fbpx
Chuyên đề KCBGiải phẫu BệnhKhối Cận Lâm sàngTin nổi bật

TẠI SAO UNG THƯ TẾ BÀO GAI CÓ TẾ BÀO LY GAI

Nguyễn Hoàng Ân

 Khái niệm tế bào gai ly gai: là những tế bào biểu mô hình tròn, kích thước lớn, nhân to tròn chiếm gần 2/3 tế bào, viền nhân và viền màng tế bào rõ, nguyên sinh chất bắt màu bazơ, tạo thành vòng sáng halo quanh nhân. Ung thư tế bào gai có thể dẫn đến mất ít nhất một trong những cầu nối  protein và plakoglobin và do đó có thể dẫn đến ly gai. Vì lý do này, trong quá trình xét nghiệm tế bào học tổn thương có tế bào ly gai, nếu không có thể corps ronds and grain thì nên kiểm tra có tế bào bất thường. Các dấu hiệu chỉ điểm của tế bào bất thường là bất thường hình dáng tế bào, bất thường hình dạng nhân, viền nhân không đều. (Hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và10). Cũng như  xét nghiệm mô bệnh học, tế bào học cũng tìm thấy tế bào ly gai. Những biến đổi kích thước và hình dạng tế bào sừng (bất thường hình dáng tế bào, bất thường hình dạng nhân). Trong khi các tế bào bình thường có viền nhân đều đặn, các tế bào ác tính viền nhân không đều. Tương tự, tế bào sừng đa nhân khổng lồ có thể hình thành và có thể bị nhầm lẫn với  nhiễm herpes. Để phân biệt ung thư tế bào gai ly gai với nhiễm herpes, nên xét nghiệm nhuộm  Papanicolaou hoặc miễn dịch huỳnh quang với các kháng thể đơn dòng chống lại HSV. Nhuộm Papanicolaou nhìn thấy các thể vùi trong nhân, là đặc điểm của nhiễm Herpes.

Hình 1.Tổn thương loét ở môi dưới của bệnh nhân có ung thư tế bào gai ly gai
Hình 2. Bất thường hình dạng nhân, bất thường hình dáng tế bào của tế bào sừng, mẫu được lấy từ một bệnh nhân bị ung thư tế bào gai ly gai (MGG × 1000).
Hình 3.Nhân chia trong ung thư tế bào gai ly gai (MGG × 1000).
Hình 4.Viền nhân không đều, mẫu được lấy từ bệnh nhân bị ung thư tế bào gai ly gai (MGG × 1000).
Hình 5. Tổn thương cục- loét đóng vảy tiết ở tai bệnh nhân bị ung thư tế bào gai ly gai
Hình 6.Tế bào dạng đáy và tế bào ly gai (mũi tên), mẫu được lấy từ một bệnh nhân ung thư tế bào đáy-gai ly gai (MGG × 1000).
Hình 7.Tổn thương loét đóng vảy tiết ở môi dưới của bệnh nhân có ung thư tế bào gai ly gai
Hình. 8.Tế bào dị sừng (mũi tên), mẫu được lấy từ bệnh nhân với ung thư tế bào gai ly gai (MGG × 1000).
Hình 9.Tế bào ly gai (mũi tên đen), tế bào dị sừng ly gai (mũi tên màu vàng), và tế bào gai bất thường dị sừng hai nhân (mũi tên đỏ) mẫu được lấy từ bệnh nhân với ung thư tế bào gai ly gai (MGG × 1000).
Hình 10.Tế bào dị sừng (mũi tên đen) và tế bào gai bất thường (mũi tên đỏ), mẫu được lấy từ một bệnh nhân bị ung thư tế bào gai (MGG × 1000)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.       Bộ y tế (2016), Quy trình kỹ thuật  chuyên ngành giải phẫu bệnh,  tế bào học Các quy trình kỹ thuật tế bào học, Nhà xuất bản y học, tr. 379- 457.

2.       Durdu M (2019), History of Cytology, Cutaneous Cytology and Tzanck Smear Test, Springer, PP.73-76.

Show More

Related Articles

Back to top button