fbpx
Điểm tin y tế

NGHIÊN CỨU CỦA OXFORD: HIV BẮT NGUỒN TỪ CỘNG HOÀ DÂN CHỦ CÔNGO VÀO 90 NĂM TRƯỚC

Theo nghiên cứu mới nhất từ Đại học Oxford, đại dịch HIV toàn cầu bắt đầu tại Cộng hoà Dân chủ Côngo khoảng 90 năm trước. REUTERS/Darrin Zammit Lupi.
Vào Thứ năm, các nhà khoa học đã giải đáp những bí ẩn lâu đời của một trong những căn bệnh dai dẳng nhất của nhân loại khi cho rằng Đại dịch HIV có nguồn gốc ở Kinshasa, thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ Congo, khoảng 90 năm trước đây. Nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí Khoa học, chỉ ra nguồn gốc di truyền của virus suy giảm miễn dịch ở người, tiền thân của AIDS, là từ đất nước Trung Phi này.
Vấn đề mà nghiên cứu không trả lời được đó là cách thức virus được truyền từ động vật linh trưởng hoặc từ khỉ không tiến hoá thành người sang ngườiNhưng các nhà nghiên cứu, chủ yếu là từ Oxford, chỉ ra trong một thông cáo báo chí rằng “có thể thông qua việc săn bắn hoặc xử lý thịt rừng“. Tuy nhiên, bài báo đã dành phần còn lại để đề cập đến việc HIV có nguồn gốc ở Tây Phi.
Tác giả chính Oliver Pybus đến từ Khoa Động vật học của Đại học Oxford, trong một tuyên bố, cho biết rằng “Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đã thực hiện cách tiếp cận từng phần lịch sử di truyền của HIV, tìm hiểu những hệ gen HIV đặc biệt ở những vị trí đặc biệt“. Có vẻ như một sự kết hợp của nhiều yếu tố ở Kinshasa vào đầu thế kỷ 20 đã tạo ra một ‘cơn bão kinh hoàng’ cho sự xuất hiện của HIV, dẫn đến dịch bệnh lan rộng với sức mạnh không thể bị ngăn cản trên toàn Châu Phi cận Sahara.”
Góp phần vào cơn bão kinh hoàng đó là hệ thống đường sắt trải rộng trên phạm vi của nước này, với Kinshasa ở vị trí trung tâm, có khoảng một triệu người đã đi du lịch bằng tàu hoả vào cuối những năm 1940. Hệ thống y tế không an toàn, tại đó con người được điều trị các bệnh khác bằng kim nhiễm HIV, và mại dâm, đã khiến cho Cộng hòa Dân chủ Congo trở thành nơi bắt nguồn hiển nhiên của đại dịch. Vào những năm 1970, nhân viên y tế phát hiện AIDS tại Hoa Kỳ.
Pybus cho rằng HIV lây lan từ những người đi tàu hoả và qua nguồn nước “đến Mbuji-Mayi  Lubumbashi ở miền cực Nam và Kisangani ở miền cực Bắc vào cuối những năm 1930 và đầu những năm 1950. Họ kết luận rằng sự lây lan đến các thành phố này biến chúng thành “ổ bệnh thứ phát” mà từ đó nó lan tới phần còn lại của Châu Phi. “Chúng tôi nghĩ rằng có khả năng những thay đổi xã hội xung quanh việc dành được độc lập vào năm 1960 làm cho virus lây truyền ‘từ nhóm nhỏ những người bị nhiễm bệnh sang dân số lớn hơn và cuối cùng lan ra cả thế giới.”
Người dịch: Trần Quang Tiến
Ngày 05/11/2014
Show More

Related Articles

Back to top button