Phòng Chỉ đạo tuyến
GIỚI THIỆU PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN
Trưởng phòng: BSCKII. Nguyễn Khánh Hòa
Phó phòng: BSCKI. Trần Duy Thạch
1. Mốc hình thành: tháng 9 năm 1999
2.Tình hình nhân lực
Phòng có 15CBCNVC bao gồm: 06 biên chế, 10 hợp đồng
– 01 Bác sĩ Chuyên khoa II
– 01 Bác sĩ chuyên khoa I
– 01 Thạc sỹ Xét nghiệm
– 01 Bác sĩ Y học dự phòng
– 01 Cử nhân phòng chống tàn tật
– 01 Cử nhân Y tế công cộng
– 01 Y sĩ da liễu
– 08 KTV sản xuất dụng cụ chỉnh hình
3. Cơ cấu tổ chức
4. Chức năng nhiệm vụ
Là phòng chuyên ngành thuộc Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa, giúp Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lý về các lĩnh vực chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế.
– Xây dựng chiến lược, kế hoạch chỉ đạo tuyến và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
– Theo dõi tình hình dịch tễ một số bệnh chuyên khoa Da liễu.
– Chỉ đạo và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến trước.
– Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông giáo dục sức khoẻ.
– Tổ chức triển khai các chương trình, dự án 1 số lĩnh vực y tế dự phòng.
– Đề xuất kế hoạch, tham gia đào tạo xây dựng màng lưới chuyên khoa.
– Phối hợp công tác hợp tác Quốc tế.
– Định kỳ kiểm tra, đánh giá, đề xuất ban Giám đốc biện pháp khắc phục.
– Sản xuất dụng cụ chỉnh hình cho người bệnh phong.
– Nhiệm vụ khác: Tham gia đề án 1816; Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; và công việc khác…
5. Thành tích đạt được
5.1. Thực hiện mục tiêu cụ thể:
Năm 2016 đã hạ thấp các chỉ số dịch tễ bệnh phong tại khu vực miền Trung – Tây nguyên: tỷ lệ lưu hành bệnh phong xuống còn 0,03/10.000 dân (năm 2000 là: 0,41/10.000), tỷ lệ phát hiện bệnh phong xuống còn 0,32/100.000 dân (năm 2000 là:3,76/100.000), tỷ lệ tàn tật độ 2 ở bệnh nhân phong mới xuống còn 17,07% (năm 2000 là: 23,00%) và trong nhiều năm liền đưa tỷ lệ này xuống dưới 15,00%.
Đến năm 2015 có 11/11 tỉnh đã được tổ chức loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh.
5.2. Thực hiện các chỉ tiêu cơ bản:
Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2016, Phòng đã Chỉ đạo 11 tỉnh khu vực miền Trung – Tây nguyên tổ chức khám cho hơn 15 triệu lượt người, phát hiện 366 bệnh nhân phong mới, đào tạo cho hơn 3000 lượt cán bộ tuyến trước, sản xuất và cung cấp miễn phí hơn: 10000 đôi giày chỉnh hình, hơn 500 chiếc chân giả cho người bệnh.
5.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch:
– Hướng dẫn 15 tỉnh lập kế hoạch hoạt động hàng năm Dự án phòng chống phong, STI và điều trị nhiễm trùng cơ hội về Da liễu trong HIV/AIDS và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được duyệt.
– Hướng dẫn 15 tỉnh lập kế hoạch kinh phí và hoạt động hàng năm Dự án phòng chống phong, STI và điều trị cơ hội về Da liễu trong HI/AIDS.
– Tổ chức giao ban tổng kết công tác Chỉ đạo tuyến mỗi năm 02 lần nhằm đánh giá rút kinh nghiệm và giao chỉ tiêu kế hoạch cho 15 tỉnh khu vực miền Trung – Tây nguyên.
– Hàng năm Phòng tham mưu cho lãnh đạo ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thông tin, hướng dẫn 15 tỉnh triển khai kế hoạch.
– Phòng đã tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện hàng năm ban hành hơn gần 100 văn bản cho hoạt động chỉ đạo và hỗ trợ tuyến trước để hướng dẫn các đơn vị tuyến dưới thực hiện Dự án Phòng chống Phong, STI như: Hướng dẫn triển khai công tác năm; hướng dẫn lập kế hoạch phòng chống phong hàng năm; kế hoạch hỗ trợ tuyến trước của Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa; các báo cáo sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và giao chỉ tiêu kế hoạch cho tuyến trước; triển khai các Biểu mẫu sổ sách thống kê, báo cáo, kiểm tra hàng năm; thông tin quản lý bệnh nhân…
5.4. Công tác giám sát dịch tễ, khảo sát đánh giá thực trạng chuyên môn các đơn vị tuyến dưới:
– Từ năm 2001 đến nay, hang năm đã tổ chức phân vùng, xuất bản bản đồ dịch tễ phong nhằm đánh giá tình hình dịch tễ bệnh phong cấp phát cho các tỉnh khu vực miền Trung – Tây nguyên.
– Mỗi năm tổ chức 25 chuyến kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống phong, da liễu, STI tại 15 tỉnh khu vực miền Trung – Tây nguyên với các hình thức:
+ Kiểm tra chéo đột xuất tại các đơn vị Da liễu tuyến tỉnh theo mẫu “Bảng tiêu chuẩn kiểm tra hang năm”.
+ Giám sát thường quy hoạt động phòng chống Phong, STI tại 15 tỉnh miền Trung – Tây nguyên.
+ Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào: sử dụng nguồn lực, thực hiện chức năng nhiệm vụ; thực hiện quy chế Bệnh viện và một số quy định của Nhà nước; kiểm tra bệnh nhân; kiến thức và năng lực hoạt động của cán bộ màng lưới và Đào tạo tại chỗ cho cán bộ tuyến trước.
– Từ năm 2011 – 2016, phòng cử hơn 60đoàn công tác về huyện Ba Tơ để: điều tra dịch tễ và các yếu tố liên quan đến Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân tại Quảng Ngãi; khám phát hiện, sàng lọc đối tượng bị bệnh và điều trị dự phòng tại cộng đồng; hướng dẫn khám chẩn đoán, điều trị và hỗ trợ tuyến dưới điều trị, giám sát dịch tễ Hội chứng Viêm da, dày sừng bàn tay bàn chân tại Quảng Ngãi. Về cơ bản đã khống chế được dịch bệnh.
5.5. Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ tuyến trước:
– Hàng năm đã tham gia và tổ chức đào tạo, tập huấn cho tuyến dưới các nội dung sau:
– Lớp chuyên khoa định hướng da liễu.
– Lớp xét nghiệm trong chuyên khoa da liễu
– Bác sỹ phẫu thuật phong, Da liễu
– Điều dưỡng trong phẫu thuật phong, da liễu
– Điều dưỡng hồi sức trong Da liễu
– Kỹ thuật soi da và chăm sóc da
– Kỹ năng phòng chống phong cho cán bộ chuyên trách tỉnh, huyện, xã.
– Kỹ thuật làm giày dép chỉnh hình cho bệnh nhân phong
– Quản lý, chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
– Kỹ năng quản lý công tác dược trong chương trình mục tiêu chống phong và STI
– Quản trị mạng tin học, cài đặt một số phần mềm ứng dụng trong quản lý bệnh viện.
– Phân vùng dịch tễ phong và công tác thống kê báo cáo…
5.6. Công tác Giao ban, hội nghị, nghiên cứu khoa học và áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật:
– Mỗi năm phòng tham gia tổ chức 02 lần hội nghị giao ban và sinh hoạt khoa học cấp khu vực.
– Phòng tham gia nhiều đề tài cấp bộ, cấp cơ sở, đề tài hợp tác quốc tế.
– Tham gia soạn thảo và áp dụng thành công các biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả cao:
+ Phân vùng và xuất bản bản đồ dịch tễ phong khu vực miền Trung – Tây nguyên.
+ Phương pháp “khám có hình ảnh lâm sàng”.
+ Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội da liễu trong HIV/AIDS.
+ Sổ tay hướng dẫn xử trí các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
+ Mẫu kiểm tra, giám sát đơn vị da liễu tuyến tỉnh.
+ Mẫu báo cáo STI tuyến tỉnh và Đổi mới phương pháp thống kê STI khu vực miền Trung – Tây nguyên.
5.7. Thực hiện Đề án 1816:
– Đầu mối trong lập kế hoạch Đề án 1816 trình Bộ Y tế phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch hang năm.
– Phòng đã cử 137 lượt cán bộ trực tiếp thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, đã thực hiện chuyển giao 55 kỹ thuật cho tuyến trước.
5.8. Công tác hỗ trợ tuyến trước:
Mỗi năm phòng tổ chức hơn 80 chuyến công tác trực tiếp về cơ sở để hỗ trợ cán bộ tuyến dưới thực hiện các hoạt động: Khám phát hiện sớm bệnh nhân phong mới; phòng chống tàn tật, phẫu thuật lỗ đáo cộng đồng; đo, sản xuất và cấp miễn phí giày chỉnh hình, chân giả cho người bệnh phong; chọn bệnh nhân phong để phẫu thuật chỉnh hình; điều tra dịch tễ, khám, điều trị cho bệnh nhân mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tỉnh Quảng Ngãi; điều tra dịch tễ bệnh Phong, da liễu và STI…
– Truyền thông về bệnh phong bằng:
+ Xây dựng Film video truyền thông về bệnh phong cấp cho 11 tỉnh.
+ Cấp Pano truyền thông về bệnh phong cho 11 tỉnh.
+ Soạn thảo và in phiếu có hình ảnh lâm sàng để truyền thông và khám phát hiện sớm bệnh nhân phong mới.
– Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm PGL1 cho người tiếp xúc với bệnh nhân phong, cấp thuốc điều trị dự phòng cho trường hợp xét nghiệm PGL1 dương tính.
– Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, nhắc nhở và đào tạo, cầm tay chỉ việc cho cán bộ màng lưới.
– Giúp các tỉnh đưa chương trình bệnh phong vào học đường.
6. Nguyên nhân đạt được kết quả nêu trên:
6.1. Thuận lợi:
– Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy, của lãnh đạo Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa.
– Được sự ủng hộ, sự đoàn kết thống nhất của cán bộ phòng Chỉ đạo tuyến và sự phối hợp, giúp đỡ rất tốt của các khoa phòng.
– Sự phối hợp rất tốt với màng lưới chuyên khoa phòng chống phong 11 tỉnh khu vực miền Trung – Tây nguyên.
– Nhiệm vụ của phòng chỉ đạo tuyến đã được xác định rõ ràng, cán bộ phòng chỉ đạo tuyến cần cù năng động sáng tạo và thống nhất với phương hướng hoạt động của phòng.
– Áp dụng thành công các biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả cao:
+ Phân vùng và xuất bản bản đồ dịch tễ phong khu vực miền Trung – Tây nguyên.
+ Phương pháp “khám có hình ảnh lâm sàng”.
+ Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội da liễu trong HIV/AIDS.
+ Sổ tay hướng dẫn xử trí các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
+ Mẫu kiểm tra, giám sát đơn vị da liễu tuyến tỉnh.
+ Mẫu báo cáo STI tuyến tỉnh và Đổi mới phương pháp thống kê STI khu vực miền Trung – Tây nguyên.
6.2. Khó khăn:
– Cán bộ Phòng Chỉ đạo tuyến còn thiếu đặc biệt là đội ngũ Bác sỹ.
– Cơ sở vật chất ở địa phương còn nhiều thiếu thốn.
– Đa số cán bộ chuyên trách tuyến dưới ở các tỉnh chuyên môn còn hạn chế.
– Tình hình dịch tễ bệnh phong khu vực miền Trung – Tây nguyên còn phức tạp. Một số bệnh da liễu hiếm gặp có xu thế phát triển mạnh trong thời gian qua như: Hội chứng viêm da, dày sừng bàn tay, bàn chân; bệnh Tay chân miệng…
7. Các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận từ năm 2010 đến nay:
– Bằng khen của Bộ Y tế Tập thể lao động xuất sắc2010, 2012, 2013,
– Bằng khen của Công đoàn ngành y tế Việt Nam năm 2011
– Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2014 và nhiều bằng khen của các Ủy ban nhân dân 11 tỉnh miền Trung – Tây nguyên.
Một số hình ảnh hoạt động của phòng :