fbpx
Chuyên đề KCBDa liễu chuyên sâu

Rượu và bệnh vảy nến

“Alcohol and psoriasis” K. Adamzik, M. A. McAleer and B. Kirby Clinical and Experimental Dermatology, 2013
 I.Giới thiệu
Bệnh vảy nến là một bệnh da tự miễn phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 2% dân số. Có bằng chứng cho rằng rượu có thể kích hoạt bệnh vảy nến, và một tỷ lệ khá lớn bệnh nhân bệnh vảy nến dường như uống rượu quá nhiều. Ở Anh uống rượu tăng đáng kể trong 50 năm qua, năm 1965 mỗi người lớn (trên 15 tuổi) uống  6,1 L tới năm 2009 mỗi người lớn uống 10,2 L.
 Bệnh vảy nến có vẻ là  bệnh tự miễn phổ biến duy nhất mà uống rượu quá nhiều là một yếu tố nguy cơ cho sự khởi phát của nó. Trong các bệnh tự miễn dịch khác có bệnh sinh tương tự, rượu không liên quan với căn bệnh này, và thậm chí có thể còn được bảo vệ. Ví dụ, trong một  nghiên cứu uống rượu ít nhất một lần mỗi tuần có tác dụng bảo vệ nhẹ cho sự khởi phát của bệnh Crohn (CD). Uống rượu cũng đã được báo cáo có tác dụng bảo vệ bệnh viêm khớp dạng thấp (RA), và mặc dù một số nghiên cứu không xác định được vấn đề này, không có báo cáo nào về tác dụng có hại của rượu lên các bệnh này.Uống rượu có lẽ không phải là một yếu tố nguy cơ khởi phát hoặc tái phát của bệnh đa xơ cứng (MS), và thậm chí có thể có một số tác dụng bảo vệ thần kinh. Mặc dù các bệnh như CD, RA và MS giảm chất lượng cuộc sống và cản trở các hoạt động xã hội, những bệnh nhân này dường như không uống rượu nhiều.
II.Dịch tễ học
Sự tương quan giữa mức độ nặng bệnh vảy nến và uống rượu nhiều. Một nghiên cứu phụ nữ ở Mỹ cho thấy uống rượu ≤  2-3 ly / tuần tăng  nguy cơ tương đối (RR) phát triển bệnh vảy nến (RR = 1,72; 95% CI 1,15- 2,57) . Một nghiên cứu từ năm 1990 ở người đàn ông trung niên ở Phần Lan cho thấy rằng mối tương quan tỷ lệ xuất hiện bệnh vảy nến ở nhóm người uống rượu 100 g / ngày (12,5 đơn vị  Anh) so với nhóm không uống rượu là 2,2  (95% CI 1,3-3,9). Trong nghiên cứu của chúng tôi là 100 bệnh nhân bị bệnh gan do rượu, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh vảy nến là 15%, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ mắc bệnh vảy nên trong cộng đồng là 1-3%.
Một nghiên cứu dựa trên sổ ra viện và sổ tử vong tại các bệnh viện trên phạm vi cả nước Phần Lan trong khoảng thời gian 22 năm có 3132 bênh nhân nam và 2555 bệnh nhân nữ. Những bệnh nhân nặng được nhập viện điều trị nội trú bệnh vảy nến tỷ lệ tử vong gia tăng do nguyên nhân liên quan trực tiếp đến rượu. Tỷ lệ tử vong chuẩn (SMR) là 4,46 (95% CI 3,60-4,45) ở nam và 5,60 (95% CI 2,98-8,65) ở nữ. Các nguyên nhân gây tử vong ở nữ do bệnh gan (SMR 5,06;% CI 2,70-8,65 95), và ở nam do cả bệnh gan (6,98; 5,34-8,96) và rối loạn tâm thần liên quan đến rượu (8,91; 2,89-20,70 ).
III.Bằng chứng thực nghiệm
Rượu được biết ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch trong nhiều cách khác nhau: trong khi uống rượu nhiều dồn dập gây ức chế miễn dịch, uống rượu ít kéo dài dường như như lại kích thích đáp ứng tế bào viêm.
Rượu và các chất chuyển hóa của nó trong cơ thể  đã được biết là làm tăng các dấu hiệu quan trọng liên quan đến rối loạn chỉnh hệ thống miễn dịch trong hoạt động bệnh vảy nến như men chuyển yếu tố hoại tử khối u (TNF)-α (TACE) và thụ thể TNF loại 1 hòa tan.
 Trong một thí nghiệm trong ống nghiệm sử dụng tế bào sừng vảy nến và một dòng tế bào u lympho tế bào T, ethanol 0,05% kích hoạt tế bào lympho T và tăng sinh tế bào sừng, đó là các tính năng chính của bệnh vảy nến. Điều này có liên quan với tăng các nồng độ của yếu tố tăng trưởng chuyển dạng α, interleukin-6, và interferon- α, đây là những cytokine tiền viêm liên quan với bệnh vảy nến. Một thí nghiệm khác trong ống nghiệm, ethanol và acetone tăng điều hòa nồng độ RNA thông tin của các gen mã hóa cho tăng sinh tế bào sừng (α5 integrin, cyclin D1 và thụ thể yếu tố tăng trưởng tế bào sừng) và dẫn đến tăng sự sinh tế bào sừng ở người không tạo u (HaCaT). Nồng độ rượu ở da, và chất chuyển hóa khác của rượu, acetaldehyde, cũng được nghĩ là các yếu tố trực tiếp và  quan trọng gây ra bệnh vảy nến.
IV.Đánh giá của việc uống rượu
Nghiên cứu điều tra bệnh vảy nến và uống rượu thường dựa vào lời tự khai của người uống rượu. Nhiều phương pháp đánh giá uống rượu có độ nhạy và độ đặc hiệu thường áp dụng cho các nghiên cứu ở cộng đồng, nhưng không cần cho các nghiên cứu với một nhóm nhỏ bệnh nhân hay người khỏe mạnh. Bảng câu hỏi giá trị và chính xác nhất cho bệnh nhân vảy nến là thử nghiệm nhận biết những rối loạn sử dụng rượu(AUDIT), có độ nhạy 0,89 và đặc hiệu 0,92 trong tầm soát tình trạng lạm dụng rượu, và độ nhạy 0,93 và đặc hiệu 0,95 trong tầm soát phụ thuộc. Bảng câu hỏi AUDIT đã được xây dựng tại trạm y tế, và đã được sử dụng thành công trong một nghiên cứu bệnh vảy nến trong việc phát hiện lạm dụng rượu. Bảng câu hỏi khác thường được sử dụng bao gồm sàng lọc thử nghiệm tầm soát rượu của Michigan (độ nhạy là 0,91, đặc hiệu 0,84 lạm dụng rượu hoặc phụ thuộc) và bảng câu hỏi CAGE (độ nhạy trung bình 0,71 đặc hiệu 0.90 lạm dụng và phụ thuộc rượu)
 Có nhiều xét nghiệm sinh hóa và huyết học được sử dụng để đánh giá khách quan mức độ sử dụng rượu. Một trong những phương pháp mới và đáng tin cậy nhất là một xét nghiệm đo mức độ giảm carbohydrate, xét nghiệm này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chấp nhận  như là xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng để phát hiện uống rượu quá nhiều. Mặc dù có nhiều phương pháp đánh giá có độ nhạy và đặc hiệu, nhưng vẫn còn một só ít người có thoái quen đánh giá uống rượu dựa vào lời tự khai của người uống rượu, điều này có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu.
V.Hút thuốc
Nhiều nghiên cứu có sự liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc và bệnh vảy nến, vấn đề này thấy rõ hơn ở phụ nữ. Tăng nguy cơ bệnh vảy nến ở người hút thuốc là 3,3 lần đối với nữ và 2,3 lần đối với nam. Ngoài ra còn có một mối liên quan giữa hút thuốc lá và uống rượu; một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá là 37% trong số những người tiêu thụ > 2,3 đồ uống có cồn / tuần, so với tỷ lệ 22% trong số những người tiêu thụ đồ uống có cồn 1,2-2,3 / tuần.
VI.Uống rượu, bệnh vảy nến và bệnh tim mạch
Mặc dù uống rượu vừa phải được biết đến là bảo vệ tim mạch, uống rượu quá nhiều có vẻ là một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ (Hình. 1). Có bằng chứng cho rằng uống rượu nhiều mãn tính dẫn đến tăng đáp ứng tế bào viêm toàn thân. Viêm hệ thống là một tính năng của sự phát triển của bệnh tim mạch và bệnh vảy nến. Hơn nữa, uống rượu nhiều có liên quan với trầm cảm, rối loạn lo âu và bệnh vảy nến. Trầm cảm và lo âu được cho là không phụ thuộc yếu tố nguy cơ tim mạch, do đó đây có thể là một liên quan khác giữa rượu, bệnh vảy nến và bệnh tim mạch.
VI.Kết quả điều trị
Uống rượu quá nhiều ở những bệnh nhân bị bệnh vảy nến, những bệnh nhân này giảm đáp ứng với điều trị. Uống rượu làm tăng độc tính cho gan của methotrexate và acitretin, và giảm hiệu quả của acitretin bởi vì nó được chuyển hóa thành các etretinate kém hiệu quả và độc hơn. kết quả điều trị kém ở những bệnh nhân vảy nến mà uống rượu nhiều cũng có thể là do tuân thủ điều trị thấp. Trong một nghiên cứu đánh giá việc tuân thủ điều trị của 201 bệnh nhân bị bệnh vảy nến, uống rượu là lý do chủ yếu được báo cáo không tuân thủ điều trị.
VII.Uống rượu có tăng bệnh vảy nến không?
Uống rượu tác động chủ quan lên hệ thần kinh trung ương. Rượu có vai trò như một chất giải lo âu, và có thể giúp người uống vượt qua các sự kiện căng thẳng của cuộc sống và tình huống xã hội; Tuy nhiên, sử dụng rượu quá nhiều kéo dài có liên quan đến trầm cảm và lo âu. Bệnh nhân bị bệnh vảy nến thường ảnh hưởng những lo ngại kỳ thị và mất tự tin, lo âu, và tránh tiếp xúc xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ lo âu, trầm cảm và căng thẳng ở những bệnh nhân vảy nến cao hơn so với những bệnh nhân có bệnh mãn tính khác. Hơn nữa, những bệnh nhân vảy nến uống rượu hàng tuần sẽ có ảnh hưởng với mức độ nặng của bệnh mức độ lo âu, trầm cảm và những ảnh hưởng khác của bệnh vảy nến. Chúng tôi đề xuất rằng rượu có thể được sử dụng cho bệnh nhân vảy nến để  giảm mức độ mặc cảm xã hội và lo âu, đối với một số bệnh nhân, uống rượu quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến bệnh da, uống rượu tăng sẽ làm tăng lo âu và trầm cảm.
VIII. Kết luận
Bệnh vảy nến có liên quan mật thiết với việc uống rượu, không giống như các bệnh tự miễn khác. Bác sĩ da liễu nên xem xét lạm dụng rượu, lo lắng và trầm cảm như những dấu hiệu cùng tồn tại ở bệnh nhân vảy nến. Chúng tôi đề nghị thiết lập bảng câu hỏi giám sát việc uống rượu (ví dụ AUDIT) vào quản lý bệnh nhân vảy nến. Nếu bất kỳ những bệnh nhân này được phát hiện có dấu hiệu lạm dụng rượu, lo âu hay trầm cảm, thì họ cần được cung cấp hỗ trợ tâm lý. Thiết lập các can thiệp tâm lý thích hợp nhất đối với phụ thuộc rượu. Cần có những nghiên cứu sâu hơn đối với những bệnh nhân có nguy cơ này đang sống trong cộng đồng.

Người dịch Nguyễn Hoàng Ân

Show More

Related Articles

Back to top button