, giúp giảm tổn thương da của bệnh vảy nến, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
– “Thực tế điều trị bệnh vảy nến – Thách thức và cơ hội” – Từ BSCKI. Đinh Thị Thúy Vi (Bác sĩ Khoa Vảy nến – Miễn dịch – Dị ứng, Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa). Đây là một phần chia sẻ kiến thức tổng quát về bệnh vảy nến, thực tế và thách thức quản lí và điều trị hiện nay tại Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa, những giải pháp được đưa ra nhằm giúp bệnh nhân có thêm nhiều cơ hội tiếp cận đúng đắn về bệnh vảy nến.
– “Ứng dụng thuốc sinh học mới – ức chế IL23 trong ngăn ngừa tái phát bệnh vảy nến”. Chia sẻ ca lâm sàng từ ThS.BS. Phạm Thị Uyển Nhi (Phó trưởng phòng KHTH Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh). Bài cuối cùng cũng là một chia sẻ rất hay và thiết thực, vì ngăn ngứa tái phát bệnh vảy nến là mục tiêu hàng đầu của bác sĩ da liễu khi bệnh đã được kiểm soát tốt và ổn định.
Thuốc mới hiện nay trong điều trị bệnh vảy nến:
- Sinh bệnh học vảy nến với vai trò trung tâm của trục IL-23/IL-17 là nền tảng cho các liệu pháp nhắm trúng đích mới.
- Guselkumab đây là một thuốc mới có hiệu quả trên bệnh vảy nến thể mảng và viêm khớp vảy nến, là một kháng thể đơn dòng (mAb) globulin miễn dịch G1 lamda người kháng protein interleukin IL23.
- Guselkumab còn có hiệu quả trên bệnh nhân thất bại với thuốc sinh học khác bao gồm kháng IL-12/23 và IL-17. Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm dưới da ở cánh tay trên, đùi hoặc bụng (cách rốn ít nhất 2 inch). Sau liều đầu tiên, 1 liều khác thường được tiêm 4 tuần sau đó, tiếp theo là các liều sau mỗi 8 tuần.
- Tác dụng phụ thường gặp: viêm mũi họng, nhiễm trùng hô hấp trên.
Ngoài những thuốc điều trị hiện tai, Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa luôn cập nhập những kiến thức mới, những phương pháp điều trị mới, hiệu quả nhất, mang tới những hi vọng và niềm vui cho bệnh nhân vảy nến.
Buổi hội thảo khép lại sau phần chia sẻ kinh nghiệm thực tế và thảo luận sôi nổi của Chủ tọa, Ban tham luận, báo cáo viên và các quý đồng nghiệp.