fbpx
Chuyên đề KCBKhối Cận Lâm sàngTin nổi bậtXét nghiệm

DỊCH TỄ HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH GHẺ DO SARCOPTES SCABIEI

Ths. Bùi Thị Thúy
KTV. Bùi Quang Hưng

Bệnh do ký sinh trùng ghẻ gây nên, thường gọi là “cái ghẻ” (Sarcoptes Scabiei), lây lan do  tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, bồng, bế, ẵm, hoặc  dùng  chung đồ dùng, nằm cùng giường, chiếu, gối với người đang nhiễm bệnh, đặc biệt ghẻ còn biểu hiện ở cơ quan sinh dục qua quan hệ tình dục, nên bệnh ghẻ còn được xếp vào danh sách bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục .

Lan truyền bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei

–    Bệnh ghẻ ở người gây ra bởi nhiễm trùng ở vùng da viêm bởi con ghẻ Sarcoptes scabiei var. hominis. Con cái trưởng thành đào hầm vào lớp thượng bì ở trên da và ở đó chúng sống và đẻ trứng. Về mặt dịch tễ, cái ghẻ thường lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp lâu dài giữa da-da của người nhiễm và người lành. Một người nhiễm ghẻ có thể lây lan cho người khác ngay cả khi họ không có triệu chứng gì. Con người là nguồn nhiễm và và động vật không lây nhiễm ghẻ của người.

–    Ghẻ có thể đi qua dễ dàng từ một người nhiễm sang các thành viên khác sống trong một gia đình hoặc bạn tình, đặc biệt người lớn và khi sống trong một môi trường đông đúc, chật chội ẩm thấp và có thể phát thành dịch (nhà dưỡng lão, nhà trẻ, trại giam, nhà tù, khu tỵ nạn, trại quân đội, khu ký túc xá, nhà trọ tạm ở các công xưởng). Ghẻ có thể lưu hành trên khắp thế giới, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay chủng tộc và dân tộc cũng như tầng lớp xã hội . Một số đối tượng suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, khuyết tật, bệnh lý nền nằm bất động, hạn chế di chuyển đều có nguy cơ cao nhiễm ghẻ, thậm chí nhiễm thể nghiêm trọng. Người bị nhiễm ghẻ Na Uy hay ghẻ có vảy cứng thường chứa một lượng lớn cái ghẻ và trứng ghẻ. Ghẻ trong bệnh nhân ghẻ vảy cứng không có độc lực manh hơn ghẻ trong ca ghẻ cổ điển, song chúng lại có số lượng nhiều hơn gấp nhiều lần (có thể lên đến 2 triệu con/ bệnh nhân). Vì nhiễm với số lượng lớn như thế, nên ghẻ có vảy cứng dễ lây nhiễm sang người khác .

–    Trọng lượng nước cơ thể của con cái và con đực ghẻ S. scabiei var. canis lần lượt chiếm 57 ± 12% và 69 ± 18%. Sự thu được các dịch nội bào của vật chủ cho ghẻ là cần thiết cho chúng duy trì cân  bằng nước. Một số loài ve, mạt nhà cũng có khả năng này mà không cần hấp thu nước từ môi trường không khí khi độ ẩm trên mức. Các con ghẻ mất nước sẽ lấy nước và vì thế khi đặt chúng trong môi trường không khí ẩm và độ ẩm trên mức cho phép, đặc biệt khi các con ghẻ mất nước khi cơ thể chúng ở độ ẩm 97,5%. Do vậy, không giống như các con mạt nhà, cái ghẻ không thể hấp thu hơi nước từ không khí môi trường chưa bão hòa để đạt nhu cầu thiết yếu, con cái mất 30-40% lượng nước cơ thể khi để chúng trong 16 giờ ở độ ẩm 97,5%. Vì thế chúng phải lấy nước từ vật chủ  để duy trì cân bằng nước

–    Ngoài con đường lây nhiễm ghẻ trực tiếp từ da sang da, thì ghẻ vảy cứng còn có thể lây qua con đường gián tiếp dính bám trên các vật dụng quần áo, gối, chăn, màn và đồ gỗ. Do vậy, các đối tượng này cần tiếp cận cơ sở y tế để điều trị ngăn ngừa phát thành dịch.

TÀI LIỆU THAM  KHẢO

  1. Hoàng Văn Minh, Võ Quang Đỉnh và cs.(2007), “Bệnh ghẻ và nhiễm HIV trên người nghiện ma túy”, Y học thực hành TP Hồ Chí Minh, 11(1).
  2. Arnaud A, Chosidow O, Detrez MA, Bitar D and et al(2015). “Prevalences of scabies and pediculosis corporis among homeless in the Paris region: results from 2 random cross-sectional surveys (HYTPEAC study)”.  Br J Dermatol, (10).
  3. Clair Fuller and et al (2013), “Epidemilogy of scabies”. Current Opinion in Infectious Diseases 26(2), pp. 123-6 
  4. Hay RJ, Johns NE, Williams HC, Bolliger IW and et al  (2014), “The global burden of skin disease in 2010: An analysis of the prevalence and impact of skin conditions”. J Invest Dermatol,  134(6), pp.1527-1534.

Show More

Related Articles

Back to top button