fbpx
Điểm tin y tếTin nổi bậtTin tức - Sự kiện

Phát triển các chiến lược ngành y tế toàn cầu về HIV, viêm gan vi rút và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) giai đoạn 2022-2030

Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 74 hôm nay đã thông qua quyết định trước đó của Ban điều hành yêu cầu phát triển các chiến lược của Ngành Y tế Toàn cầu về HIV, viêm gan vi rút và STIs giai đoạn 2022-2030. Các chiến lược mới sẽ được xây dựng để Hội đồng xem xét vào năm 2022 thông qua quá trình tham vấn rộng rãi với các Quốc gia thành viên, cộng đồng và các bên liên quan khác, đồng thời nằm trong mối liên hệ với các chiến lược của UNAIDS và Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét.

Các Chiến lược Ngành Y tế Toàn cầu hiện có về HIV, viêm gan vi rút và STIs giai đoạn 2016-2021 sẽ kết thúc vào năm nay và các chiến lược mới là cần thiết để thu hẹp khoảng cách giữa các Mục tiêu Phát triển Bền vững năm 2021 và 2030.

Phiên họp lần thứ 148 của Ban điều hành WHO vào tháng 1 năm 2021 đã xem xét báo cáo giai đoạn 2016-2021 và yêu cầu WHO phát triển các chiến lược mới cho giai đoạn 2022-2030. Báo cáo lưu ý rằng mặc dù có tiến bộ đáng kể trong một số lĩnh vực phòng ngừa và điều trị, hầu hết các mục tiêu tạm thời đến năm 2020 trong các chiến lược vẫn chưa đạt được. Ngay cả trước đại dịch COVID-19, tốc độ tiến bộ trong việc giảm các ca nhiễm HIV mới, tăng khả năng tiếp cận điều trị và chấm dứt các ca tử vong liên quan đến AIDS vẫn đang chậm lại.

290 triệu người trên toàn cầu không biết rằng họ đang sống chung với bệnh viêm gan vi rút và không tiếp cận được những tiến bộ lớn trong phòng ngừa, xét nghiệm và điều trị viêm gan. Trước đại dịch, hơn 1 triệu ca nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) liên tục ghi nhận mỗi ngày trên toàn thế giới với hơn 350.000 kết quả thai bất lợi như 200.000 ca thai chết lưu và các ca tử vong do STI ở trẻ sơ sinh xảy ra hàng năm.

Trước tình hình này, WHO đã tổ chức một loạt các cuộc họp và tham vấn trực tuyến để cung cấp thông tin về quá trình phát triển của các chiến lược:

Các cuộc thảo luận đã diễn ra ở khu vực Mỹ Latinh và Đông Địa Trung Hải theo sự ủy quyền trước đó của Ban điều hành WHO và các cuộc tham vấn khu vực trực tuyến hiện đã được lên kế hoạch: Caribe từ ngày 2-4 tháng 6; WHO khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 6; khu vực Châu Âu của WHO từ 16-17 / 6; và WHO Khu vực Châu Phi từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 6.

Để bổ sung cho các cuộc tham vấn này, một loạt các cuộc họp giao ban của các Quốc gia Thành viên sẽ được triệu tập tại Geneva và một cuộc khảo sát trực tuyến có sẵn để mở rộng phạm vi lấy ý kiến từ các bên liên quan khác.

WHO khuyến khích tất cả các cá nhân và tổ chức quan tâm hoàn thành cuộc khảo sát trực tuyến. Bản khảo sát hiện sẵn có trực tuyến bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Pháp, và trong những ngày tới, sẽ cập nhật tiếng Ả Rập.

WHO đề xuất, sau khi đã được đồng thuận, ba chiến lược sẽ được trình bày trong một tài liệu với trọng tâm là tăng cường hơn nữa các cơ hội hội nhập, bao gồm thông qua chăm sóc sức khỏe ban đầu và hợp tác với các bên trong cộng đồng. Các chiến lược mới sẽ tìm cách duy trì cách tiếp cận riêng đối với từng khu vực bệnh đồng thời nhấn mạnh sự hiệp lực quan trọng cần có trong việc chống lại HIV, viêm gan vi rút và STI nói chung.

Người dịch: Hồ Thu Linh
Nguồn: WHO

Developing global health sector strategies on HIV, viral hepatitis and sexually transmitted infections for 2022-2030

The 74th World Health Assembly today adopted a previous decision of the Executive Board to request that Global Health Sector Strategies on HIV, viral hepatitis and sexually transmitted infections are developed for the period 2022-2030. New strategies will now be developed for the Assembly’s consideration in 2022 through a broad consultative process with Member States, communities and other stakeholders and in alignment with the strategies of UNAIDS and the Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis and Malaria.

Existing Global Health Sector Strategies on HIV, viral hepatitis and sexually transmitted infections 2016-2021 end this year and new strategies are needed to bridge the gap between 2021 and the 2030 Sustainable Development Goals. 

The 148th Executive Board in January 2021 considered a report on 2016-2021 progress and requested that WHO develop new strategies for 2022-2030. The report noted that despite considerable progress in some areas of prevention and treatment, most interim 2020 targets across the strategies have not been reached. Even prior to the COVID-19 pandemic the pace of progress in reducing new HIV infections, increasing access to treatment and ending AIDS-related deaths was slowing.

Major advances in hepatitis prevention, testing and treatment were still failing to reach the 290 million people globally unaware they are living with viral hepatitis. And prior to the pandemic more than 1 million sexually transmitted infections (STIs) continued to be acquired every day worldwide with more than 350,000 adverse birth outcomes including 200,000 stillbirths and newborn STI-related deaths occurring annually.

In response, WHO is organizing the following series of virtual briefings and consultations to inform the strategies’ development process:

Discussions have already taken place in the Latin America and Eastern Mediterranean regions following the earlier mandate of WHO’s Executive Board and virtual regional consultations are now planned for: the Caribbean from 2-4 June; the WHO Western Pacific and Southeast Asia regions from 15-16 June; the WHO European region from 16-17 June; and the WHO Africa Region from 22-24 June.

To complement these consultations a series of Member State briefings will be convened in Geneva, and an online survey is available to broaden the scope for input from additional stakeholders.

WHO encourages all interested individuals and organizations to complete the online survey. The survey is currently available online in EnglishSpanish, Russian and French, and in the coming working days Arabic will also be available.  

WHO is proposing that the three strategies, when final, will be presented in one document with an emphasis on further strengthening integration opportunities including through primary health care and collaboration with community actors. The new strategies will seek to preserve an individual approach to each disease area while also emphasizing important synergies to be found in combatting HIV, viral hepatitis and STIs collectively.

Source: WHO


Show More

Related Articles

Back to top button