Dự phòng miễn dịch bằng công nghệ vector có thể là phương pháp hiệu quả chống lại HIV/AIDS
Người dịch: Quang Tiến
Theo thử nghiệm lâm sàng tăng liều được công bố trên Tạp chí Nature Medicine, tiêm AAV8-VRC07, một vector adenovirus kép tái tổ hợp, giúp cơ thể bệnh nhân nhiễm HIV sinh ra nồng độ cao kháng thể trung hòa phổ rộng (bnAbs) HIV-1 có hoạt tính sinh học.
Các nhà nghiên cứu đã tiêm AAV8-VRC07 cho bệnh nhân HIV trưởng thành đang điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ART) trong ít nhất 3 tháng. Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều có tải lượng vi rút HIV dưới 50 bản sao/mL và số lượng tế bào CD4 ít nhất là 300 tế bào/µL. Bệnh nhân được tiêm bắp tay AAV8-VRC07 ở liều thấp, trung bình hoặc cao tương ứng là 5 × 1010, 5 × 1011 và 2,5 × 1012 bộ gen vector (vg)/kg. Nhóm bệnh nhân tiêm liều thấp và trung bình được tiêm 2 mũi, và nhóm được tiêm liều cao được tiêm từ 7 đến 9 mũi. Các mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá tính an toàn và khả năng dung nạp của AAV8-VRC07, tìm hiểu dược động học và khả năng sinh miễn dịch của quá trình sản xuất in vivoVRC07 và đánh giá đáp ứng miễn dịch của vật chủ đối với AAV8-VRC07. Dữ liệu được báo cáo là từ tuần 104 đến 194 sau khi tiêm AAV8-VRCO7.
Có 8 người trưởng thành được đưa vào phân tích cuối cùng, trong đó có 6 nam, 2 nữ và độ tuổi trung bình là 52 tuổi. Ở chỉ tiêu đánh giá chính và phụ sơ bộ của thử nghiệm, bệnh nhân không báo cáo bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào liên quan đến AAV8-VRC07 và tất cả các tác dụng phụ liên quan đến sản phẩm cũng đã được giải quyết. Nghiên cứu quan sát thấy sự gia tăng nhẹ nồng độ ban đầu của aspartate transaminase và alanin transaminase, cả hai đều nằm trong phạm vi tham chiếu.
Ít hơn 200 bản sao/ml của vec-tơ AAV8-VRC07 được quan sát thấy ở nhóm bệnh nhân tiêm liều thấp và trung bình ở tuần thứ 4, và kết quả cũng tương tự ở nhóm bệnh nhân tiêm liều cao vào tuần 28. Sự gia tăng nhanh chóng hiệu giá kháng thể đặc hiệu với capsid AAV8 tại các thời điểm khác nhau giữa các nhóm bệnh nhân, cho thấy mối liên quan giữa liều lượng và đáp ứng. Nồng độ AAV8-VRC07 tối đa trong huyết thanh đạt được từ tuần thứ 8 đến 16 đối với bệnh nhân tiêm liều thấp, ở tuần thứ 8 đối với những người tiêm liều trung bình và giữa tuần thứ 2 và 12 đối với những người tiêm liều cao.
Tải lượng vi rút HIV và số lượng tế bào T CD4 sau khi bệnh nhân được tiêm AAV8-VRC07 không thay đổi đáng kể.
Cả 3 nhóm bệnh nhân đều tạo ra nồng độ VRC07 có thể đo được với kiểu biểu hiện đặc trưng. Nồng độ VRC07 đã tăng lên đáng kể ở thời điểm 6 tuần (P = 0,008) và 52 tuần (P = 0,16) so với trước khi tiêm ở tất cả các bệnh nhân. 4 bệnh nhân đạt được trạng thái ổn định mới hoặc tăng dần nồng độ VRC07 trong tối đa 2,5 năm.
Kháng thể kháng thuốc (ADA) đối với VRC07 Immunoglobulin G được tìm thấy ở 4 bệnh nhân, nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động trung hòa VRC07. Trong đó, 3 bệnh nhân có mức ADA non-idiotypic.
Hạn chế chính của nghiên cứu này là kích thước mẫu nhỏ.
Theo các nhà nghiên cứu, “liệu pháp miễn dịch và dự phòng miễn dịch bằng công nghệ vector cung cấp công cụ mới để tạo ra bnAbs ở người một cách an toàn, điều mà các phương pháp chủng ngừa hiện nay khó có thể làm được”.
Nguồn: dermatologyadvisor.com