Khoa Dược
1. Quá trình thành lập.
Khoa Dược Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa được hình thành từ năm 1929. Ngày 25 tháng 6 năm 1976, dòng Phanxico bàn giao Bệnh viện Quy Hòa cho Bộ Y tế. Bệnh viện Quy Hòa được đổi tên thành Khu Điều trị Phong Quy Hòa.
Từ lúc khoa Dược chỉ có một tổ pha chế thô sơ đến nay đã trở thành một khoa Dược gồm 05 tổ chuyên môn sâu đáp ứng mọi công tác dược của bệnh viện. Thời kỳ đầu khoa chủ yếu làm công tác cấp phát thuốc, y dụng cụ. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng khoa đảm bảo tốt công tác phục vụ bệnh nhân. Trước yêu cầu phục vụ bệnh nhân ngày càng tăng và cùng với sự phát triển của Bệnh viện, khoa càng ngày càng phát triển theo quy mô của Bệnh viện, cả về số lượng và chất lượng.
2. Nhân sự.
Tổng số nhân viên: 23 người
Trong đó:
*Dược sĩ chuyên khoa 1 | 02 |
*Dược sĩ đại học | 05 |
*Dược sĩ cao đẳng | 03 |
*Dược sĩ trung học |
12 |
*Dược tá | 01 |
3. Chức năng, nhiệm vụ:
Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện. Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong Bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (Phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có nhu cầu.
Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” .
Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong Bệnh viện.
Thực hiện công tác Dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong Bệnh viện.
Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Cao đẳng và Trung học về dược.
Phối hợp với Khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong Bệnh viện.
Tham gia chỉ đạo tuyến.
Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
Quản lý hoạt động của Nhà thuốc Bệnh viện theo đúng quy định.
4. Chỉ tiêu kế hoạch:
Cung ứng thuốc kịp thời cho các khoa, không để thiếu thuốc có trong danh mục thuốc của Bệnh viện, không để thuốc kém phẩm chất và hết hạn trong kho.
Cử dược sĩ phối hợp với kế toán dược nhập thuốc vào phần mềm quản lý dược đúng theo danh mục, tên thuốc và tên biệt dược; Thống kê, kiểm kê, báo cáo số lượng thuốc các loại chính xác (có sơ kết đánh giá).
Không có vi phạm quy chế chuyên môn, không vi phạm quy tắc ứng xử, không vi phạm 12 điều y đức.
Mỗi tuần cử Dược sĩ đến khoa lâm sàng kiểm tra về dược lâm sàng và phối hợp với bác sĩ trong chỉ định thuốc. Phối hợp với Hội đồng thuốc bệnh viện bình bệnh án + đơn thuốc 1 lần/tháng.
Tập thể lao động tiên tiến.
Không có cán bộ nào vi phạm đi muộn về sớm trong giờ làm việc.
Đề tài NCKH và viết bài (website, tạp chí, truyền thông GD):
Đề tài NCKH hay SKCTKT : 01 đề tài hay SKKT/năm.
5. Thành tựu trong quản lý, nghiên cứu khoa học và điều trị:
– Được Bộ Trưởng Bộ Y Tế tặng bằng khen về việc: Đã có nhiều thành tích trong công tác loại trừ bệnh phong ở Tây Nguyên và phòng chống “Hội chứng Viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân” năm 2013; Bộ Trưởng Bộ Y Tế tặng bằng khen về việc: Đã có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị năm 2014.
– Khoa tham gia tích cực và đầy đủ các đợt thi đua do công đoàn tổ chức, mọi hoạt động VHVN – TDTT của bệnh viện phát động, đạt được những thành tích đáng kể.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN