fbpx
Chuyên đề KCBDa liễu chuyên sâu

Ký sinh trùng DEMODEX

“Demodex mite” Carly A. Elston, Dirk M. Elston, Clinical in Dermatology 2014

I.Giới thiệu

Demodex được mô tả đầu tiên ở nang lông người năm 1841 bởi Henle và Berger, được phân ra thành hai loài riêng biệt năm 1963. Demodex spp được xem là một phần của hệ sinh vật ở da, ký sinh tại các nang lông tuyến bã. D. folliculorum ( Hình 1 ) lớn hơn D brevis. Thường ở mặt và tìm thấy từ 10 đến 15 con ở tế bào sừng và các mảnh vỡ của phễu nang lông. D brevis Hình 2 ) sống đơn độc và thường được tìm thấy trong tuyến bã và ống tuyến. D brevis có thể gặp bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng thường gặp ở thân. Demodex sống hoại sinh khắp mọi nơi ở chó và động vật có vú khác và gần giống như bệnh lở ghẻ do ve. Trong khi ve Sarcoptic gây bệnh ở những con chó khỏe mạnh, demodex thường gây bệnh ở  chó suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc bệnh tật. Tương tự như vậy, ở người trưởng thành tìm thấy Demodex ở người suy giảm giảm miễn dịch nhiều hơn người không suy giảm miễn dịch. Vai trò gây bệnh của Demodex ở súc vật được chấp nhận trong các tài liệu thú y nhưng ở người vẫn còn bàn cải. Các tổn thương viêm và ban đỏ khác ở mặt liên quan rất rõ khi có Demodex, nhưng chưa có bằng chứng tuyệt đối. Điều trị đáp ứng nhanh là bằng chứng tốt nhất do Demodex gây bệnh. Bài viết này thảo luận về dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng và chiến lược điều trị Demodex.

II.Dịch tễ học

Nhiễm Demodex ngay sau khi sinh. Vì chúng được tìm thấy ở núm vú, có khả năng lây từ mẹ sang trẻ sơ sinh ngay trong những lần đầu cho bú. Ở tuổi dậy thì tuyến bã tăng sinh tăng cung cấp thức ăn cho nó trở nên phong phú hơn nên số lượng tăng lên. Tỷ lệ nhiễm Demodex của từng cá thể số lượng cũng tăng theo tuổi, cao nhất ở độ tuổi 50- 60. Tỷ lệ nhiễm Demodex  gần 95% ở những người hơn 71 tuổi. Nó dễ lây qua khi tiếp xúc da với da do đó thường gặp ở những người chăm sóc cho người già. Chiếm tỷ lệ 69% 31-50 tuổi, ít phổ biến ở trẻ em chỉ có 13% 3 đến 15 tuổi.

Ở mẫu sinh thiết da bình thường có thể thấy cả hai loài chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Trong hai loài, D folliculorum phổ biến hơn và số lượng cũng nhiều ở nang lông, đặc biệt là mặt. Ở mẫu sinh thiết Demodex chiếm 12% ở các nang lông. D folliculorum và D brevis phổ biến nhất ở mặt, đặc biệt là trán, má, nếp mũi má và mũi vì những vùng này mật độ tuyến bã cao.

Demodex, đặc biệt là D brevis cũng có thể được tìm thấy ở ống tai, thân  và xương mu. Tỷ lệ mắc trong cộng đồng khoảng 20% đến 80%, trong hầu hết các nghiên cứu nam thường bị nhiễm  nhiều hơn nữ, Có lẽ chất bã của nam có androgen nên nam mắc nhiều hơn. Bôi những mỹ phẩm có mỡ nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển Demodex.

Hình 1

III. Bệnh da liên quan đến Demodex.

Demodex gây ra viêm da mãn tính giống như viêm nang lông do vi khuẩn ( Hình 3 ), trứng cá đỏ, viêm da quanh miệng và viêm tai giữa. Rụng tóc do Demodex ở người tương tự như động vật bị ve đã được báo cáo và đáp ứng điều trị Demodex. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ sẩn mụn mủ tương quan với số lượng nhiễm Demodex. Một nghiên cứu sinh thiết bề mặt da đánh giá 49 bệnh nhân trứng cá đỏ, những bệnh nhân bị nhiễm có mật độ Demodex trung bình là 10,8 /cm2, So nhóm chứng người khỏe mạnh chỉ 0,7 /cm2 (P <0,001). Tỉ lệ phần trăm D folliculorum ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (96% so với 74%,P<0,01) và mật độ gấp 5,7 lần được báo cáo trong một nghiên cứu khác đánh giá 48 bệnh nhân trứng cá đỏ.

Viêm nang lông dạng vảy phấn biểu hiện các sẩn nang lông dày sừng do Demodex và tế bào sừng ( Hình 4 ). Dưới sẩn nang lông có thể có một số lượng lớn Demodex, những tổn thương ngứa và có hoặc không có viêm. Demodex có thể biểu hiện lâm sàng. D brevis biểu hiện sẩn mụn mủ đỏ đối xứng hai bên má. D folliculorum phổ biến hơn biểu hiện ban đỏ có vảy ở trán và mũi.

          Nhiều phương pháp khác nhau điều trị Demodex, gồm các sản phẩm bôi tại chỗ như lưu huỳnh, permethrin và Ivermectin. Mỗi phương pháp điều trị đều có hiệu hiệu quả nhưng hiệu quả nhất là điều trị bằng lưu huỳnh cho ban đỏ ở mặt. Nhiễm Demodex ở mặt cũng được điều trị bằng bôi dầu long não loãng và uống metronidazole. Một bệnh nhân bị áp xe ở mặt kháng với Ivermectin, lindane, permethrin và benzyl benzoate cuối cùng uống metronidazole đáp ứng.

IV.Viêm bờ mi và tai giữa

Viêm bờ mi mạn tính liên quan với nhiễm Demodex, mức độ nặng tương quan mật độ nhiễm Demodex. Tỷ lệ viêm bờ mi mạn tính tăng song song với tuổi, trên 71 tuổi hầu hết đều nhiễm Demodex nhưng chỉ có 58% trong số đó viêm bờ mi.

Khi có các triệu chứng trứng cá đỏ, có biểu hiện viêm bờ mi khi nhiễm các loài Demodexi. D folliculorum thường viêm bờ mi trước gây rụng lông mi  còn D brevis  thường viêm bờ mi sau làm suy chức năng tuyến sụn mi và viêm giác kết mạc, bôi lên bờ mi bằng dầu trà 50% hoặc xoa bóp bờ mi bằng dầu trà 5% rất hiệu quả giảm Demodex và giảm viêm bề mặt nhãn cầu, nhưng sự an toàn của điều trị này chưa được xác nhận. Uống Ivermectin có thể chữa khỏi trong trường hợp viêm bờ mi kháng thuốc. Một nghiên cứu Ivermectin điều trị thành công giảm số lượng D.folliculorum ở lông mi. Ngứa tai mãn tính và viêm tai ngoài cũng có liên quan tới Demodex  Một nghiên cứu của một số sinh viên Trung Quốc tìm thấy Demodex chiếm 11,6% ở ống tai ngoài kết hợp với các triệu chứng này.

V.Phản ứng miễn dịch với Demodex

 Demodex gây ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Mô bệnh học có hình ảnh xốp bào và xâm nhập viêm lympho bào, Demodex bao quanh nang lông bị nhiễm ( Hình 5 ), nhưng không có ở các nang không bị nhiễm ở xung quanh.

Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đánh giá từ các mô ở bệnh trứng cá đỏ thấy xâm nhập viêm cytokine như yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α), interleukin 1b (IL-1b) và interleukin 8 (IL-8), đặc biệt có nhiều ở những bệnh nhân trứng cá đỏ sẩn mụn mủ hơn đỏ da giãn mạch (Casas 2012). Đáp ứng miễn dịch khác nhau phần nào dựa trên loại HLA. Những bệnh có kiểu hình Cw2 dễ bị nhiễm hơn. Kiểu hình HLA A2 ít bị. Bệnh nhân không có alen này chức năng phản ứng bạch cầu kém, tập trung tế bào lympho CD8 + ít hơn và tăng phản ứng miễn dịch dịch thể có nồng độ IgA cao hơn. Những sẩn và sẩn mụn mủ sâu phát triển trên rộng trên bề mặt da.

 VI.Demodex nhiễm trùng cơ hội ở những người suy giảm miễn dịch

 Có những bằng chứng cho thấy Demodex gây bệnh ở những người suy giảm miễn dịch. Những người có miễn dịch bình thường, những tổn thương da vùng mi mắt và mặt có thể tìm thấy Demodex. Viêm bờ mi bôi lưu huỳnh tại chỗ và uống Ivermectin mà đáp ứng thì nghĩ là do Demodex gây bệnh. Giống như các bệnh cơ hội khác, nó ít gây bệnh cho người khỏe mạnh mà thường gây bệnh ở những người có miễn dịch suy giảm.

Bệnh nhân suy giảm miễn dịch có biểu hiện ban đỏ do Demodex hơn những bệnh nhân hệ miễn dịch bình thường. Bệnh nhân HIV dương tính có thể biểu hiện lâm sàng viêm da do Demodex, với các triệu chứng ban đỏ ngứa ở mặt, số lượng CD4+ dưới 200 / mm3. Điều trị bằng Ivermectin các ban đỏ đáp ứng thì có khả năng do Demodex gây bệnh.

Những bệnh nhân U lympho hoặc bệnh bạch cầu, đặc biệt bệnh bạch cầu tủy bào nhiễm Demodex mật độ cao ở ban đỏ vùng mặt cũng được báo cáo. Một báo cáo mô tả một trường hợp chẩn đoán nhằm viêm da do Demodex ở bệnh nhân bệnh bạch cầu thành bệnh thải bỏ mảnh ghép (GVH). Ban đỏ xảy ra  khi bệnh nhân hồi phục sau phẩu thuật ghép tủy xương, dẫn đến hiểu sai ban đỏ là dấu hiệu của GVH. Trong y văn có nhắc đến khi người cấy ghép tủy xương có ban đỏ ở mặt cần cân nhắc chẩn đoán quan trọng nhiễm Demodex.

Bệnh nhân đái đường mật độ Demodex cao hơn. Trong một nghiên cứu 42 bệnh nhân bệnh võng mạc do đái tháo đường được ghi chép D folliculorum nhiễm ở bờ mi có tỷ lệ khá cao so với nhóm chứng cùng tuổi (54,8% so với 38,1%, p = 0,048).

Những bệnh nhân điều trị thuốc ức chế miễn dịch cũng biểu hiện các triệu chứng của viêm da do Demodex. Những bệnh nhân bị ức chế thụ thể yếu tố tăng tưởng thượng bì thì Demodex nhiễm ở các ban đỏ ở da khá nhiều so với người khỏe mạnh (4.7 / so với 0.7 / cm2), cho thấy rằng sử dụng các loại thuốc này có thể làm giảm cơ chế phòng vệ cần thiết.Những bệnh nhân viêm da quanh miệng mật độ D folliculorum liên quan với sử dụng steroid. Các chất ức chế calcineurin tại chỗ như tacrolimus cũng có thể làm tăng mật độ Demodex.Điều này cho thấy có mối liên quan các thuốc điều trị trứng cá đỏ cũng được sử dụng để điều trị viêm quanh miệng.

 VII.Demodex là vật chủ trung gian

Demodex giống như nhiều ký sinh trùng hoại sinh khác, là vật chủ trung gian cho sinh vật gây bệnh khác. Vi khuẩn ký sinh ở Demodex  thường gặp nhất thuộc về chi Wolbachia và đóng vai trò sinh ra phản ứng viêm ở bệnh nhân bệnh trứng cá đỏ. Vai trò của chúng được biết tương tự như trong phản ứng Mazzotti sau điều trị  giun chỉ, kháng nguyên của nó phản hóa ứng đọng bạch cầu trung tính và phản ứng miễn dịch trung gian Th1. Gần đây, phân lập được Bacillus oleronius từ  D folliculorum  ở sẩn mụn mủ trứng cá đỏ. Các vi khuẩn sản xuất hai kháng nguyên, một phần lớn là tương đồng với các protein sốc nhiệt, loại khác tương tự protease tham gia vào chuyển hóa carbohydrate. Các kháng nguyên gây ra sự tăng sinh các tế bào đơn nhân máu ngoại vi thường xuyên hơn những bệnh nhân trứng cá không bị nhiễm chúng (16 / 22 so với 5/17, p = 0,0105), cho thấy rằng chúng có thể liên quan đến bệnh sinh của bệnh.

VIII.Kết luận

Demodex là một phần của hệ sinh vật ở da chúng nhiễm từ lúc nhỏ, số lượng của chúng tăng lên theo tuổi và nhiễm Demodex cùng với một số bệnh ngoài da. Viêm nang lông thường tìm thấy Demodex sinh sống, có những kháng nguyên  của vi khuẩn tìm thấy từ Demodex có thể kích thích tăng sinh tế bào lympho. Bệnh nhân trứng cá đỏ kích thích tế bào lympho nhiều hơn nhóm chứng bình thường, có thể có một di truyền trội với tính chất gây bệnh của Demodex. Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nhiễm Demodex cao.

Người dịch Bùi Thị Hồng Nhụy
Show More

Related Articles

Back to top button