fbpx
Chuyên đề KCBĐa khoa phổ cậpPhẫu thuật Chỉnh hìnhTin nổi bật

GÃY XƯƠNG THUYỀN

BSCKII NGUYỄN KẾ LẠC
BSCKI ĐỒNG TRỌNG TẤN
ĐDCKI ĐẶNG THỊ BÍCH LIÊN

Xương thuyền là một xương to nhất và dài nhất trong 8 xương cổ tay, trong cấu tạo của khớp xương cổ tay thì xương thuyền ở vào cạnh xương quay và định vị ở mé ngoài tức tương đương với khu lõm xuống xuất hiện khi xoay. Xương thuyền cũng như các xương khác, có mạch máu nuôi để cung cấp dinh dưỡng nuôi sống xương. Vốn là xương có nguồn mạch máu nuôi kém, nên khi bị tổn thương thì càng dễ mất mạch nuôi hơn. Xương thuyền là xương dễ bị chấn thương nhất trong 8 xương cổ tay. Nên khi chấn thương cổ tay thường dễ bị gãy xương thuyền nhất.

Gãy xương thuyền cổ tay là một tổn thương rất hay gặp ở người chơi thể thao đặc biệt là các môn bóng chuyền, bóng đá, hay do tai nạn giao thông. Tổn thương này rất dễ bị bỏ qua, hay khó chẩn đoán đối với nhiều bác sỹ. Việc điều trị cũng vô cùng khó khăn vì xương gãy khó lành.

NGUYÊN NHÂN GÂY GÃY XƯƠNG THUYỀN CỔ TAY

Gãy xương thuyền có thể bị do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm gãy xương thuyền như chấn thương, chơi thể thao quá sức, đụng xe và ngã chống tay xuống đất.

DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG CỦA GÃY XƯƠNG THUYỀN

Khi xương thuyền mới bị gãy sẽ có hiện tượng xương phù cổ tay có hiện tượng đau rõ rệt.

Khi lấy ngón tay cái và ngón trỏ ấn theo hướng dọc thì khu vực xương thuyền bị đau giữ dội.

Hoạt động khớp tay ở tư thế xoay sang cạnh, duỗi ra sau bị hạn chế rõ rệt.

Một số triệu chứng gãy xương thuyền như: đau, sưng ấn đau vùng cổ tay, không có các biến dạng rõ ràng vì thế mà gãy xương thuyền có thể bị nhầm lẫn với bệnh bong gân cần phải đến gặp bác sĩ để có thể khám bệnh một cách thích hợp nhất.

Muốn chẩn đoán chính xác cần phải chụp phim X quang hoặc cắt lớp vi tính, để tránh bỏ sót các trường hợp gãy kín đáo.

LƯU Ý CHO CÁC BÁC SỸ ĐA KHOA

Người bệnh sau khi bị chấn thương, thường thấy đau vùng cổ tay. Dấu hiệu đau này tồn tại rất lâu ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng sống. Người bệnh đôi khi đã đi khám rất nhiều lần, thậm chí cả chụp XQ nữa, nhưng các bác sỹ vẫn không phát hiện được tổn thương. Bởi vậy khi người bệnh đến khám mà có những biểu hiện như vậy, chúng ta phải nghĩ tới tình trạng có phải gãy xương thuyền hay không. Hãy cho người bệnh chụp XQ tư thế đặc biệt để kiểm tra, nếu cần có thể chụp cả CT để tiên lượng mực độ nặng hay nhẹ.

Gãy xương thuyền rất khó lành, có nhiều nguy cơ tạo khớp giả. Phẫu thuật kết hợp xương cùng với ghép xương xốp tại nơi gãy cho kết quả lành xương cao.

BỎ SÓT CÁC TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG THUYỀN, NGƯỜI BỆNH ĐẾN MUỘN SẼ KHÔNG LIỀN XƯƠNG, GÂY THOÁI HÓA VÀ ĐAU KHỚP CỔ TAY KÉO DÀI

Vì vậy người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất sau chấn thương cổ tay để khám chữa bệnh kịp thời, đem lại hiệu quả cao nhất.

Show More

Related Articles

Back to top button