Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, dinh dưỡng và sức khỏe da liễu
Người dịch: Hồ Thu Linh
Nhiều bác sĩ da liễu và chuyên gia dinh dưỡng quan tâm đến việc tìm hiểu mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, dinh dưỡng và sức khỏe da liễu.
- Một đánh giá tổng hợp của 150 nghiên cứu đã phát hiện ra các liên kết tiềm năng dựa trên một số thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên nghiêm ngặt.
- Các tác giả kết luận rằng mặc dù các mức độ liên quan khác nhau, chế độ ăn uống và dinh dưỡng, với một số ngoại lệ hạn chế, không làm thay đổi các tình trạng da liễu.
HIện nay mối quan hệ giữa chế độ ăn uống, dinh dưỡng và tình trạng da liễu rất đang được quan tâm.
Đánh giá tổng hợp trên các nghiên cứu hiện có cho thấy phần lớn bằng chứng về mối liên hệ tác động qua lại giữa chế độ ăn uống, dinh dưỡng và tình trạng da liễu chủ yếu dựa trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứ không phải các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, vốn là tiêu chuẩn vàng cho nghiên cứu y học.
Nghiên cứu trên là công trình của tác giả chính, Tiến sĩ Kabir Sardana và điều tra viên cao cấp, Tiến sĩ Soumya Sachdeva, hiện công tác tại Viện Khoa học Y tế Atal Bihari Vajpayee và Bệnh viện Dr Ram Manohar Lohia ở Delhi, Ấn Độ.
Theo tác giả: “Mặc dù rất hợp lý rằng một số chất bổ sung dinh dưỡng nhất định có thể hữu ích, tuy nhiên vẫn có sự khác nhau giữa bối cảnh nghiên cứu và các tình huống lâm sàng trong đời thực. Ngoài vai trò của gluten trong bệnh celiac, rất ít yếu tố chế độ ăn uống có liên quan đến bệnh da liễu. “
Sau khi xem xét 150 bài báo đã xuất bản về chế độ ăn uống, dinh dưỡng và da liễu trong 15 năm qua, tác giả nhận định rằng “dữ liệu không có chỗ đứng vững chắc và khiến bác sĩ da liễu rơi vào tình thế khó khăn và bệnh nhân bối rối. Và điều này thật đáng tiếc, vì kiến thức đúng đắn về vai trò của bổ sung dinh dưỡng trong các bệnh da liễu có thể là một công cụ hữu ích trong việc tư vấn cho bệnh nhân và trong một số trường hợp nhất định như cải thiện chứng rối loạn”.
Bài viết được đăng trên Tạp chí JCD: The Journal of Cosmetic Dermatology.
Trả lời trên Medical News Today, Bác sĩ da liễu Patricia Farris cho biết: “Đã có những nghiên cứu thú vị xem xét vai trò của chế độ ăn uống và / hoặc các chất bổ sung cụ thể đối với mụn trứng cá, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, bạch biến và bảo vệ da chống lão hóa.Và trong khi mọi nghiên cứu có thể không đáp ứng các tiêu chí thiết kế nghiên cứu khắt khe nhất, thông tin thu thập được từ những nghiên cứu này vẫn có thể có giá trị đối với các bác sĩ da liễu.”
Về việc thiếu các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, Tiến sĩ Farris giải thích:
“Điều quan trọng cần nhớ là hầu hết các nghiên cứu lớn, ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược được tài trợ bởi các nhà sản xuất hoặc công ty dược phẩm tiếp thị các sản phẩm đang được thử nghiệm. Trong trường hợp là thực phẩm hoặc chất bổ sung, những phương pháp điều trị này không phải trải qua quy trình phê duyệt của FDA [Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm]. Do đó, có rất ít động lực để các công ty thực hiện các nghiên cứu nghiêm ngặt và tốn kém”.
Có một trở ngại tiềm ẩn khác, như chuyên gia về chế độ ăn uống và da liễu, Tiến sĩ Rajani Katta nói với MNT. “Chúng tôi thiếu dữ liệu an toàn về chất bổ sung nói chung vì các nhà sản xuất không phải điều tra về độ an toàn trước khi đưa chất bổ sung ra thị trường.”
Các tác giả cho biết: “Việc thiếu thông tin so sánh giữa việc thay đổi dinh dưỡng hoặc chế độ ăn uống với các chất đã được xác nhận thông thường khiến dữ liệu khó ứng dụng trong việc quản lý bệnh nhân trong thế giới thực”.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các mức độ bằng chứng khác nhau cho các mối liên hệ mật thiết của:
- chế độ ăn kiêng có chỉ số đường huyết thấp với mụn trứng cá
- dầu cá và giảm cân với bệnh vẩy nến
- dầu cá và men vi sinh với bệnh viêm da dị ứng
- vitamin và chiết xuất thực vật có tác dụng chữa bệnh bạch biến
Họ cũng tìm thấy bằng chứng “khan hiếm” về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và dinh dưỡng với chứng rối loạn bóng nước và rối loạn ảnh hưởng
Tuy nhiên, đánh giá đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít histamine có thể hữu ích đối với chứng mày đay từng đợt và thức ăn cay nóng có thể gây ra bệnh rosacea.
Bài đánh giá cho biết: “chế độ ăn uống hầu như có tác dụng hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị các rối loạn về da”.
Tiến sĩ Farris khuyên các bác sĩ da liễu nên bám sát các tài liệu vì nó liên quan đến dinh dưỡng và chất bổ sung để họ có thể cung cấp cho bệnh nhân của mình một cách tiếp cận toàn diện hơn để điều trị các rối loạn về da.
Tiến sĩ Katta cho biết, “Có một số chất bổ sung mà tôi đang theo dõi chặt chẽ vì các nghiên cứu sơ bộ cho thấy những khả năng đầy triển vọng. ” Cụ thể:
- “Sử dụng nicotinamide có tác dụng ngăn ngừa ung thư da không phải u hắc tố ở những người có tiền sử ung thư da.
- Sử dụng prebiotics và probiotics trong điều trị viêm da dị ứng – mặc dù chúng tôi có một số thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, việc chuyển kết quả của các thử nghiệm này sang chế độ chăm sóc bệnh nhân thực tế là một thách thức vì các thử nghiệm đã sử dụng điều trị bổ sung với liều lượng, loại và thời gian khác nhau.
- Nghiên cứu về các loại thực phẩm cung cấp thêm khả năng chống nắng, như cà chua và nho.
- Sử dụng chất bổ sung kẽm để điều trị mụn trứng cá – một số nghiên cứu sơ bộ đã cho thấy lợi ích, nhưng một lần nữa, với rất nhiều hình thức, liều lượng và thời lượng khác nhau, thật khó để chuyển các nghiên cứu thành các khuyến nghị điều trị thực tế. ”
Các tác giả của nghiên cứu cũng lo ngại về chất lượng của các chất bổ sung mà các công ty đang tiếp thị.
Đáng chú ý, có nhiều sự kết hợp không được chấp thuận khác nhau, được cấp phép làm chất bổ sung thực phẩm, làm cho thành phần và cơ sở lý do của chúng khó phân biệt trong các rối loạn về da.
Tiến sĩ Katta cũng cảnh báo: “Một điểm quan trọng về đánh giá này là nó tập trung vào các báo cáo đã được công bố về hiệu quả, không phải về các vấn đề an toàn. Đây là một cân nhắc quan trọng vì chúng tôi có nhiều báo cáo về mối lo ngại tiềm ẩn về tính an toàn của các chất bổ sung dinh dưỡng OTC [không kê đơn].
Nguồn: medicalnewstoday.com