fbpx
Uncategorized

Có phải Demodex Folliculoruman là nguyên nhân viêm da dầu không?

Người dịch Nguyễn Thị Bình

I. Giới thiệu.

Demodex là ngoại ký sinh trùng sống hoại sinh ở trong nang lông và tuyến bã  Chỉ có hai loại Demodex được tìm thấy ở người: Demodex folliculorum (DF) và Demodex brevis (DB). Vòng đời của chúng ở nang lông tuyến bã và ăn tế bào nang lông và chất bã. DF thường gặp hơn DB, chúng thường sống ở cổ nang lông, còn DB sống tuyến bã và ống tuyến, nó sống sâu hơn. Cả hai loại Demodex thường thấy ở mặt (rãnh mũi má, mũi, má, trán và mí mắt) và hiếm khi ở ngực và da đầu. DF là ngoại ký sinh trùng thường gặp nhất ở người. Mật độ DF ở trên da người khỏe mạnh thường  <5 DF / cm2. DF lây sang trẻ sơ sinh vài ngày sau khi sinh thông qua cho con bú hoặc tiếp xúc gần; Tuy nhiên, mật độ DF vẫn thấp ở trẻ em do tuyến bã chưa phát triển và tỉ lệ tăng theo tuổi và có thể đạt 100% ở người già. Người ta tin rằng sự gia tăng số lượng DF hoặc nó xâm nhập vào trung bì gây ra nhiễm ký sinh trùng. Các dạng lâm sàng điển hình của  nhiễm ký sinh trùng DF gồm vảy phấn nang lông, viêm da và viêm da nặng do D giống trứng cá đỏ. Ngoài ra, nhiều dạng lâm sàng khác của nhiễm ký sinh trùng  DF đã được viết trong y văn gồm viêm nang lông có mủ, sẩn mủ da đầu, viêm da u hạt quanh miệng, viêm mi mắt, u hạt đơn độc, sẩn viêm da D ở mặt, gai nang lông ở mặt, những tổn thương giống viêm da dầu Seborrhoeic dermatitic (SD), sẩn ngứa không đặc hiệu ở mặt có hoặc không có ban đỏ, tổn thương dạng trứng cá và u hạt Demodex.

SD là một bệnh viêm da nông mãn tính ở da. Bệnh đặc trưng đỏ da, vảy mỡ vàng, mỏng ở da đầu, mặt, ngực, lưng và nếp gấp ở đó có nhiều tuyến bã nhờn. Bệnh chiếm 1-3 % dân số. Mặc dù nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh bao gồm hoạt động tăng tiết bã nhờn, nhiễm Pityrosporum ovale, thuốc, bất thường về miễn dịch, di truyền, bệnh thần kinh, căng thẳng tâm lý, chế độ ăn uống, yếu tố môi trường và lối sống điều liên quan đến bệnh, nguyên nhân chính xác của SD chưa rõ.

SD tổn thương thường thấy ở da đầu, nếp mũi má, tai, lông mày và ngực ở đó tuyến bã rất nhiều. DF cũng thường thấy ở nang lông ở má, mũi, trán, cằm, nếp mũi má và mí mắt ở đó chất bã nhờn tiết ra rất nhiều. Nghiên cứu trước của chúng tôi, chúng tôi xem xét tầm quan trọng về lâm sàng của DF ở những bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng ở mặt không điển hình và thấy thêm các dấu hiệu lâm sàng nổi bậc do ký sinh trùng này gây ra, DF cũng có thể gây ra đỏ da giống SD, tổn thương dạng vảy phấn và  gợi ý rằng DF có thể là một nguyên nhân SD. Vì vậy, nghiên cứu này kiểm tra số lượng và mật độ DF ở vùng tổn thương và không tổn thương của bệnh nhân viêm da dầu so sánh kết quả với nhóm chứng.
II. Phương pháp.

Hội đồng đạo đức của trường Đại học y Khoa Inonu đồng ý được nghiên cứu và viết mẫu cam kết tất cả bệnh nhân và nhóm chứng trong nghiên cứu.

Nghiên cứu này bao gồm những bệnh nhân được chẩn đoán trước đó hoặc mới có biểu hiện SD đến khám tại phòng khám da liễu trường đại học Inonu giữa tháng hai và tháng sáu 2006. SD được chẩn đoán lâm sàng. Bệnh nhân có những mảng lớn hoặc nhỏ màu đỏ, hồng, vàng nâu trên phủ vảy da mỏng, màu vàng mỡ ở vị trí da đầu, chân tóc, lông mày, lông mi, giữa hai lông mày, nếp mũi má, tai, ống tai ngoài hoặc kẽ vú như phân loại cổ điển SD. Tổng số 38 bệnh nhân [ 8 nữ (21,1%), 30 nam (78,9%), tuổi trung bình 36,71 ± 13,20, tuổi từ 16 đến 73 ]. SD ở vị trí da đầu 37 bệnh nhân ( 97,3% ), nếp mũi má 34 ( 89,4% ), lông mày 24( 63,1% ), vùng chủm 20 ( 52,6% ), ngực 19 ( 50 % ) và lông mi 7 ( 18,4%). SD có nhiều thương tổn cùng lúc là: 2 là bốn bệnh nhân 3 là  14 bệnh nhân, 4 là 11 bệnh nhân và 5 là 9 bệnh nhân. Các vị trí thường gặp nhất là da đầu và nếp mũi má. Nhóm chứng gồm 38 người khỏe mạnh  [ 11 ( 28,9% ) nữ, 27 nam ( 71,1 %), tuổi trung bình 55 ± 14,65, tuổi từ 20-67 ] hoặc là sinh viên y khoa hoặc nhân viên bệnh viện, có độ tuổi và giới phù hợp, không mắc bất kỳ bệnh nào khác và không dùng thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân. Tiêu chuẩn loại trừ là tổn thương vùng kẽ, < 16 tuổi, mang thai hoặc cho con bú, điều trị corticosteroid hay ức chế miễn dịch toàn thân, xạ trị hoặc hóa trị liệu hoặc thuốc diệt ký sinh trùng tại chỗ trong giai đoạn nghiên cứu và sử dụng corticosteroid tại chỗ một tháng trước đó.

Mật độ DF được tính số lượng Demodex có trong mỗi cm vuông da, có ≥ 5 / cm2 là bị tổn thương. Ở nhóm bệnh nhân mật độ DF được kiểm tra cả hai vùng tổn thương ( da đầu, lông mày, lông mi, vùng chẩm, nếp mũi má và ngực) và các vùng chuẩn ngẫu nhiên ( trán, má, mũi, cằm và ngực ). Ở nhóm chứng chỉ lấy mẫu ở vùng chuẩn ngẫu nhiên. Tìm DF bằng phương pháp không xâm lấn là sinh thiết chuẩn bề mặt da ( SSSB ). Phương pháp SSSB là áp một mặt lam kính có gắn keo cyanoacrylate lên tổn thương trong 1 phút, sau đó gỡ ra. Quá trình này lấy đi phần đầu của nang lông tuyến bã, lớp sừng trên bề mặt chứa demodex. Những vùng có lông như lông mi, lông mày và da đầu, nhổ ba sợi lông đặt lên lam kính, phủ glycerine và kiểm tra DF dưới kính hiển vi quang học ( độ phóng đại 40 và 100) thấy DF trưởng thành dài 0,3-04 mm, có 4 đôi chân ngắn và dài ở phần trước cơ thể.

III. Phân tích thống kê.
Kết quả được so sánh với nhóm đối chứng. Sử dụng Test t để phân tích mẫu độc lập và hệ số Pearson.

IV. Kết quả.
DF được tìm thấy trên 19 bệnh nhân ( 50 % ) và 5 người ở nhóm chứng ( 13,1% ). Mật độ trung bình DF ( đánh giá tổn thương và các vùng chuẩn ngẫu nhiên) là 8.16 ± 10,10 / cm2 ( trong khoản 0-40 ) ở nhóm bệnh nhân và 1,03 ± 2,17 / cm2 (1-7) ở nhóm chứng. Số bệnh nhân tìm thấy (DF) và mật độ trung bình DF ở nhóm bệnh nhân cao hơn đáng kể so với nhóm chứng cả vùng tổn thương và không tổn thương (P = 0,001 cho cả hai). Khi chỉ đánh giá những vùng tổn thương ở nhóm bệnh nhân tìm thấy DF 13 bệnh nhân (34,2%) và sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân và chứng một lần nữa có ý nghĩa (P = 0.031). Số lượng và mật độ DF ở nhóm bệnh nhân và chứng được trình bày trong bảng 1. Số lượng tổn thương tìm thấy DF ở da đầu 5 (13,5%) , ở nếp mũi má 12 (31,6%), ở lông mày 2 (5,3%), ở lông mi 2 (5,3%),  ở vùng sau tai 3 (​​7,9%) và ở ngực 0 (Bảng 2). Sử dụng mẫu ngẫu nhiên chuẩn lấy ở nhóm bệnh nhân, DF được tìm thấy ở vùng má 17 (44,7%), ở trán 15 (39,5%), ở mũi 8 ( 23,7 ) và ở cằm 7 ( 18.4 ), ở ngực 0.
V. Thảo luận.
SD là một bệnh được biết đến với biến đổi nghiêm trọng và không rõ nguyên nhân. Sự đa dạng của các nguyên nhân cho thấy rằng bệnh này phức tạp hơn “viêm da dầu ở da”. SD thấy ở vùng nhiều tuyến bã đã được quy cho tăng hoạt động của các tuyến này. Hoạt động của tuyến bã ở tuổi dậy thì giải thích lý do tại sao SD phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên. Ngoài ra, các yếu tố nội tiết tố Androgen liên quan ảnh hưởng đến thùy tuyến bã giải thích tại sao bệnh này phổ biến hơn ở bệnh nhân nam. Tuy nhiên, Không phải tất cả những người thanh niên có da nhờn đều mắc SD và tỉ lệ tiết chất bã ở bệnh nhân SD có thể ở trong giới hạn bình thường. Vì vậy, người ta tin rằng không phải là một nguyên nhân chính SD, Tăng tiết bã nhờn là một yếu tố thuận lợi SD và SD không phải là bệnh của tuyến bã.
Đề nghị rằng SD là một bệnh nấm nông ở da phát triển ở những vùng nhiều tuyến bã nhờn có mối quan hệ giữa nấm men Malassezia và SD. Pityrosporum ovale là một loại nấm men ưa mỡ của loài Malassezia. Những nấm men này là thành viên của hệ thực vật tự nhiên của da , được tìm thấy ở những vùng tiết bã nhờn của cơ thể. Do hoạt động của men lipase của chúng, chúng phá vỡ triglyceride thành các axit béo kích thích mà có thể hình thành vảy và tổn thương SD. Số lượng loại nấm men này được tăng lên trong SD và có thể nuôi cấy từ các tổn thương. Mirza và cộng sự cho thấy nấm men Pityrosporum  cả soi tươi và nuôi cấy ở bệnh nhân SD cao hơn so với người bình thường. Thuốc chống nấm có hiệu quả trong điều trị SD giảm số lượng nấm men. Mặc dù có liên quan giữa mức độ nghiêm trọng SD và mật độ nấm men đã được báo cáo, nó cũng đã được báo cáo rằng số lượng nấm men Malassezia ở bệnh nhân SD không cao hơn so với nhóm chứng và các thuốc chống viêm có hiệu quả kháng nấm. Hơn nữa, nó đã được đề xuất rằng SD có liên quan đến phản ứng bất thường của vật chủ với nấm men, nhưng nồng độ kháng thể không cao hơn nhóm chứng. Tuy nhiên , nó cũng cho rằng tình trạng viêm bắt đầu bằng phản ứng của phản ứng miễn dịch với kháng nguyên do Pityrosporum ovale hoặc các độc tố của chúng và một số cytokine được tiết ra từ tế bào sừng.
DF là một loại ký sinh trùng sống hoại sinh ở tuyến bã của người, có thể tìm thấy bất cứ nơi nào trên da, nhưng chủ yếu ở trán, má, mũi, nếp mũi má và mí mắt, nơi đó sản xuất nhiều chất bã nhờn. Nó cũng được tìm thấy ở da đầu, cổ, ngực, núm vú, dương vật, mu, hông và niêm mạc miệng  nơi đó có nhiều tuyến bã nhờn. Nó sống trên những người khỏe mạnh có thể khả năng lây truyền qua tiếp xúc. Kiểm tra sinh thiết da có thể thấy DF chiếm tỷ lệ cao 20-30%. Trong một nghiên cứu rằng nó chiếm 10% trong 1124 sinh thiết da và 12% trong 1692 nang lông.

Đặc điểm gây bệnh lâm sàng của DF vẫn không được biết đến. Các giả thuyết bao gồm thiếu hụt miễn dịch hoặc phản ứng miễn dịch bất thường của da với ký sinh trùng. Những giải thích khác nhau cũng được đưa ra cho các cơ chế gây bệnh: (i) tắc nghẽn nang lông tuyến bã do D có thể dẫn đến tăng sinh biểu mô, phản ứng dày sừng và tắc nghẽn tiết ngoài tăng vi khuẩn ở đó; (ii) có thể có một phản ứng dị vật với chất chiti ở xương của D; hoặc (iii) D và các chất thải ra của chúng có thể kích thích phản ứng miễn dịch dịch thể và tế bào và tạo nên viêm. Georgala cộng sự chứng minh rằng giả thuyết nhiễm Demodex là một phản ứng quá mẫn chậm loại 4 với một kháng nguyên không rõ D hay nang lông. Theo Akilov và Mumcuo-Glu D không thể xâm nhập qua màng đáy, chúng không gặp phải hệ thống miễn dịch của da và do đó bệnh chỉ phát triển ở những người có gen dễ mắc, do đó lý do mà tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn ở những bệnh nhân có kháng nguyên bạch cầu người (HLA) -Cw2 và HLA-Cw4. Khi lập kế hoạch nghiên cứu này, chúng tôi không tin rằng xét nghiệm HLA sẽ khả thi mà không cần chứng minh mối quan hệ giữa SD và DF, nhưng kết quả của chúng tôi hiện nay cho rằng xét nghiệm HLA có thể là một kỹ thuật hữu ích cho nghiên cứu.

Hai dạng lâm sàng của Demodex ở người lần đầu tiên được Ayres mô tả năm 1930. Vảy phấn nang lông đặc biệt gặp nhiều ở phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên. Tổn thương đặc trưng là ban đỏ đậm lan tỏa ở mặt, ngứa và cảm giác nóng rát, vảy và sẩn nang lông nhỏ trông giống như giấy nhám. Viêm da do D giống trứng cá đỏ (RLD) lâm sàng tương tự như bệnh trứng cá đỏ. Tổn thương đặc trưng là ban đỏ và sẩn mủ vảy ở má, vùng quanh miệng và mũi. Tổn thương nông và có xu hướng hình thành sẩn mụn nước và mụn mủ nhỏ. Ngoài ra, RLD xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh. Không có đỏ da trước, đỏ da dai dẳng, nhạy cảm ánh sáng, loại da nhơn, ngứa như kiến bò hoặc cảm giác nóng rát hoặc giãn mạch. Viêm da do D nặng tương tự như trứng cá đỏ u hạt nặng. Nó là những tổn thương u hạt ở trung bì, hoại tử bã đậu ở trung tâm và thực bào chất thải của D bỡi  các tế bào khổng lồ di vật. Nhiều dạng lâm sàng của DF như sẩn mủ da đầu, viêm da u hạt quanh miệng, viêm bờ mi, u hạt đơn độc, sẩn viêm da do D ở mặt, gai nang lông ở mặt, tổn thương giống SD, sẩn ngứa ở mặt không đặc hiệu có hoặc không có đỏ da, tổn thương dạng trứng cá, u hạt Demodex và viêm da dạng trứng cá đỏ do steroid đã được báo cáo.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, vùng tổn thương và không tổn thương ở nhóm bệnh nhân có số lượng và mật độ DF cao hơn đáng kể so với nhóm chứng. Khi chỉ đánh giá vùng tổn thương ở bệnh nhân SD, số lượng DF tìm thấy ở những vùng này vẫn cao hơn đáng kể. Vì vậy, nó giải thích DF gây ra SD như thế nào tương tự như đưa ra cho Malassezia. Phản ứng của hệ thống miễn dịch với kháng nguyên có nguồn gốc từ DF hoặc độc tố của nó có thể kích thích tình trạng viêm và tiết các cytokine từ tế bào sừng có thể gây ra hoặc nặng thêm SD. Có thể SD là yếu tố thuận lợi nhiễm DF. Có thể giải thích số lượng DF cao ở những vùng không SD ở bệnh nhân có thể D di chuyển tại chỗ hoặc lây truyền do tiếp xúc.

Kết luận, phát hiện số lượng DF gây bệnh ở những tổn thương dạng vảy phấn giống SD ở bệnh nhân biểu hiện triệu chứng và dấu hiệu không điển hình ở mặt, như mô tả trong các nghiên cứu trước đây của chúng tôi, có thể thấy DF có thể nhiều dạng lâm sàng. Số lượng DF ở vùng tổn thương và vùng không tổn ở bệnh nhân SD cao hơn đáng kể so với nhóm chứng. Mặc dù có nhiều giả thiết về căn nguyên SD, nguyên nhân chính xác và mối quan hệ của nó với các bệnh ngoài da khác là chưa rõ ràng. Tuy nhiên với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi thấy rằng DF có thể đóng một vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp là nguyên nhân của SD ở những bệnh nhân mà nguyên nhân khác không thể xác định. Nghiên cứu sâu hơn về vai trò có thể có của DF trong SD và kết quả đáp ứng với thuốc diệt DF ở những bệnh nhân SD mà tìm thấy DF là cần thiết.

 

 

 

 

 

Show More

Related Articles

Back to top button