Chỉ đạo tuyến - GSDTDụng cụ chỉnh hình BN phong
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHÂN TAY GIẢ MỚI GIÚP NGƯỜI TÀN TẬT KHÔI PHỤC XÚC GIÁC VÀ LOẠI BỎ CƠN ĐAU MA QUÁI
Nhờ vào công nghệ chế tạo chân tay giả mới, Igor Spetic đã có thể phân biệt được nhiều mô hình khác nhau. Ảnh lấy từ Youtube
Igor Spetic bị mất một tay gần ba năm trước trong một tai nạn lao động và chấp nhận thực tế rằng anh có lẽ sẽ không bao giờ có cảm giác lại nữa. Thế nhưng anh đã sai. Hôm nay, Spetic là một trong những người đầu tiên được sử dụng công nghệ tuyệt vời mới cho phép những người tàn tật có thể hồi phục xúc giác trở lại.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Case Western Reserve và Trung tâm APT thuộc Trung tâm Y tế Cleveland VA đã tạo ra sự kết nối giữa một cánh tay giả và bộ não con người. Hiện nay công nghệ này chỉ mới được thử nghiệm, tuy nhiên gần đây đã đạt được những tiến triển đầy hứa hẹn. Bài viết đầy đủ về kỹ thuật này có trên tạp chí Science Translational Medicine, còn ở đây chỉ nói đến những điểm chính của nó.
Các dây thần kinh chuyển xúc giác đến não của bệnh nhân đầu tiên được kích thích bởi điểm tiếp xúc trên cổ tay, nơi bao bọc bódây thần kinh chínhtrong cánh tay mà không xuyên qua chúng. Một bài báo cho rằng kỹ thuật này không giống các thử nghiệm phục hồi cảm giác bằng cách đưa điện cực qua màng bảo vệ của dây thần kinh.Các vòng tay điện cực được cấy sau đó được kích thích bằng điện, cho phép bệnh nhân cảm nhận từ 16 đến19 vị trí riêng biệt khác nhau trên chân tay giả của họ.
Dustin Tyler, kỹ sư y sinh học tại Case Western Reserve, nghiên cứu viên chính của dự án cho biết “Việc khôi phục sự hoạt động các khu vực của não bộ đã tạo ra xúc giác,”. “Khi bàn tay bị mất, đầu vào giúp cho các khu vực não bộ này hoạt động cũng bị mất đi.”
Ban đầu, xuất hiện cảm giác ngứa nhẹ, nhưng sau khi các nhà khoa học tinh chỉnh và được hai bệnh nhân sử dụng, cảmgiác ngứa nhanh chóng trở thành những cảm nhận rõ ràng. Sau khi bị bịt mắt, Spetic có thể xác định chính xác các mô hình tín hiệu khác nhau như giấy nhám, bề mặt nhẵn và bề mặt gợn. Các nhà nghiên cứu thậm chí đã cho anh chạm vào hai kết cấu khác nhau cùng một lúc, và đáng ngạc nhiên, anh vẫn có thể xác định từng kết cấu một.
Trong trường hợp của Spetic, điểm nổi bật của bàn tay mới là việc anh có thể bứt quả nho ra khỏi chùm một cách chính xác. “Khi có xúc giác, nó không phải là quá khó,” anh nói. “Khi không có xúc giác, bạn sẽ làm nó nát bấy.“
Một tác dụng phụ không mong muốn nhưng được đánh giá cao từ kỹ thuật này là nó loại bỏ gần như hoàn toàn cơn đau ma quái của bệnh nhân. Hiện tại, những tác dụng này dường như chỉ là tạm thời, xuất hiện ở Spetic trong hai năm rưỡi và bệnh nhân thứ hai là một năm rưỡi. Tuy nhiên, nó kéo dài lâu hơn bất kỳ phương pháp điều trị phục hồi cảm giác nào khác cho đến nay, và các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nâng cấp công nghệ này.
“Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là phục hồi chức năng, mà còn là tạo lập lại kết nối của bệnh nhân với thế giới. Đây là sự phục hồi cảm giác mãn tính, lâu dài tại nhiều điểm trên tay.” Họ tin rằng cuối cùng công nghệ của họ sẽ không chỉ giúp những người tàn tật, bị mất tay”có cảm giác” trở lại, mà còn giúp những người tàn tật ở chân sử dụng chân giả dễ dàng hơn và điều chỉnh sỏi không đồng đều, kiểm soát run, thậm chí kích thích nãosâu.
Nguồn: www.medicaldaily.com
Người dịch: TrầnQuangTiến
Ngày 05/11/2014