Ghép mô tương đồng cho nâng mũi
MỤC TIÊU
ĐẠI CƯƠNG
NỘI BÌ DA (Dermal Dermal Matrix: ADM)
Đặc điểm của ADM
ADM là một dạng tương thích sinh học, không gây miễn dịch, và vật liệu có sẵn để nâng mũi. ADM được xử lý từ da nhân tạo thông qua các kỹ thuật xử lý chuyên dụng. Trong quá trình chuẩn bị, lớp biểu bì và các thành phần tế bào của lớp hạ bì có thể gây ra phản ứng miễn dịch được loại bỏ trước khi đông khô. ADM có tính tương thích sinh học cao vì nó bảo tồn các thành phần cấu trúc thiết yếu bên ngoài tế bào, như sợi collagen và elastin. Collagen và elastin là thành phần chính của ADM, cung cấp độ căng và độ đàn hồi. Duy trì cấu trúc da tự nhiên 3 chiều gồm thâm nhiễm nguyên bào sợi và tân mạch, thúc đẩy tái tạo mô. Theo các phân tích mô học của ADM được cấy ghép, các sợi collagen và elastin trở nên dày đặc hơn, biểu hiện của protein ngoại bào tăng lên, và sự hình thành những vi mạch trong ADM tăng, trong khi độ dày của ADM được cấy ghép không giảm theo thời gian. Những đặc điểm này cho phép sự xâm nhập mô đầy đủ và cung cấp tính toàn vẹn cấu trúc lâu dài, khiến cho việc di lệch và lộ chất liệu trở nên hiếm gặp.
Các chất liệu nội bì sử dụng phổ biến nhất là AlloDerm (LifeCell Corp, Branchburg, NJ, USA) và Mega-Derm (L&C BIO, Seongnam-si, Gyeonggi-do, Korea). Sự khác biệt chính của MegaDerm là cấu trúc liên kết ngang và chiếu xạ chùm điện tử (chùm tia điện tử). Sự liên kết chéo của cấu trúc collagen rất quan trọng đối với độ bền và sức căng lâu dài. Nó cho phép giảm tự tiêu và cải thiện sự xâm nhập của nguyên bào sợi vào ADM, cho phép MegaDerm giữ được độ cứng và hình dạng của nó. Chiếu xạ Gamma được sử dụng như một quy trình khử trùng cho AlloDerm, trong khi chiếu xạ chùm tia điện tử được thực hiện cho MegaDerm. Chiếu xạ chùm tia điện tử, là một hình thức chiếu xạ ion hóa tương tự như chiếu xạ gamma, tạo ra liên kết ngang lớp hạ bì ổn định hơn. Chiếu xạ chùm tia điện tử (25 kGy) dẫn đến tăng sức căng và độ đàn hồi của ADM.
CÁC LOẠI ADM
Đầu 1990, có chiều loại ADM đã được giới thiệu, ADM đã được sử dụng như một sự thay thế mô mềm trong phẫu thuật tái tạo, như tạo hình vú, sửa chữa những khuyết hổng ở thành bụng, xử lý bỏng và kết hợp với ghép da xẻ đôi. Trong nâng mũi, nó được sử dụng trong nâng sống mũi và tạo đầu mũi. Đối với sống mũi, rất hữu ích cho việc nâng mũi, điều chỉnh cho sự bất thường của sống mũi, và dùng bọc mảnh ghép tự thân hoặc cấy ghép dị loại để giảm khả năng nhìn thấy của chất liệu, đặc biệt là ở những người da mỏng.
Theo đặc điểm có 3 loại ADM. Kiểu cong (thường dùng để nâng mũi) có hình thuyền dựa trên hình dạng của sống mũi. Kích thước 1×5 cm và độ dày 3, 4 và 5 mm (Hình 1A). Loại khối thì phẫu thuật viên có thể cắt gọt theo kích thước mong muốn và được sử dụng cho nâng mũi (Hình 1 B) hoặc nâng đầu mũi (Hình 1C). Loại tấm được sử dụng làm vật liệu bao bọc cho mảnh ghép tự thân hoặc ghép dị loại (Hình 1 D).
Quy trình phẫu thuật
ADM có thể được đặt thông qua mổ mũi hở hoặc phương pháp nội soi. Trước khi nâng mũi, nên đánh dấu đường giữa của mũi và nơi đặt ADM lên mũi. Da trên sống mũi được bóc tách nâng lên cẩn thận, bóc tách giữ cho phần trên da tới màng sụn của phần trên và dưới của phần sụn cánh mũi ngoài. Màng xương quanh xương chính mũi được bóc tách dính với da từ phần nối của sụn và xương chính mũi. Điều quan trọng là phải giữ màng xương này để ngăn chặn sự di lệch và lộ rõ ADM sau phẫu thuật. Tiếp tục bóc tách ra 2 bên đối xứng nhau từ đường giữa mũi. Tạo khoang để đặt ADM phải rộng hơn kích thước của nó.
Khi chọn loại ADM, chiều dài và độ dày dự kiến của ADM để nâng phải phù hợp theo chiều cao mũi của từng người nên được đánh giá trước khi phẫu thuật. Giữ nhẹ nhàng ADM với kẹp phẫu tích và hướng phần hình tam giác về phía phần đầu mũi. Kiểm tra lại chiều dài và độ dày của ADM có phù hợp so với sống mũi sau nâng (Hình 2A). Khi cần sửa chữa, dùng dao số 15 thực hiện cắt tỉa dễ dàng bổ sung. Chèn ADM vào khoang đã bóc tách và nhẹ nhàng đặt vào vị trí phù hợp dưới cái nhìn trực tiếp (Hình 2 B). Trước khi khâu da, chiều cao và hình dạng của sống mũi được kiểm tra một lần nữa, tiếp theo là đóng da (Hình 2C). Trong hầu hết các trường hợp, không cần thiết cố định ADM bằng chỉ khâu. Tuy nhiên, có thể khâu ADM vào các cấu trúc xung quanh, chẳng hạn như phần trên của sụn cánh mũi, nếu cần thiết. Cũng có thể cố định ADM với da từ bên ngoài, giữ cố định trong 1 tuần.
Mặc dù ADM được sử dụng đơn thuần trong việc nâng mũi, nó cũng có thể được sử dụng kết hợp với các cấy ghép dị loại khác vì độ cứng thấp và tiềm ẩn nguy cơ tiêu mảnh ghép. Ví dụ, ADM kết hợp với mảnh ghép dị loại dùng cho mũi hình củ hành cần độ dày lớn. Vì ADM dễ dàng gắn kết với các mô xung quanh, nó có thể giúp cố định silicon chèn pol-ytetrafluoroetylen vào trong sống mũi mà không bị di lệch.
Ưu điểm
ADM là một sản phẩm có sẵn và giá cả phải chăng. Bởi vì kiểu cong được thiết kế cho hình dạng của mũi có độ dày khác nhau, độ dày mong muốn dễ dàng điều chỉnh để tăng lên. Các kiểu tấm dễ dàng để thiết kế thành một hình dạng phù hợp theo nhu cầu phẫu thuật. Vì ADM có độ đàn hồi tốt và khả năng tăng thêm, việc cắt tỉa hoặc thao tác được thực hiện trong quá trình phẫu thuật. Nó tạo nên một diện mạo tự nhiên cho da mũi, ngay cả ở những người da mỏng, nhờ vào sự mềm mại và độ cứng thấp. Do ADM có màu tương tự như da và không sáng bóng, nên nó có thể được sử dụng trên các mảnh ghép tự thân khác hoặc ghép dị loại để bù lại những nhược điểm của các mô cấy ghép khác. Trong số những bệnh nhân phẫu thuật sửa lại mũi, chất liệu ghép được đặt trước đó có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy và không đồng đều ở mũi có thể xảy ra. ADM có thể được sử dụng một cách hiệu quả để điều chỉnh các loại sống mũi không đều vì nó có độ dày khác nhau và khả năng phục hồi cao.
Ưu điểm lớn nhất của ADM là nó là một vật liệu tương thích sinh học có nguồn gốc từ da người. Nó vẫn giữ được cấu trúc và tính toàn vẹn của lớp hạ bì, hỗ trợ kết hợp mô và tái tạo vi mạch nhanh chóng sau khi cấy ghép. Những giá trị này cho phép mũi xuất hiện tự nhiên và sự xâm nhập mô đầy đủ mà không bị di lệch mảnh ghép. Nó cũng an toàn và có nguy cơ nhiễm trùng thấp hoặc phản ứng của cơ thể với chất liệu lạ do quy trình sản xuất chuyên biệt loại bỏ các mảnh vụn tế bào, kháng nguyên và vi rút tiềm ẩn.
Sherris và Oriel6 đã báo cáo sự an toàn và hiệu quả của AlloDerm ở 51 người. Trong nghiên cứu của họ, không có trường hợp nhiễm trùng, tụ dịch, tự tiêu hoặc bị thải loại. Gryskiewicz báo cáo rằng AlloDerm là tự nhiên và được tích hợp vào các mô xung quanh mà không bị nhiễm trùng hoặc phản ứng của cơ thể với mảnh ghép.
Các tác giả trình bày đã sử dụng MegaDerm trong phẫu thuật nâng mũi cho 120 người. Sau phẫu thuật, hầu hết các tác giả đều cho thấy kết quả thuận lợi của việc nâng mũi khi khám lại mũi bên ngoài và nội soi (Hình 3,5). Không có biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng, phản ứng thải loại mảnh ghép, hoặc loại mảnh ghép, đã được quan sát.
Hơn nữa, những thay đổi mô học sau phẫu thuật của MegaDerm đã được kiểm tra ở 4 người và loại bỏ MegaDerm để điều chỉnh thẩm mỹ phù hợp hơn, không phải do biến chứng liên quan đến mảnh ghép. Trong các trường hợp, mảnh ghép được kết hợp nhẹ nhàng vào các mô xung quanh mà không có dấu hiệu nhiễm trùng. Độ cứng và độ dày của mảnh ghép không thay đổi đáng kể. Khi kiểm tra bằng kính hiển vi, phần chính bao gồm các sợi collagen và elastin, và cấu trúc mạch máu mới được hình thành đã được phát hiện ở rìa ngoài của tổ chức collagen. Không có bằng chứng về phản ứng của cơ thể với mảnh ghép, các tế bào khổng lồ và sự hình thành bao xơ dày (Hình 6).
Nhược điểm và cân nhắc
Đối với MegaDerm, có một trường hợp báo cáo về đầu mũi bị nhiễm trùng đã phẫu thuật sống nâng mũi và nâng đầu mũi bằng MegaDerm.
Đặc điểm FASCIA đã xử lý theo quy trình của TUTOPLAST
Ghép fascia tự thân, bao gồm cân thái dương và cân đùi (fascia lata), đã được sử dụng trong phẫu thuật nâng sống mũi và ghép độn để phủ cấu trúc bên dưới (onlay). So với cân thái dương, cân đùi có thể cung cấp một lượng mô dồi dào độ dày đáng kể hơn cho độn sống mũi. Tuy nhiên, lấy fascia lata thì phải có vết mổ ở đùi. Fascia lata tự giảm kích thước khi khô, và có thể khó thao tác trong khi ướt. Do đó, fascia tương đồng, chẳng hạn như TPFL, đã được giới thiệu với ưu điểm là tránh vết mổ ở đùi và giảm thời gian mổ.
Các sản phẩm đại diện của TPFL là Tuto-plast fascia lata (Tutoplast; Tutogen Medical GmbH, Neunkirchen am Brand, Đức) và Allosheet (CG Bio, Seongnam-si, Gyeonggi-do, Korea). Họ trải qua các quá trình khử trùng mô của Tutoplast, gồm các phương pháp kiềm hóa, thẩm thấu và oxy hóa, khử nước bằng dung môi, đóng gói vô trùng kép và cuối cùng là chiếu xạ bằng tia gamma (15->25 kGy). Các giai đoạn xử lý được xác nhận là loại bỏ các cấu trúc miễn dịch, kháng nguyên- vi trùng, trong khi bảo tồn tính toàn vẹn sinh hóa và cấu trúc mô tự nhiên. Sinh học bằng quy trình Tutoplast đã được áp dụng trong ngành chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật bụng, phẫu thuật tạo hình, nhãn khoa và tiết niệu.
Trong tạo hình mũi, TPFL đã được sử dụng trong độn sống mũi, đầu mũi và tái tạo xoang cạnh mũi và sống mũi. Dùng TPFL trong nâng mũi thì rất an toàn và hiệu quả, đặc biệt là cung cấp một dáng mũi trơn tru sau phẫu thuật với nguy cơ nhiễm trùng thấp.
Quy trình phẫu thuật
Bắt đầu với rạch da, phẫu thuật cắt bỏ lớp ngoài của sụn mũi và bóc tách dưới màng xương mũi được thực hiện rõ ràng. Đầu trên của chất liệu nên được đặt ở ngang giữa 2 góc mắt, và đầu dưới được đặt ở đỉnh mũi hơi xuống dưới. TPFL được ngâm trong dung dịch nước muối trong ít nhất 5 phút trước khi sử dụng (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) và sau đó cắt thành nhiều dải dài có chiều rộng 1cm. Các dải thường được xếp lớp (2->7 lớp trong tài liệu) và được khâu bằng chỉ 5-0 polydioxanone, theo sự mong muốn độn cần thiết (Hình 7). Thật tốt hơn cho phần cuối của đầu mũi bằng TPFL cho dáng đầu mũi có độ cao từ sống đến đâu mũi. Cắt vát cẩn thận để tránh lộ phần gốc của sống mũi. Các TPFL được xếp lớp, làm tròn và đưa vào trong sống mũi. Khi cần nâng cao thêm sống mũi, sụn vách ngăn hoặc sụn tai có thể được đặt dưới TPFL.
Ngoài ra, sụn vách ngăn hoặc xương có thể được kẹp giữa các lớp TPFL và được giữ lại bằng chỉ khâu tiêu cho dễ chèn thêm các mảnh ghép và kỹ thuật có thể thực hiện qua nọi soi.
Ưu điểm
TPFL rất dễ thao tác, chẳng hạn như cắt thành hình dạng mong muốn và tạo nên nhiều lớp. Có sẵn nhiều kích cỡ và thiết kế tùy thuộc vào hình dạng mong muốn của sống mũi. Hơn nữa, nó là một mảnh ghép tương thích sinh học và an toàn ít nguy cơ di lệch hoặc trồi ra. Nhiễm trùng muộn là rất hiếm so với ghép dị loại. Khi TPFL là cấy ghép, có rất ít cơ hội nhiễm trùng. Hơn nữa, dáng mềm của nó cho phép phù hợp tốt với các mô xung quanh, dẫn đến sống mũi mượt mà.
Trong một nghiên cứu trên 69 bệnh nhân trải qua phẫu thuật nâng mũi bằng TPFL đơn thuần hoặc kết hợp với các vật liệu khác, không có biến chứng nghiêm trọng nào, chẳng hạn như nhiễm trùng, đùn mảnh ghép hoặc lộ mảnh ghép, đã được quan sát trong thời gian theo dõi trung bình 17 tháng. Sửa lại mũi bằng TPFL, 88% người cho thấy cải thiện thẩm mỹ thuận lợi mà không có biến chứng lớn.
Các tác giả trình bày đã trải qua 104 bệnh nhân được phẫu thuật nâng mũi bằng TPFL. Thích hợp cao ở vùng sống mũi và đầu mũi đã đạt được trong cả nâng mũi lần đầu và sửa lại (Hình 8 và 9). Không có trường hợp nhiễm trùng, di lệch mảnh ghép hoặc tự tiêu đáng kể.
Hơn nữa, những thay đổi mô học sau phẫu thuật của TPFL đã nghiên cứu ở 2 người đã loại bỏ TPFL để điều chỉnh thẩm mỹ phù hợp hơn, không phải do các biến chứng liên quan đến mảnh ghép. Trong cả hai trường hợp, các mảnh ghép được kết hợp nhẹ nhàng vào các mô xung quanh mà không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tụ dịch. Độ dày của TPFL đã không giảm đáng kể, duy trì hình dạng thích hợp. Khi kiểm tra bằng kính hiển vi, cấu trúc chủ yếu bao gồm các mô sợi dày đặc với sự tăng sinh mạch máu và tăng tế bào sợi non. Mảnh ghép phù hợp tốt với các mô xung quanh kèm theo xơ hóa ở khu vực rìa. Không thấy hình thành bao sơ dày (Hình 10).
Nhược điểm và cân nhắc
Nhược điểm chính của TPFL là tự tiêu theo thời gian. Trong một nghiên cứu về mô hình nâng mũi trên thỏ, không có sự giảm độ dày đáng kể ở cả TPFL và ghép fascia lata tự thân trong 6 tháng. Tuy nhiên, các bác sĩ phẫu thuật nên lưu ý đến khả năng tự tiêu khi sử dụng TPFL ở người. Tỷ lệ tự tiêu là khác nhau ở mỗi người, 0,7% và 4,3% được báo cáo trong các nghiên cứu của Jang và đồng nghiệp. Theo báo cáo của Altun và cộng sự, tự tiêu lớn nhất và nhỏ hất là 21,4% và 7,1%, ở những người sửa lại mũi. Các cơ chế hấp thu TPFL bao gồm phản ứng chống lại vật chủ, sự phát triển bên trong của mô liên kết và giảm kích cỡ do áp lực mô xung quanh.
Nhiễm trùng là một biến chứng hiếm gặp. Một trường hợp đã được báo cáo bởi Kang và các đồng nghiệp, 38 tuổi nhưng dường như là do nhiễm vi khuẩn trong quá trình phẫu thuật chứ không phải do vấn đề của chính TPFL.
Các tác giả đã báo cáo có 5 trường hợp (4,8%) gồ ghề ở mũi sau 6 tháng phẫu thuật; tuy nhiên, hiện tượng này tự khỏi giải quyết mà không cần can thiệp phẫu thuật trong 4 trường hợp (Hình 11). Xem xét thời gian ngắn để giải quyết tức thời, sự gồ ghề có thể trong quá trình chữa lành tự nhiên ở vùng mũi. Ngoài ra, có 4 trường hợp (3,8%) đỏ đầu mũi; tất cả trong số họ đã hồi phục sau khi điều trị bằng laser
TÓM LẠI
Tài liệu tham khảo
2. Jang YJ, Moon BJ. State of the art in augmentation rhinoplasty: implant or graft? Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg 2012;20(4):280–6.
3. Brenner MJ, Hilger PA. Grafting in rhinoplasty. Facial Plast Surg Clin North Am 2009;17(1):91–113, vii.
4. Malone M, Pearlman S. Dorsal augmentation in rhi- noplasty: a survey and review. Facial Plast Surg 2015;31(3):289–94.
5. Gryskiewicz JM. Dorsal augmentation with Allo- Derm. Semin Plast Surg 2008;22(2):90–103.
6. Sherris DA, Oriel BS. Human acellular dermal matrix grafts for rhinoplasty. Aesthet Surg J 2011; 31(7 Suppl):95S–100S.
7. Lee JH, Kim HG, Lee WJ. Characterization and tis- sue incorporation of cross-linked human acellular dermal matrix. Biomaterials 2015;44:195–205.
8. Carlson TL, Lee KW, Pierce LM. Effect of cross- linked and non-cross-linked acellular dermal matrices on the expression of mediators involved in wound healing and matrix remodeling. Plast Re- constr Surg 2013;131(4):697–705.
9. Cummings LC, Kaldahl WB, Allen EP. Histologic evaluation of autogenous connective tissue and acellular dermal matrix grafts in humans. J Periodontol 2005;76(2):178–86.
11. Dunn RM. Cross-linking in biomaterials: a primer for clinicians. Plast Reconstr Surg 2012;130(5 Suppl 2): 18S–26S.
12. Cole PD, Stal D, Sharabi SE, et al. A comparative, long-term assessment of four soft tissue substitutes. Aesthet Surg J 2011;31(6):674–81.
13. Seto A, Gatt CJ Jr, Dunn MG. Radioprotection of tendon tissue via crosslinking and free radical scav- enging. Clin Orthop Relat Res 2008;466(8):1788–95.
14. Megaderm. L&C Bio. Product. Available at: http://lncbio.co.kr/product/megaderm/. Accessed September 1, 2017.
15. AlloDerm. Lifecell Corp. Product. Available at: http:// www.lifecell.com/products/allodermtm. Accessed September 1, 2017.
16. Gryskiewicz JM. Waste not, want not: the use of Al- loDerm in secondary rhinoplasty. Plast Reconstr Surg 2005;116(7):1999–2004.
17. Gryskiewicz JM, Rohrich RJ, Reagan BJ, et al.
The use of AlloDerm for the correction of nasal contour deformities. Plast Reconstr Surg 2001;107(2):561–70.
18. Jackson I, Yavuzer R. AlloDerm for dorsal nasal ir- regularities. Plast Reconstr Surg 2001;107(2):553–8.
19. Suh MK, Lee KH, Harijan A, et al. Augmentation rhi- noplasty with silicone implant covered with acellular dermal matrix. J Craniofac Surg 2017;28(2):445–8.
20. Gordon CR, Alghoul M, Goldberg JS, et al. Diced cartilage grafts wrapped in AlloDerm for dorsal nasal augmentation. J Craniofac Surg 2011;22(4): 1196–9.
21. Romo T, Sclafani AP, Sabini P. Reconstruction of the major saddle nose deformity using composite allo- implants. Facial Plast Surg 1998;14(02):151–7.
22. Lee KH. Infection in the nasal tip caused by acellular dermal matrix. Plast Reconstr Surg Glob Open 2015;
3(12):e581.
23. Karaaltin MV, Orhan KS, Demirel T. Fascia lata graft for nasal dorsal contouring in rhinoplasty. J Plast Re- constr Aesthet Surg 2009;62(10):1255–60.
24. Baker TM, Courtiss EH. Temporalis fascia grafts in open secondary rhinoplasty. Plast Reconstr Surg 1994;93(4):802–10.
25. Sclafani AP, McCormick SA, Cocker R. Biophysical and microscopic analysis of homologous dermal and fascial materials for facial aesthetic and reconstructive uses. Arch Facial Plast Surg 2002; 4(3):164–71.
26. Gubisch W, Constantinescu MA. Refinements in ex- tracorporal septoplasty. Plast Reconstr Surg 1999; 104(4):1131–9 [discussion: 1140].
27. lata Tpf. Tutogen Medical GmbH. Product. Available at: http://www.rtix.com/en_us/healthcare-professionals/ tissue-sterilization/tutoplast-tissue-sterilization-process. Accessed September 1, 2017.
28. Ghoniem GM. Allograft sling material: is it the state of the art? Int Urogynecol J 2000;11(2):69–70.
29. Jang YJ, Wang JH, Sinha V, et al. Tutoplast-pro- cessed fascia lata for dorsal augmentation in rhino- plasty. Otolaryngol Head Neck Surg 2007;137(1): 88–92.
30. Kim JH, Wang JH, Jang YJ. Excision of a nasal der- moid sinus cyst via open rhinoplasty approach and primary reconstruction using tutoplast-processed fascia lata. Clin Exp Otorhinolaryngol 2010;3(1): 48–51.
31. Jang YJ, Kim JH. Use of tutoplast-processed fascia lata as an onlay graft material for tip surgery in rhino- plasty. Otolaryngol Head Neck Surg 2011;144(4): 528–32.
32. Hyun SM, Min JY, Jang YJ. Reduction osteoplasty for treating pneumosinus dilatans of the maxillary si- nus. J Laryngol Otol 2013;127(2):207–10.
33. Kim YS, Park DY, Shin DH, et al. Surgical outcomes of primary and revision augmentation rhinoplasty us- ing a processed fascia lata. Am J Rhinol Allergy 2015;29(2):141–4.
34. Jang YJ, Song HM, Yoon YJ, et al. Combined use of crushed cartilage and processed fascia lata for dor- sal augmentation in rhinoplasty for Asians. Laryngo- scope 2009;119(6):1088–92.
35. Altun H, Hanci D, Can Y. Multilayer tutoplast- processed fascia lata use in revision rhinoplasty for overresected dorsum. Eur J Plast Surg 2015; 38(4):279–84.
36. Issing W, Anari S. Sandwich technique in nasal dor- sal augmentation. Eur Arch Otorhinolaryngol 2011; 268(1):83–6.
37. Yu MS, Park HS, Lee HJ, et al. Histomorphological changes of Tutoplast-processed fascia lata grafts in a rabbit rhinoplasty model. Otolaryngol Head Neck Surg 2012;147(2):239–44.
38. Kang IG, Jung JH, Cha HE, et al. A case of infection of tutoplast-processed fascia lata in augmentation rhinoplasty. J Rhinol 2010;17(1):60–2.