fbpx
Chuyên đề KCBPhong chuyên sâu

Kiềm hãm sự phân biệt đối xử

Như sự thống nhất của Ủy Ban Quyền Con Người của Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 2008 trong nghị quyết 8/13, về việc loại trừ phân biệt đối xử đối với những người mắc bệnh phong và các thành viên của gia đình họ là một bước phát triển đáng kể trong lịch sử. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn đang chịu đựng sự phân biệt đối xử.

Vì vậy, bước kế tiếp, Giáo sư Shigeki Sakamoto, một thành viên của Ban Tư Vấn Ủy Ban Quyền Con Người, đang soạn thảo những nguyên tắc và đường lối chỉ đạo về việc chấm dứt sự phân biệt đối xử và sẽ trình cho Hội đồng xét duyệt vào tháng 9 năm 2009.

Để hỗ trợ nhiệm vụ này cho Giáo sư, ngày 15 tháng 1 năm 2009, Ủy viên Hội Đồng tối cao về Quyền Con Người đã tổ chức một cuộc hội thảo cùng với các nhà đại diện của các nước, các tổ chức Phi Chính Phủ liên quan đến Phong, những người mắc bệnh Phong và các chuyên gia trong các lĩnh vực khác như HIV/AIDS. Để bổ sung cho cuộc đàm thoại chính thức lần này, tổ chức Nippon Foundation đã đề xuất kéo dài thêm một ngày vào ngày 16 tháng 1 năm 2009, để cho những người tham dự Hội nghị có thể có thêm thời gian lắng nghe ý kiến từ những người mắc bệnh phong.

Khoảng 70 thành viên tham dự chương trình Hội thảo vào ngày 15 tháng 01 năm 2009. Ba chủ đề chính đã được thảo luận: các nguyên tắc không có sự phân biệt đối xử theo luật lệ của Quốc tế; quyền con người và sự phân biệt đối xử liên quan đến sức khỏe; và sự phân biệt đối xử chống lại những người mắc bệnh phong và gia đình họ. Trong số các vấn đề đưa ra và được tranh luận đều dựa trên những luật lệ và hiệp ước đã có sẵn trước đây.

Stefan Tromel, Hiệp Hội Liên Minh Tàn Tật Quốc Tế, đã đưa ra một ý kiến mạnh mẽ về việc triển khai áp dụng Hiệp ước mới đối với Quyền Của Những Người Bị Tàn Tật, được xem như là một công cụ hữu ích để đạt được các mục tiêu của những người mắc bệnh phong. Ông Stefan Tromel đã gợi ý tất cả các tình huống tại cuộc hội đàm và nêu Định nghĩa về tàn tật của Hiệp ước này là đối với tất cả những người bị tàn tật đều có quyền lợi và tự do cơ bản.

Đưa ra các bước để đảm nhiệm cuộc chiến về thành kiến của xã hội đối với bệnh HIV/AIDS, Bà Susan Timberlake (Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc Về HIV/AIDS) đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự cam kết và sự tham gia của những người đang sống và đương đầu với căn bệnh. Bà cho rằng chính điều ấy là “một trong số những động lực thúc đẩy họ có thể thực hiện suy nghĩ đi đôi với việc làm”. Bà cũng nhấn mạnh rằng: “Không có điều gì liên quan đến chúng tôi, mà không có chúng tôi cả”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên tham dự Hội thảo đều đồng ý. Họ cho rằng cuộc tranh luận về bệnh phong và quyền lợi của con người nên được diễn ra với các tham số liên quan đến sự phân biệt đối xử. Anwei Law phát biểu “Bạn hãy nhìn vào lịch sử của bệnh phong, để thấy sự phân biệt này đã dần mất đi trong nghành y tế”.

Bs. Wim van Brakel đã gợi ý một phương pháp tiếp cận twin-track là rất cần thiết trong cuộc chiến chống thành kiến. Ông cho rằng có nhiều kết quả đáng kể cũng đạt được từ một phương pháp tiếp cận chung cho những bệnh nhân đang đối mặt với sự phân biệt của xã hội từ những căn bệnh khác nhau. Măc khác, cần phải đặc biệt chú ý, có nhiều vấn đề đặc biệt về bệnh phong là liên quan đến văn hóa và tôn giáo.

Về phần Giáo sư Sakamoto, Ông đảm bảo rằng khi biên soạn các đường lối chỉ đạo, Ông sẽ ghi nhớ tất cả các lời khuyên từ các thành viên tham dự ý kiến về sự khác biệt của bệnh phong và sự phân biệt đối xử lâu dài trong bệnh phong.

Ngày họp kế tiếp, Giáo sư Sakamoto cũng đã ghi nhận thêm một số lời khuyên quan trọng từ các thành viên tham dự. Trong số các đề nghị cho rằng: đây là các đường lối chỉ đạo liên quan đến bệnh phong, do vậy phải nên giải thích rõ về các quyền lợi mang tính chất chung, nên thúc đẩy các hành động quả quyết, nên kêu gọi hành động trừng trị đối với những người phân biệt đối xử, nên thúc đẩy nhiều cơ hội cho những người mắc bệnh phong như họ có thể đưa ra quyết định của chính mình và đặc biệt nên đẩy mạnh về truyền thông.

Giáo sư Sakamoto đã cảm ơn tất cả mọi người đưa ra ý kiến đóng góp và Ông cho rằng các quy định cũng như các hướng dẫn chỉ đạo sẽ không có thể thoả mãn cho hết tất cả mọi người, nhưng thực tế những lời nhận xét và ý kiến thực tình của họ trong cuộc Hội thảo đã giúp ích cho Giáo sư rất nhiều trong việc soạn thảo những nguyên tắc và đường lối chỉ đạo về việc chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với những người mắc bệnh phong.

Show More

Related Articles

Back to top button