Làm sao xóa bỏ COVID-19?
Người dịch: Hồ Thu Linh
Goroden Koff/Getty Images
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, ngay cả khi vắc-xin COVID-19 được tiêm cho phần lớn dân số thế giới, vi rút corona – nguyên nhân gây ra SARS-CoV-2 – vẫn có thể tồn tại trong tương lai gần.
Tuy nhiên, theo một nhóm các nhà nghiên cứu New Zealand, chúng ta không nên loại trừ “khả năng xóa bỏ” COVID-19.
Mặc dù đây dường như là một nhiệm vụ khó khăn – đặc biệt khi Mỹ một lần nữa ghi nhận 200.000 ca nhiễm mỗi ngày – các nhà nghiên cứu ước tính rằng nó sẽ dễ dàng hơn một chút so với việc xóa bỏ bệnh bại liệt và sẽ khó hơn nhiều so với bệnh đậu mùa.
Theo BMJ Global Health, mặc dù đây là phân tích sơ bộ dựa trên các thành phần chủ quan khác nhau, nhưng dường như việc loại trừ COVID-19 có tính khả thi, đặc biệt là về mặt kỹ thuật.
Các nhà nghiên cứu không đề cập đến loại bỏ COVID-19 theo cấp độ – một quốc gia hoặc khu vực có tỷ lệ ca bệnh về 0 và phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn sự bùng phát thường xuyên sau đó. Loại bỏ có nghĩa là giảm các ca bệnh toàn cầu xuống 0 và giữ chúng ở đó cho đến khi các biện pháp can thiệp – như vắc-xin – không còn cần thiết nữa.
Năm 1980 Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đã xóa bỏ bệnh đậu mùa. Và hiện nay, cộng đồng y tế toàn cầu đang cố gắng để đạt điều tương tự đối với bệnh bại liệt và bệnh sởi.
Đánh giá của các nhà nghiên cứu New Zealand về “khả năng xóa bỏ” COVID-19 dựa trên bảy yếu tố chính.
Một trong số đó là sự sẵn có của vắc-xin hiệu quả cao và an toàn, đặc biệt là vắc-xin rẻ và ổn định.
Vắc-xin đậu mùa là một “thành công lớn” trong việc loại trừ bệnh đậu mùa.
Một số loại vắc xin COVID-19 hiện nay được chứng minh có hiệu quả, nhưng vẫn chưa chắc chắn khả năng bảo vệ đạt được từ những loại vắc xin này sẽ kéo dài trong bao lâu.
Công nghệ vắc-xin mRNA có thể sẽ được cải tiến hơn nữa, với tiềm năng phát triển vắc-xin COVID-19 dạng xịt.
Một số nhà khoa học cho rằng vắc-xin dạng xịt có thể giúp ngăn chặn sự lây truyền của vi rút corona, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm. Hiện tại chưa có loại vắc xin dạng xịt nào được cấp phép.
Một yếu tố khác mà các nhà nghiên cứu xem xét là liệu khả năng miễn dịch suốt đời có xảy ra ở những người bệnh phục hồi sau nhiễm bệnh hay không.
Những người từng bị đậu mùa có khả miễn dịch với vi rút trong suốt phần đời còn lại của họ. Những người bị bại liệt “có thể” được miễn dịch.
Với COVID-19, thời gian miễn dịch xảy ra sau khi lây nhiễm tự nhiên vẫn chưa được biết, mặc dù ước tính có thể từ vài tháng đến vài năm.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét liệu vi rút có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể người hay không, liệu có một cách dễ dàng để chẩn đoán bệnh hay không.
Không có bằng chứng nào cho thấy vi rút corona, vi rút bại liệt hoặc vi rút đậu mùa tồn tại lâu dài trong cơ thể người.
Để chẩn đoán COVID-19 yêu cầu sử dụng test nhanh hoặc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, vì một số triệu chứng của bệnh tương tự như các bệnh hô hấp khác và một số người không có bất kỳ triệu chứng nào.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã xem xét liệu có một ổ chứa vi rút ở động vật và liệu vật chất di truyền của vi rút có ổn định hay không.
Các vi rút gây bệnh đậu mùa và bại liệt không xuất hiện ở động vật không phải người, vì vậy tiêm phòng toàn dân sẽ giúp loại bỏ căn bệnh này.
Tuy nhiên, vi rút corona được biết là có khả năng lây nhiễm sang các loài vật khác. Đây là điều kiện để chúng có khả năng tái xuất và lây nhiễm cho con người.
Vi rút corona đã cho thấy khả năng tạo ra các biến thể mới thông qua các đột biến. Những đột biến này có nhiều khả năng xảy ra khi vi rút đang lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng của Mỹ.
Dựa trên những yếu tố này, các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng xóa bỏ COVID-19 tương tự như bệnh bại liệt, nhưng khó hơn nhiều so với bệnh đậu mùa.
Với tình trạng hiện tại của đại dịch – với nhiều quốc gia đang vật lộn để tiêm chủng cho những công dân có nguy cơ cao, thậm chí các nước giàu còn tiến hành tiêm mũi tăng cường – một vài chuyên gia nghi ngờ khả năng biến mất của SARS-CoV-2.
Tiến sĩ Tom Kenyon, giám đốc y tế Dự án HOPE và là cựu giám đốc y tế toàn cầu của CDC cho biết: “Việc xóa bỏ SARS-CoV-2, giống như thế giới đã làm với bệnh đậu mùa, không phải là mục tiêu thực tế đối với thế giới vào thời điểm này. Nhưng điều đó có thể thay đổi khi mức độ bao phủ của vắc xin được mở rộng.”
Tiến sĩ Jon Andrus, trợ giảng về sức khỏe toàn cầu tại Đại học George Washington, đã “ngạc nhiên một cách thú vị” khi các nhà nghiên cứu đưa ra vấn đề xóa bỏ COVID-19.Tuy nhiên, ông cho rằng có những thách thức to lớn và chỉ ra rằng việc xóa bỏ bệnh bại liệt đã quá thời hạn ban đầu hơn 20 năm.
Trước khi đặt mục tiêu xóa bỏ COVID-19, cần phải có một số nguồn lực nhất định.
Andrus, người đã từng làm việc trong các chương trình xóa bỏ và loại trừ bệnh bại liệt, sởi và rubella cho biết: “Bạn thực sự cần cam kết chính trị và tài trợ – và trong trường hợp này, nó không chỉ ở quy mô toàn cầu, mà còn cả cấp khu vực và quốc gia”.
Một mục tiêu ngắn hạn khả thi hơn có thể là tiêm vắc xin cho những người có nguy cơ cao ở tất cả các quốc gia trước và sau đó mở rộng khả năng tiếp cận vắc xin cho các phân khúc dân số khác.
Những thách thức lớn nhất hiện nay bao gồm việc đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin toàn cầu cao và đáp ứng với các biến thể mới có khả năng vượt qua hàng rào miễn dịch.
Những thách thức khác, chẳng hạn như chi phí cao cho các chương trình xóa bỏ hoặc kiểm soát, và sự cần thiết phải chuyển từ “chủ nghĩa dân tộc vắc xin” sang hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia.
Ngoài ra, cần có thêm kinh phí loại trừ các ổ chứa vi rút corona trên động vật
Mỹ là một minh chứng cho sự thấy xóa bỏ COVID-19 trên toàn cầu sẽ thách thức như thế nào.
Đôi khi một số quốc gia trong khu vực có thể hợp tác chặt chẽ với nhau vì mục tiêu sức khỏe cộng đồng chung, như đã từng xuất hiện trong chương trình loại trừ bệnh sởi ở Đông Nam Á. Nhưng Mỹ hiện đang phải vật lộn để tìm kiếm mức độ hợp tác đó ngay cả trong các tiểu bang.
Ở một số tiểu bang nhất định như Tennessee, Texas, người dân có thể đang ngồi giữ khoảng cách ở một hạt này, nhưng tình huống có thể hoàn toàn trái ngược ở một hạt hoặc thị trấn khác.
Đó là lý do tại sao cần thực hiện cam kết chính trị – dưới mọi hình thức và mọi cấp độ.
Những thách thức mà các chương trình xóa bỏ bệnh khác phải đối mặt đưa ra góc nhìn sâu sắc về mức độ khó khăn với COVID-19.
Trong những năm gần đây, công tác xóa bỏ bệnh sởi đã gặp phải những thất bại. Những đợt bùng phát bệnh sởi lớn có khả năng xuất hiện khi mà các chương trình tiêm chủng vắc xin sởi bị gián đoạn trong thời gian đại dịch COVID 19.
Nhưng các chính phủ, cơ quan y tế công và các cơ quan khác đã đặt nhiều nền tảng để đạt được mục tiêu xóa bỏ bệnh sởi, chẳng hạn như xây dựng cơ sở hạ tầng y tế công cộng và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia.
Nhiều nguồn lực trong số đó và các cam kết quốc tế có thể được mở rộng nhằm xóa bỏ COVID-19 hoặc hướng tới các mục tiêu sức khỏe cộng đồng khác.
Nguồn: healthline.com