fbpx
Đào tạoHội nghị - Hội thảoTin nổi bật

Kháng thể của lạc đà không bướu “rất tiềm năng” trong điều trị COVID-19

Người dịch: Quang Tiến

Trong cuộc chạy đua tìm kiếm các phương pháp điều trị COVID-19 hiệu quả, một số nhà khoa học đã chuyển sang sử dụng kháng thể từ những bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh.

Mặc dù đã cho thấy một số thành công, nhưng phương pháp điều trị này có xu hướng khó sản xuất và giá thành cao.

Một nghiên cứu gần đây, xuất bản trên Tạp chí Nature Communications, điều tra một loại kháng thể có nguồn gốc từ lạc đà không bướu. Các tác giả hy vọng rằng cách tiếp cận này sẽ đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Các nanobody nhắm đích

Các thành viên của họ lạc đà, bao gồm lạc đà có bướu, lạc đà không bướu và lạc đà alpaca, tạo ra các kháng thể độc nhất được gọi là nanobody. Nanobody là các phân tử cực kỳ nhỏ, mạnh mẽ và ổn định, liên kết với các đích cụ thể.

Sự liên kết nhắm đích này làm cho các nanobody vô cùng phù hợp với nhiều hình thức nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến việc phát hiện và vô hiệu hóa vi-rút.

Các tác giả của nghiên cứu gần đây đã điều tra các nanobody của một con lạc đà không bướu có tên là Fifi.

Các nhà khoa học đã tiêm vào Fifi một loại bioprotein tinh chế không gây bệnh mà thúc đẩy hệ thống miễn dịch của nó sản sinh ra các nanobody. Sau đó, họ chiết tách các phân tử này từ một mẫu máu nhỏ của Fifi.

Nhóm nghiên cứu đã phân lập được bốn loại nanobody khác nhau và chỉ định chúng với số hiệu là C5, F2, H3 và C1. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy các nanobody này đều liên kết với các vị trí riêng biệt trên protein S.

Khi các nanobody C5 được định hình thành các bộ ba – bao gồm ba C5 liên tiếp – các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sự lây nhiễm virút bị ức chế hoàn toàn. 

Sau đó, họ đã thử nghiệm bộ ba C5 trên 12 con chuột hamster Syria bị nhiễm SARS-CoV-2. Sau 1 ngày, họ đã điều trị sáu con bằng cách tiêm nanobody C5, trong khi sáu con còn lại – nhóm chứng – không được điều trị.

Tất cả chúng đều giảm cân trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, đến ngày thứ 7, sáu con trong nhóm được điều trị bằng nanobody đã giảm cân ít hơn đáng kể. Thật vậy, như các tác giả giải thích, những con được tiêm một liều duy nhất nanobody C5 cho thấy “sự giảm cân tối thiểu và rất hạn chế nhiễm trùng phổi”.

Thử nghiệm thêm bằng cách sử dụng mô hình chuột hamster COVID-19 chỉ ra rằng phương pháp điều trị bằng nanobody qua đường mũi thúc đẩy quá trình phục hồi sau nhiễm vi-rút nhanh hơn so với phương pháp tiêm. Các tác giả tin rằng điều này có thể là do các nanobody dễ dàng tiếp cận phổi hơn.

Tóm tắt nghiên cứu và các bước tiếp theo

Giáo sư James Naismith là giám đốc của Viện Rosalind Franklin, viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia của Vương quốc Anh và là một trong những tổ chức đã hỗ trợ nghiên cứu này.

Giáo sư Naismith tóm tắt một số lợi ích tiềm năng của phương pháp điều trị với nanobody:

  • Các nanobody này dường như có khả năng chống lại các chủng vi-rút SARS-CoV-2 nổi bật.
  • Do kích thước siêu nhỏ, chúng rất dễ sử dụng vì con người có thể dễ dàng hít chúng.
  • Các nhà khoa học có thể chế tạo các bộ ba nanobody với giá thành rẻ bằng các hệ thống đơn giản, chẳng hạn như nấm men và vi khuẩn Escherichia coli.

Trả lời Tạp chí Medical News Today, Tiến sĩ Elitza Theel, Giám đốc Phòng thí nghiệm Huyết thanh Bệnh Truyền nhiễm tại Mayo Clinic, Rochester, MN, cho biết:

“Chúng tôi rất mong được thấy hiệu quả điều trị của các nanobody này trên các loài linh trưởng không phải con người. Những phát hiện của nghiên cứu này về việc sử dụng các nanobody trong điều trị rối loạn hành vi giấc ngủ REM (REM sleep behavior disorder – RBD) qua đường mũi khá thú vị, vì chúng cho thấy khả năng bảo vệ đáng kể chống lại bệnh tật tương tự như phương pháp tiêm phúc mạc trên mô hình chuột hamster Syria.”

Tại một cuộc họp báo gần đây, trước câu hỏi về các bước tiếp theo cần thiết để chuyển những phát hiện này sang thử nghiệm trên người, Giáo sư Raymond Owens, chuyên gia hàng đầu về Sản xuất Protein của Vương quốc Anh tại Khoa Y Nuffield, đã trả lời:

“Chúng tôi đang làm việc với các tổ chức sản xuất, những người có thể thực hiện quy trình ở quy mô phòng thí nghiệm và tiến tới mở rộng quy mô để chúng tôi có thể sản xuất đủ số lượng và đảm bảo chất lượng vật liệu. Sau đó chúng tôi cần tìm hiểu thêm về hành vi của phân tử trong các mô hình động vật ”.

Nguồn: medicalnewstoday.com

Show More

Related Articles

Back to top button