fbpx
Chuyên đề KCBDa liễu chuyên sâuTin nổi bật

Phát triển thang điểm phân loại màu da mới

Người dịch: Trần Quang Tiến, 11/01/2024

Phát triển thang điểm phân loại màu da mới

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí British Journal of Dermatology của một nhóm nghiên cứu quốc tế đa ngành đề xuất một thang điểm phân loại mới nhằm mô tả mức độ đậm nhạt da người.

Cho đến nay không có danh pháp tiêu chuẩn nào mô tả toàn bộ màu da của con người. Công cụ được sử dụng phổ biến nhất để phân loại màu da là Thang điểm Fitzpatrick, được phát triển để mô tả cách da người phản ứng với ánh nắng mặt trời và ban đầu chỉ bao gồm các sắc tố nhạt; nó không được phát triển như một thang đo mô tả đầy đủ sắc tố màu da. Vì thế, thang điểm Fitzpatrick thiếu hụt các tông màu da tối hơn. Một hạn chế khác của Thang điểm Fitzpatrick là nó dựa trên các tiêu chí chủ quan, chẳng hạn như cảm nhận cá nhân về tông màu da.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đa ngành đã phát triển Thang điểm phân loại màu da người Eumelanin Human Skin Colour Scale (EHSCS) như một công cụ duy nhất, cho phép mô tả toàn bộ phổ màu da cấu thành của con người một cách khách quan và công bằng hơn.

Eumelanin, chromophore chủ đạo của da người, được sử dụng như một thuật ngữ mô tả chính trong danh pháp của thang đo này.

EHSCS dựa trên dữ liệu được công bố về phép đo được gọi là chỉ số melanin và được tính toán bằng cách đo lượng ánh sáng phản chiếu từ da. Các màu da khác nhau sẽ phản chiếu lượng ánh sáng khác nhau, màu da sáng hơn phản chiếu nhiều hơn và màu da tối hơn phản chiếu ít hơn.

Sử dụng các dữ liệu nghiên cứu đã được công bố, nhóm nghiên cứu có thể xác định phạm vi đã biết của chỉ số melanin và chia dữ liệu này thành năm mức độ:

  • Eumelanin thấp (Eumelanin Low – EML): <25
  • Eumelanin trung bình thấp (Eumelanin Intermediate Low – EMIL): 25 tới <50
  • Eumelanin trung bình (Eumelanin Intermediate – EMI): 50 tới <75
  • Eumelanin trung bình cao (Eumelanin Intermediate High – EMIH): 75 tới <100
  • Eumelanin cao (Eumelanin High – EMH): >100

Lợi ích của phương pháp tiêu chuẩn hóa để mô tả màu da này bao gồm:

  • Giúp việc phân tích và so sánh các nghiên cứu trong đó màu da là một biến số quan trọng trở nên dễ dàng hơn
  • Giúp xác định bệnh nào là phổ biến hơn hoặc nghiêm trọng hơn ở những người có màu da khác nhau
  • Cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhiều công cụ hơn để phát hiện thiếu sót trong tiến hành nghiên cứu
  • Thay thế các cách tiếp cận thiếu chính xác hoặc chủ quan để mô tả màu da không thực sự đại diện cho nhiều tông màu da của con người

Tiến sĩ Ophelia Dadzie, Chủ tịch Tập đoàn Lexicon của Hiệp hội Da liễu Anh quốc, cho biết: “Trong một thời gian dài, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhà nghiên cứu đã thiếu một công cụ đơn giản – một cách tiếp cận dựa trên bằng chứng để mô tả màu da. Trong nghiên cứu và y học, thường có những trường hợp mà màu da, chứ không phải chủng tộc, là một biến số quan trọng. Việc có thể mô tả một cách khách quan đặc điểm này sẽ giúp chúng ta xác định nhóm đối tượng dễ mắc bệnh, phân tích và so sánh các nghiên cứu khác nhau dễ dàng hơn, đồng thời cho phép chúng ta dễ dàng phát hiện các  thiếu sót trong nghiên cứu.

“Một điều quan trọng mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là thang đo này không thay thế cho đặc điểm sắc tộc hay các đặc trưng khác. Khi sắc tộc là yếu tố liên quan thì màu da không nên được sử dụng để thay thế cho nó và ngược lại.

“Khi phát triển thang đo này, chúng tôi đã suy nghĩ rất kỹ về ngôn ngữ chúng tôi sử dụng. Quá trình xem xét các công cụ mô tả làn da giúp chúng tôi nhận ra rằng đôi khi thuật ngữ dùng để mô tả tông màu da có thể đi kèm với những hàm ý chủ quan. Nghiên cứu đã cố gắng hết sức giữ tính trung lập bằng cách sử dụng thuật ngữ eumelanin – sắc tố nổi bật và phổ biến nhất trên da người.”

Tiến sĩ Tanya Bleiker, Chủ tịch Hiệp hội Da liễu Anh quốc, bình luận: “Tôi không nghi ngờ gì về việc thang đo Eumelanin sẽ có tác động cực kỳ tích cực đến nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe. Mô tả làn da một cách khách quan đang là một thách thức. Bệnh nhân, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và nhà nghiên cứu sẽ được hưởng lợi từ thang đo mô tả màu da này.

“Chúng tôi biết rằng các nghiên cứu thường gặp khó trong cách trình bày. Việc có các công cụ phù hợp để mô tả sự khác biệt về màu da là một bước quan trọng, giúp các nhà nghiên cứu đi đúng hướng.”

Nguồn tham khảo:

  1. The Eumelanin Human Skin Colour Scale: A Proof-of-Concept Study
    Link: British Journal of Dermatology 187(1)
    DOI:10.1111/bjd.21277
  1. https://www.bad.org.uk/researchers-propose-new-evidence-based-approach-to-describing-skin-colour/

Researchers propose new evidence-based approach to describing skin colour

A multidisciplinary group of international researchers has proposed a new objective scale for describing the range of human skin colours, in research published in the British Journal of Dermatology.

To date there is no standard nomenclature for describing the full spectrum of human constitutive skin colour.

Currently, the most commonly used scale to describe skin colour is the Fitzpatrick Scale. The Fitzpatrick Scale was developed to describe how human skin reacts to sunlight and initially only described lightly pigmented skin; it was not developed as a scale for describing skin colour. Because of this, the scale underrepresents darker skin colours and has led to a lack of recognition for the diversity of darker skin tones. Another limitation of the Fitzpatrick Scale is that it is based on subjective criteria, such as perceived skin tone.

The Eumelanin Human Skin Colour Scale (EHSCS) was developed by a multi-disciplinary group of international researchers as a solely descriptive scale, that enables the full spectrum of human constitutive skin colour to be described in a more objective and equitable manner.

Eumelanin, the dominant chromophore of human skin, has been used as a central descriptive word of the nomenclature of the scale.

The scale is based on published data for a measurement called the melanin index and is calculated by measuring the amount of light reflected from the skin. Different skin colours will reflect different amounts of light, with lighter skin colours reflecting more and darker skin colours reflecting less.

Using this existing published data, the researchers were able to define the known range of the melanin index and divide this into five sections:

  • Eumelanin Low (EML)-<25
  • Eumelanin Intermediate Low (EMIL): 25-<50
  • Eumelanin Intermediate (EMI): 50-<75
  • Eumelanin Intermediate High (EMIH): 75-<100
  • Eumelanin High (EMH):>100

The benefits of a standardised approach to describing skin colours include:

  • Making it easier to analyse and compare studies where skin colour is an important variable
  • Making it possible to talk precisely about diseases which are more common or more severe in people with different skin colours
  • Giving researchers more tools to spot underrepresentation in research
  • Replacing imprecise or subjective approaches to describing skin colour which are not truly representative of the broad range of human skin tones

Dr Ophelia Dadzie, Chair of the British Association of Dermatologist’s Lexicon Group, said: “For a long time, healthcare professionals and researchers have been missing a simple tool in their toolboxes; an evidence-based approach to describing skin colour. There are often instances in research and in medicine where skin colour, rather than say ethnicity, is an important variable. Being able to objectively describe this feature will help us talk more accurately about who diseases impact, will help us analyse and compare research more easily, and enable us to spot underrepresentation more clearly.

“An important thing that we would like to emphasise is that this is not a replacement for talking about ethnicity, or any other characteristic. Where ethnicity is the relevant factor, then skin colour should not be used as euphemism for this, and vice-versa.

“When developing this scale, we thought long and hard about the language we used. Our work looking at the skin descriptors had made us aware that sometimes the terminology used to describe skin tones can come with subtle connotations or assumptions. Where possible we have tried to avoid this by adopting neutral language which reflects the level of the most prominent and universal pigment in human skin, eumelanin.”

Dr Tanya Bleiker, President of the British Association of Dermatologists, said: “I have no doubt that the Eumelanin scale will have a hugely positive impact on research and healthcare. Describing skin objectively can be a challenge. Patients, healthcare professionals, and researchers will benefit from this standardised approach to describing skin colours.

“We know that there are often representation issues in research. While much can be done by individual researchers and organisations, having the right tools to describe variations in skin colour is an important step in the right direction.”

References:

  1. The Eumelanin Human Skin Colour Scale: A Proof-of-Concept Study
    Link: British Journal of Dermatology 187(1)
    DOI:10.1111/bjd.21277
  1. https://www.bad.org.uk/researchers-propose-new-evidence-based-approach-to-describing-skin-colour/
Show More

Related Articles

Back to top button