Đáp ứng điều trị vẩy nến khác nhau giữa nam giới và nữ giới
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Anh, mặc dù nữ giới có xu hướng mắc bệnh vẩy nến cao hơn nam giới, nhưng họ đáp ứng điều trị tốt hơn.
Trong nghiên cứu này, một nhóm các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ và Châu Âu đã kiểm tra kết quả điều trị vẩy nến ở 5346 bệnh nhân đăng ký khám tại Đức và Thuỵ Sỹ từ năm 2007 đến năm 2016.

Họ điều tra sự khác biệt về đáp ứng điều trị giữa hai giới, được xác định theo thang điểm Chỉ số về diện tích và mức độ của vảy nến (PASI) ở các thời điểm 3, 6 và 12 tháng. Ngoài ra còn đánh giá kết quả điều trị do bệnh nhân báo cáo theo Chỉ số Chất lượng Cuộc sống Da liễu (DLQI) với mức điểm ≤ 1 và delta DLQI với mức điểm ≥ 4.
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 47,1 tuổi và chỉ số khối cơ thể trung bình là 28,4. Ngoài ra, điểm PASI trung bình là 14,2, trong khi diện tích bề mặt cơ thể (BSA) bị ảnh hưởng trung bình là 22,7%.
Khoảng 70,3% bệnh nhân được điều trị bằng các liệu pháp không sinh học. Tỷ lệ này ở nữ giới cao hơn một chút so với nam giới (tương ứng là 71,6% so với 69,4%).
Phân tích kết hợp các liệu pháp sinh học và không sinh học cho thấy nữ giới có đáp ứng PASI cao hơn đáng kể ở thời điểm 3 tháng (54,8% so với 47,2%; P ≤ .001), 6 tháng (70,8% so với 63,8%; P ≤ .001) và 12 tháng (72,3% so với 66,1%; P ≤ .004).
Nữ giới cũng đạt được mức giảm điểm DLQI ≥ 4 cao hơn nam giới vào tháng thứ 3 (61,4% so với 54,8%; P ≤ .001), tháng thứ 6 (69,6% so với 62,4%; P ≤ .001) và tháng thứ 12 (70,7% so với 64,4 %; P ≤ .002).
Trong nhóm bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp sinh học, tỷ lệ nữ giới đáp ứng điều trị (điểm PASI ≤ 3) cao hơn đáng kể ở tháng thứ 3 (57,8% so với 48,5%; P ≤ .004) và tháng thứ 6 (69,2% so với 60,9%; P ≤ .018 ).
Mặc dù khi bắt đầu tham gia nghiên cứu, bệnh nhân nam giới ít bị suy giảm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe hơn nữ giới, nhưng sau đó điểm của họ giảm xuống thấp hơn ở thời điểm 3 tháng (5,4 so với 6,5; P ≤ .001), 6 tháng (6,4 so với 7,8; P ≤ .001), và 12 tháng (6,7 so với 8,3; P ≤ .001).
Hạn chế của nghiên cứu này là thời gian theo dõi ngắn cũng như số lượng bệnh nhân được điều trị bằng các liệu pháp mới còn ít.
Các nhà nghiên cứu kết luận “sự khác biệt về giới tính trong kết quả điều trị cho thấy nhu cầu cá nhân hoá việc lựa chọn thuốc điều trị và quản lý điều trị để cải thiện kết quả lâm sàng” ở bệnh vẩy nến.
Nguồn: dermatologyadvisor.com, 02/8/2021
Người dịch: Quang Tiến, 06/8/2021
Men and Women Respond Differently to Antipsoriatic Therapies
Although women with psoriasis tend to have a higher disease burden than men, they may experience greater response to systemic antipsoriatic therapies than men with the skin disorder, according to study findings published in the British Journal of Dermatology.
In this study, a team of US and European researchers examined antipsoriatic treatment-related outcomes in 5346 patients with psoriasis who were registered in Germany’s PsoBest or Switzerland’s Swiss Dermatology Network of Targeted Therapies (SDNTT) registries from 2007 to 2016.

The investigators examined differences between the sexes in regard to treatment response, as defined by the achievement of a 75% or greater reduction in the Psoriasis Area and Severity Index (PASI 75) or PASI 3 or lower at 3, 6 and 12 months. Patient-reported outcomes, as assessed by the Dermatology Life Quality Index (DLQI) 1 or lower and delta DLQI 4 or higher, were also evaluated.
The average age of the overall cohort was 47.1 years, and the mean body mass index was 28.4. In addition, the mean PASI was 14.2, while the average affected body surface area (BSA) was 22.7%.
Approximately 70.3% of patients received nonbiologic agent therapies. A slightly higher percentage of women than men received nonbiologic agent treatments at time of registry entry (71.6% vs 69.4%, respectively).
In an analysis combining nonbiologic and biologic agent therapies, women had significantly higher PASI responses at 3 months (54.8% vs 47.2%; P ≤.001), 6 months (70.8% vs 63.8%; P ≤.001), and 12 months (72.3% vs 66.1%; P ≤.004).
More women also achieved a reduction in DLQI 4 or more by month 3 (61.4% vs 54.8%; P ≤.001), month 6 (69.6% vs 62.4%; P ≤.001), and month 12 (70.7% vs 64.4%; P ≤.002).
In the biological agent treatment group, a significantly greater percentage of women showed a treatment response (PASI ≤3) at months 3 (57.8% vs 48.5%; P ≤.004) and 6 (69.2% vs 60.9%; P ≤.018).
Although men in the study had less impairment in their health-related quality of life at baseline, they had lower absolute reductions at 3 months (5.4 vs 6.5; P ≤.001), 6 months (6.4 vs 7.8; P ≤.001), and 12 months (6.7 vs 8.3; P ≤.001).
Limitations of this study were the short follow-up duration as well as the small number of patients treated with newer therapies.
The investigators concluded the observed “sex differences in treatment outcome may also indicate a need for more personalized drug selection and therapeutic management to improve clinical outcomes” in psoriasis.
Source: dermatologyadvisor.com, 02/8/2021