fbpx
Chuyên đề KCBDa liễu chuyên sâu

LỊCH SỬ BỆNH TRỨNG CÁ

Bệnh trứng cá là một bệnh da phổ biến nhất trên thế giới. Nguồn gốc của bệnh trứng cá đã được biết đến từ nền văn minh cổ đại, Ai Cập, Hy Lạp và La Mã.

  1. Bệnh trứng cá ở Ai Cập cổ đại.

Một số tác phẩm Ai Cập đã đề cập rằng Pharaoh bị bệnh trứng cá và cũng đã có những nỗ lực để điều Trong Ebers Papyrus từ ‘aku-t’ có nghĩa là ‘nhọt, loét, mụn mủ hoặc sưng viêm’ và được mô tả, điều trị bằng mật ong ởmột số động vật. Người Ai Cập cổ đại khoảng thế kỷ thứ 3 cho là bệnh trứng cá do nói dối Tutankhamun, pharaoh Ai Cập của thế kỷ thứ 18, người cai trị trong suốt khoảng thời gian giữa năm 1332 TCN – 1323 TCN, cho là có bệnh trứng cá là điều hiển nhiên và có những biện pháp điều trị bệnh trứng cá  được tìm thấy trong ngôi mộ của ông.

  1. Bệnh trứng cá ở Hy Lạp cổ đại.

Ở Hy Lạp cổ đại, bệnh trứng cá được mô tả sớm nhất đã xuất hiện trong các tác phẩm của bác sĩ ByzantineAetius Amidenus (giữa thế kỷ thứ 5 đến giữa thế kỷ thứ 6). Từ “mụn” xuất phát từ chữ Hy lạp “acme” có nghĩa là “điểm hoặc ngay tại chỗ “. Một số tác giả có ý kiến ​​rằng “acme” có nguồn gốc từ một ý nghĩa của người Hy Lạp là “Bất cứ điều gì đi ra khỏi bề mặt”. Từ các tư liệu lịch sử cho thấy rằng, cả Hippocrates (460-370 TCN) và Aristotle(384-322 TCN) đã nhận thức được căn bệnh này. Aristotle cũng giải thích tình trạng này một cách chi tiết. Người Hy Lạp cổ đại đã biết bệnh trứng cá như  là’Tovoot’, theo ý nghĩa của từ này ở số ít là ‘sự tăng trưởng đầu tiên của râu’ do đó nó có liên quan với tuổi dậy thì. Khoảng sau Công Nguyên năm thứ 2 , ý nghĩa của bệnh trứng cá được mở rộng hơn là “các điểm cao nhất của sự phát triển và tăng trưởng” nên được gọi là “tuổi dậy thì”. Do đó từ’tovoot’ theo tiếng Hy lạp lần đầu tiên xuất hiện trong các tác phẩm của nhà hùng biện Hy Lạp Julius Pollux. Và bệnh trứng cá được điều trị bằng mật ong và hỗn hợp xà phòng đã làm giảm rất nhiều tổn thương viêm trong bệnh trứng cá.

  1. Bệnh trứng cá ở La Mã cổ đại

Ở La Mã cổ đại,bệnh trứng cá thường được điều trị với xà phòng tắm và sử dụng nước khoáng nóng kết hợp với lưu huỳnh để thông thoáng, làm sạch lỗ chân lông cũng như các tác nhân gây tắc nghẽn da. Aulus Cornelius Celsus (25TCN- 50TCN), một nhà biên tập La Mã, đã đề cập trong cuốn sách y học của ông có tựa đề De Medicina: “để điều trị bệnh trứng cá và đốm tàn nhang gần như là một sự lãng phí thời gian, nhưng phụ nữ không thể  tách xa việc chăm sóc cho vẻ ngoài của mình” . Cassius (Thế kỷ thứ 3 Sau Công Nguyên) giải thích rằng rối loạn này có liên quan đến tuổi dậy thì, chúng được gọi bằng cái tên “akmas”. Ở thế kỷ thứ 4 Sau Công Nguyên, các bác sĩ của tòa án Theodosius khuyên bệnh nhân bị bệnhtrứng cá lau sạch “ mụn” với một miếng vải trong lúc đang xem sao băng và sau đó mụn trứng cá sẽ “ rời khỏi cơ thể”. Pliny và Celsus sử dụng từ ‘varus’ để làm sáng tỏ căn bệnh này. Cho đến thế kỷ thứ 5 Sau Công Nguyên, từ ‘acne’ được coi như là miêu tả sai xuất phát từ từ ‘acme’. Aetius, là một bác sĩ của hoàng đế Justinian, lần đầu tiên sử dụng từ  ‘acne’ sau khi khẳng định rằng từ’acme’ là do lỗi khi in.

  1. Bệnh trứng cá ở nền Y học Hy lạp – Ả Rập

Những học giả nổi tiếng ở Hy lạp – Ả rập đã mô tả trình trạng bệnh trứng cá giống như bệnh trứng cá thông thường hiện nay. Rabban Tabari (770-850 TCN) trong luận thuyết của mình ‘Firdous al Hikmah’ (Paradise of Wisdom) diễn giải và mô tả tuyến bã nhờn. Sabit Bin Qurrah (836-901TCN) đã mô tả các công thức khác nhau để điều trị các sẩn đỏ ở trên mặt. Zakariya Razi (850-923TCN) còn được gọi là Rhazes giải thích điều trị Busoore labaniya (bệnh trứng cá) xuất hiện trên mặt và mũi trong y văn của mình là Al Hawi. Ibn Sina (980-1037) cũng được biết đến như Avicenna trong văn bản huyền thoại của mình ‘Al Qanoon Fil Tib’ (The Cannon Y) đã miêu tả sinh bệnh học và biểu hiện lâm sàng của Busoore labaniya (bệnh trứng cá) . Ibn Hubl (1122-1213) chép trong chuyên luận “Kitab al Mukhtarat Fil Tib ‘(Các lựa chọn cuốn sách trong y học) biểu hiện lâm sàng và nguyên nhân của bệnh trứng cá thông thường. Abu Al Hassan Al Jurjani (Thế kỷ 12) trong nhiều cuốn sách hoành tráng của ông ‘Zakaria Khawarizmi Shahi’ (Thesaurus của Shah của Khwarazm) đã mô tả nguyên nhân của các đợt nổi sẩn đỏ ở trên mặt. Daud Antaki (1541-TCN và mất năm 1599) cũng được gọi là David, ông đã chứng minh bệnh trứng cá do miễn dịch dịch thể gây nên [18]. Akbar Arzani (1772 TCN) và HKM Azam Khan (1813-1902 TCN) đã giải thích được các biểu hiện lâm sàng của bệnh trứng cá.

  1. Bệnh trứng cá thời đại Elizabeth

Trong thời đại của Nữ Hoàng Elizabeth (1558-1603), sự xuất hiện của phụ nữ cực kỳ quan trọng. Khi họ xuất hiện trang điểm làn da với chất Venetian hay còn gọi là chất bạch diện, chính lớp trang điểm làm sản sinh ra nhiều mụn trứng cá. Trứng cá thời điểm đó cũng đã góp vào bức tranh về bệnh trứng cá sinh động hơn. Để quản lý bệnh trứng cá nên người ta đã sử dụng thủy ngân điều trị. Tuy nhiên, thủy ngân ăn mòn da, độc trên da. Cho nên người ta đã dùng lưu huỳnh cổ để điều trị. Daniel Sennert (1572- 1637), trích dẫn quan điểm của Theocritus và Rhodiginus, điều trị bệnh trứng cá và trứng cá đỏ dưới tiêu đề tương tự là điều trị trứng cá bằng lưu huỳnh.

Năm 1638, Riolanus đã mô tả bệnh trứng cá liên quan đến rối loạn kinh nguyệt. Năm 1648, Jonston cũng đề cập bệnh trứng cá liên quan với quan hệ tình dục khác giới và liên quan đến yếu tố tâm thần.

Năm 1783, Plenck chia bệnh trứng cá đỏ thành 9 loại.

Willan (1778- 1821) và Bateman (1757- 1812) chia bệnh trứng cá theo quan điểm của ‘ionthoi’ hoặc ‘vari’ thành 3 loại và phân chia dựa theo tổn thương là: thông thường, sẩn mụn mủ và cục cứng.

Trong vài thập kỷ tới các tài liệu về bệnh trứng cá trở nên đồ sộ với quan điểm tương phản đặc biệt là vấn đề phân loại và danh pháp. Năm 1840 TCN, Fuchs lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ ‘Acne vulgaris’ (Trứng cá thông thường) và chia bệnh trứng cá thành bệnh trứng cá thông thường, trứng cá nang lông và trứng cá đỏ.

Năm 1842 TCN, Baumes P các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh trứng cá được đề cập đến là lối sống, sử dụng mỹ phẩm, rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, vấn đề tình cảm và những bất thường về hành vi tình dục. Trong cùng năm đó Gustav Simon đưa ra quan điểm của mình rằng bệnh trứng cá chủ yếu liên quan đến nang lông và cũng là một trong những người đầu tiên phát hiện ‘acarus’ hoặc ‘Demodex folliculorum’mà ông nghĩ có thể là một yếu tố gây ra bệnh trứng cá.

Erasmus Wilson (1809-1884) cho rằng: bệnh trứng cá liên quan đến tuyến bã nhờn.

Năm 1920, Jack Breitbart của Tổng công ty Revlon phát minh benzoyl peroxide để điều trị bệnhtrứng cá. Breitbart nhận ra rằng sản phẩm này có hiệu quả hơn và có mùi tốt hơn so với các phương pháp điều trị lưu huỳnh cổ xưa. Khoảng năm 1930, thuốc nhuận tràng được sử dụng phổ biến để điều trị mụn. Vào những năm 1950 Tetracyclin là lần đầu tiên được kê đơn điều trị bệnh trứng cá vì cho rằng bệnh trứng cá do vi khuẩn gây ra. Vào những năm 1960, điều trị bệnh trứng cá tại chỗ bằng Retin-A. Retin-A đã cho kết quả rất tuyệt vời và vẫn đang được sử dụng cho tới ngày nay.  Năm 1975, Plewig G và Kligman A M không đồng ý với khuyến cáo của FDA về các sản phẩm lưu huỳnh. Họ cho rằng nó có thể trầm trọng hơn là giảm bệnh trứng cá. Trong những năm 1980, một loại thuốc mới là Accutane (Isotretinoin) điều trị bệnh trứng cá xuất hiện trên thị trường Mỹ. Nó cho thấy cực kỳ hiệu quả nhưng các phản ứng phụ nghiêm trọng cũng được ghi nhận như: đột quỵ, động kinh, đau tim và rụng tóc. Phụ nữ được khuyên tránh thai trong vòng 6 tháng sau khi ngừng điều trị . Năm 1990, liệu pháp laser đã phát triển trong điều trị bệnh trứng cá và hiện nay đã được sử dụng rộng rãi để khắc phục sẹo trứng cá gây ra. Năm 2000, liệu pháp ánh sáng xanh / đỏ được phát triển cùng với liệu pháp laser để điều trị bệnh trứng cá. Phương pháp lăn kim nổi lên như một phương pháp điều trị mới để điều trị sẹo do bệnh trứng cá gây ra. Vào năm 2006, đã phát triển liệu pháp tạo collagen qua da cùng với lăn kim. Năm 2007, một loại vaccin ngăn ngừa viêm trong bệnh trứng cá được thí nghiệm thành công trên chuột, nhưng vẫn chưa được thử nghiệm ở người.

Bệnh trứng cá còn được gọi là bệnh trứng cá thông thường là hình mẫu phổ biến nhất của bệnh trứng cá và thường liên quan đến tuổi thanh thiếu niên. Thuật ngữ ” acne  vulgaris” hàm ý sự hiện diện của comedones nhỏ góp phần vào sự hình thành của bệnh trứng cá. Cuối cùng,bệnh trứng cá là một rối loạn da phổ biến gây ảnh hưởng đến các cá nhân ở mọi lứa tuổi khác nhau. Mặc dù hiếm khi đe doạ đến tính mạng, nhưng nó tác động đến tâm lý rất đáng kể. Như vậy, bệnh trứng cá có một một lịch sử rất lâu đời, từ thời tiền sử cho ngày nay.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Davis E.C., et al. A Review of Acne in Ethnic Skin: Pathogenesis, Clinical Manifestations, and Management Strategies. J Clin Aesthetic Dermatol. 2010. 3 (4) 24-38.
  2. Fabbrocini G., et al. Acne Scars: Pathogenesis, Classification and Treatment. Dermatology Research and Practice. 2010. 1-13.
  3. Del Rossso J.Q., 2007: Acne Vulgaris and Rosacea. ACP Medicine. WebMD, New York. Section 2, Chapter 12.
  4. Garfield E. Current Comments: Acne Vulgaris- the Adolescent’s Albatross. Essays of An information Scientist. 1981-82. 5; 364-72.
  5. Zouboulis C.C., et al. What is the Pathogenesis of Acne? Exp Dermatol. 2005. 14; 143-52.
  6. Larson S.K., et al. Acne Vulgaris: Pathogenesis, Treatment and Needs Assessment. Dermatol Clin. 2012. 30; 99-106.
  7. Coan L., 2005: History of Acne. Article Dashboard. http://www.articledashboard.com/Article/History-Of-Acne/2912672
  8. Sern J., 2007: The History of Acne. Article Dashboard. http://johnsern.articlealley.com/the-history-of-acne-223237.html
  9. Grant RNR. The Section of the History of Medicine: The History of Acne. Proceedings of Royal Society of Medicine. 1951. 44; 649-52.
  10. Monroe H. Acne Cures from the Past. eHow Style, Demand Media, Inc. http://www.ehow.com/way_5279747_acne-cures-past.htmls.
  11. History of Acne and Its Treatment. Best Acne Treatment http://www.bestacnetreatment.org/history-of-acne-and-its-treatment.
  12. Tabri R., 2010: Firdaus Al Hikmat (Urdu Translation by Nadvi HRS). CCRUM, Ministry of Health and Family Welfare, New Delhi, 128.
  13. Qurrah S.I., 1987: Tarjumae Zakheera Sabit Ibne Qurrah (Urdu Translation by Hakeem S.A., Ali) Litho Colour Printers Aligarh, AMU, Aligarh, 33-34.
  14. Razi AMBZ., 1994: Al Hawi Fil Tib (Urdu Translation by Hakeem M.Y., Siddiqui). Saba Publishers Aligarh, AMU, Aligarh, 23; 36-37.
  15. Ibn Sina., 2010: Al Qanoon Fil Tib. Idara Kitab ul Shifa, New Delhi, 1432.
  16. Ibn Hubl., 2005: Kitab Al Mukhtarat fil tib. CCRUM, Ministry of Health and Family Welfare’, Govt. of India. New Delhi, 4; 188-189, 32.
  17. Jurjani I., 2010: Zakheera Khawarzam Shahi (Urdu Translation by Khan H.H). Idara Kitab us Shifa, New Delhi. 2 (6) 13-16.
  18. Antaki D., 2010: Tazkirah Oolil Albab (Arabic). CCRUM, Ministry of Health and Family Welfare, New Delhi, 2; 87.
  19. Arzani A., 2001: Mizanut Tib (Urdu Translation by Kabeeruddeen H.M). Idara Kitab us shifa, New Delhi, 249.
  20. Arzani A. Tibe Akbar (Urdu Translation by Hussain M). Deoband: Faisal Publications; YNM, 722. 21. Khan A., 1917: Akseer Azam. Matab Munshi Naval Kishore, Lucknow. 4; 450-1.

TS.BS. Nguyễn Thế Toàn

Show More

Related Articles

Back to top button