CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN PHONG – DA LIỄU TRUNG ƯƠNG QUY HOÀ
ĐDCKI. Bùi Thị Thu Đông
Công tác kiểm soát kiểm soát nhiễm khuẩn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quy Hòa. Thực hiện Thông tư số 16/2018/TT-BYT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (thay thế Thông tư số 18/2009/TT-BYT), Bệnh viện đã chú trọng công tác giám sát và đưa lên nhiệm vụ hàng đầu trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn.
Hàng ngày, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra giám sát thực hành các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn theo bảng biểu nội dung thống nhất. Chú trọng giám sát rửa tay và phòng ngừa chuẩn; giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện ở các khoa trọng điểm, các nhóm bệnh trọng điểm; giám sát vi khuẩn kháng kháng sinh; Tư vấn cho các khoa thực hiện các biện pháp can thiệp vào các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện; Giám sát khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ tập trung; Giám sát vệ sinh người bệnh, vệ sinh bề mặt môi trường; vệ sinh nhà vệ sinh; phân loại chất thải tại nguồn và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ tham gia kiểm tra toàn diện cùng Ban Lãnh đạo và các Phòng chức năng; Thực hiện giám sát vi sinh môi trường, nguồn nước; Quản lí nhân viên bị phơi nhiễm nghề nghiệp; Xây dựng các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện; Giám sát hoạt động quản lí chất thải và vệ sinh môi trường; Quản lí chất lượng đồ vải; Nghiên cứu khoa học và đào tạo tập huấn: Tập huấn các vấn đề về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên Bệnh viện. Bệnh viện cũng đã ban hành, xây dựng nhiều quy định, quy trình và triển khai thực hiện theo các Hướng dẫn 3916 và 3671 của Bộ y tế.
Ảnh giám sát vệ sinh tay
2.Công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn
Để đảm bảo chất lượng vô khuẩn tất cả dụng cụ, đồ vải phục vụ cho người bệnh, Bệnh viện đã trang bị đầy đủ các thiết bị cho khử khuẩn, tiệt khuẩn, hệ thống test thử chuyên dụng và giám sát chặt chẽ từ khâu tiệt khuẩn tập trung đến khâu sử dụng.
Thống nhất quy trình khử khuẩn tiệt khuẩn trong toàn bệnh viện: Trực tiếp khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế trong bệnh viện; Thống nhất quản lý mọi đồ vải của Bệnh viện tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Trực tiếp thu gom, giặt khử khuẩn đồ vải, giao nhận và thay đồ vải cho người bệnh trong toàn bệnh viện theo phương thức tự quản dưới sự kiểm soát của bệnh viện về chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Tiệt khuẩn tập trung toàn bộ dụng cụ chịu nhiệt, không chịu nhiệt và đồ vải … cho toàn Bệnh viện; Cung cấp các dụng cụ chuẩn trong các quy trình chăm sóc; Giao nhận dụng cụ đã tiệt khuẩn đến khoa phòng; Sản xuất bông gạc theo nhu cầu sử dụng của các khoa trong bệnh viện.
3. Công tác vệ sinh môi trường
Bệnh viện có đề án bảo vệ môi trường chi tiết cơ sở I, có sổ đăng kí chủ nguồn thải, có giấy phép xả thải, giám sát môi trường định kỳ và có sổ ghi chép theo dõi về quản lí chất thải đầy đủ.
Với danh hiệu “Bệnh viện Xanh, Sạch, Đẹp”, đội ngũ cán bộ làm công tác vệ sinh luôn chịu khó hàng ngày làm vệ sinh đúng theo quy trình, đảm bảo sạch, đẹp, ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh bề mặt theo quy định hàng ngày và tổng vệ sinh thứ 5 hàng tuần
Ảnh hành lang bệnh viện
Ảnh buồng bệnh nội trú
Bệnh viện cũng triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Đại Dương Thế giới, ngày Môi trường thế giới hàng năm, “Giải quyết ô nhiễm nhựa và túi nilon”; tổ chức đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động giáo dục nhân viên và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, Tuyên truyền hưởng ứng: “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; Tổ chức mít tinh tuyên truyền về giới và Đại dương, về môi trường; tổ chức đánh giá khoa phòng thực hiện Xanh – Sạch – Đẹp; Chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải, tổ chức lồng ghép nhắc nhở cán bộ nhân viên trong các buổi họp giao ban bệnh viện, giao ban khoa giáo dục môi trường cho người bệnh, thực hiện phong trào Khoa phòng “Xanh – Sach – Đẹp”.
Ảnh Lãnh đạo Bệnh viện cùng nhân viên khoa phòng và thanh niên thu gom rác thải nhựa dọc bãi biển Quy Hòa
4. Quản lý chất thải y tế
Thực hiện tốt các quy định hành chính trong quản lí chất thải y tế: Hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết cơ sở I, có sổ đăng kí chủ nguồn thải, có giấy phép xả thải, giám sát môi trường định kỳ và có sổ ghi chép theo dõi về quản lí chất thải đầy đủ.
Hệ thống xử lý nước thải y tế tại hai cơ sở hoạt động tốt, mẫu nước thải sau xử lí đạt tiêu chuẩn nước thải y tế loại A theo QCVN 28:2010/BTNMT
Bệnh viện có Hệ thống xử lí chất thải rắn lây nhiễm bằng công nghệ vi sóng thân thiện với môi trường. Chất thải lây nhiễm được phân loại tại nguồn và thu gom hàng ngày và xử lý đúng theo quy định; dụng cụ trang bị đầy đủ. Hệ thống xử lí nước thải hoạt động tốt thường xuyên, chất lượng nước thải sau xử lí đạt quy chuẩn cho phép.
Ảnh Hệ thống xử lý nước thải y tế
Thiết bị khử khuẩn rác thải y tế sử dụng công nghệ vi sóng (HF) đang hoạt động tốt, tiết kiệm được tiền vận chuyển và đốt rác thải y tế hàng triệu đồng trong.
Ảnh hệ thống xử lý chất thải lây nhiễm.
4. Nghiên cứu khoa học
Kết quả đề tài khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa năm 2018” do Bệnh viện chủ trì thực hiện đã được chọn báo cáo tại Hội nghị Khoa học trẻ Bệnh viện Trung ương Huế mở rộng – Năm 2020 với chủ đề “Nghiên cứu Y học trẻ với Công nghệ 4.0” được tổ chức ngày 3 tháng 7 năm 2020 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 và được Ban Tổ chức Hội nghị đánh giá tốt về chất lượng nghiên cứu.
5. Đào tạo, tập huấn:
Công tác đào tạo liên tục, tập huấn cho Điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ lí về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và vệ sinh tay diễn ra định kỳ
Hội đồng và mạng lưới KSNK được cấp chứng chỉ khoá đào tạo liên tục về KSNK 5 ngày; Xây dựng được bộ quy định/ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn làm cơ sở để đào tạo, tập huấn và triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
Ảnh các lớp đào tạo liên tục
6. Quản lý bệnh viện:
Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng được chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện, thống nhất mục tiêu, nội dung hoạt động và nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân liên quan, đưa công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trở thành một nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện. Nhận thức và kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế bệnh viện được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị người bệnh. Thực hành tiết kiệm; quản lý an toàn thiết bị được giao; quản lý đồ vải và dụng cụ y tế cần tiệt khuẩn; dự trù, cấp phát bông băng gạc, hoá chất khử khuẩn theo quy định.
Hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn đã đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới bệnh viện trên 3 phương diện: Phát triển kỹ thuật cao (đảm bảo điều kiện vô khuẩn cho phẫu thuật, phẫu thuật nội soi, hồi sức tích cực); an toàn nghề nghiệp (không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm (SARS, cúm gà H5N1, sốt xuất huyết, COVID 19) trong nhân viên và bệnh nhân; và quản lý bệnh viện (triển khai thành công và có hiệu quả các đề án quản lý tập trung đồ vải, bông gạc, hoá chất khử khuẩn và dụng cụ y tế).
Kiểm soát tốt chất lượng vệ sinh môi trường Bệnh viện. Chất lượng vệ sinh bề mặt, vệ sinh buồng bệnh, buồng kỹ thuật, quản lý chất thải và vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh côn trùng gặm nhấm được cải thiện. Bệnh viện xứng đáng với danh hiệu: “Bệnh viện Xanh, Sạch, Đẹp”.