fbpx
Chuyên đề KCBTin nổi bậtXét nghiệm

TÌNH HÌNH NHIỄM GHẺ (SARCOPTES SCABIEI) QUA CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Ths. Bùi Thị Thúy

      Hằng năm trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh ghẻ bao gồm tất cả các nhóm tuổi và tầng lớp xã hội. Tổ chức Y tế thế giới ước lượng tỷ lệ hiện nhiễm toàn cầu là 0,2-24% [57]. Bệnh ghẻ vẫn là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở nhiều vùng nghèo với tỷ lệ hiện nhiễm lên đến 10% trong dân số nói chung và 50% ở trẻ em[11].

1. Tình hình nhiễm ghẻ (Sarcoptes scabiei) qua các nghiên cứu trên Thế giới

Trong những năm cuối 1970, một loạt quốc gia tiên tiến ở châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô, hay châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản và châu Mỹ Latinh như Brasil, Chi Lê. Tỷ lệ ghẻ ở một số nơi tăng đến mức ngang những năm đầu và sau chiến tranh thế giới thứ 2, có khi chiếm 9-10% trong tổng số bệnh ngoài da. Hàng năm trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở rất nhiều nước đang phát triển. Tổng hợp y văn trong 20 năm trở lại đây cho thấy bệnh ghẻ được quan tâm:

  • Năm 1989, tại Khoa Da liễu bệnh viện Urakawa (Nhật Bản), người ta đã tổng kết về các bệnh nhân bị ghẻ điều trị ngoại trú từ 1976-1987 và cho biết tổng số bệnh nhân là 496, chiếm 1,96% tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tỷ lệ giới tính nam/nữ là 1,33/1. Về tuổi, tỷ lệ cao nhất là ở nhóm từ 21-30 tuổi, tỷ lệ giữa trẻ em và người lớn cao rõ rệt so với các báo cáo từ trước, có sự lây nhiễm lớn ở một dưỡng đường và một bệnh viện. Về thời gian trong năm thì số lượng bệnh nhân nhiều từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, cao nhất là tháng 11;
  • Năm 1992, Landwehr-D và cộng sự nghiên cứu ở 3 nước Malawi, Mali và Campuchia nhận thấy ở Mali, qua kiểm tra 1103 học sinh, bệnh ghẻ chiếm 4% nhưng chỉ là 1,8% (7/388) ở nhóm có điều kiện kinh tế-xã hội cao hơn ;
  • Năm 1993, tại Mỹ đã mô tả một trường hợp bị ghẻ có tổn thương hiếm gặp đó là bọng nước giống như trong bệnh pemphigus. Năm 1993, Mahe-A và cộng sự cho biết bệnh da gần đây được nhận thấy như là một vấn đề sức khỏe công cộng ở các nước đang phát triển, qua điều tra tại 6 trung tâm y tế tại Bamaco, Mali họ nhận thấy bệnh da chiếm 11,7% tổng số bệnh nhân, bệnh ghẻ đứng hàng thứ ba trong số các bệnh da (8,5%) tiếp sau với viêm da mủ (42,2%) và chàm (15,5%). Các tác giả kết luận tỷ lệ cao các bệnh ngoài da cho thấy chúng là vấn đề y tế quan trọng cho dân ở thành phố này, các chính sách y tế công cộng cần được thực hiện để kiểm soát. Cùng năm đó, Mahe-A và cộng sự đã tìm hiểu tại viện chuyên ngành da liễu duy nhất ở Bamako, Mali thấy bệnh ghẻ chiếm 11,6% trong số bệnh nhân điều trị ngoại trú
  • Năm 1994, ở Campuchia qua khám toàn dân ở Battambang, bệnh ghẻ chiếm 4,3%, tỷ lệ cao nhất ở trẻ em từ 0-9 tuổi (6,5%)
  • Năm 1996, Henderson đã nghiên cứu về bệnh da ở vùng nông thôn Tanzania với một làng có dân số 2876 người đã được chọn, 1/3 dân số đã được khám về các bất thường ở da. Kết quả 97,7% số dân dự kiến đã được khám. Các bệnh thường gặp là nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng, ghẻ chiếm 6%, chấy rận chiếm 5,3% và bệnh nấm da chiếm 5,1%. Những bệnh này phần lớn phổ biến ở trẻ em tiền dậy thì. Viêm đau ở cẳng chân chiếm 5,1% và loét cẳng chân chiếm 3% dân số. Như vậy cuộc điều tra cho thấy những bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, đặc biệt là ghẻ rất phổ biến ở nông thôn Tazania;
  • Năm 1994-1996 ở Queensland, Úc người ta nhận định bệnh da mà ghẻ là chủ yếu, là vấn đề chính ở cộng đồng thổ dân;
  • Năm 1997, một nghiên cứu tại Mỹ nhận định ghẻ là một từ ngắn gọn mà có thể thường xuyên mang đến sự lo âu và e sợ giữa những nhân viên y tế, mặc dù dịch tễ học của bệnh ký sinh trùng cũng như cách thức điều trị và kiểm soát đã biết rõ
  • Năm 1998, Norhayati-binti  và cộng sự qua điều tra 4 làng ở Malaysia nhận thấy nhiễm trùng da phổ biến nhất là bệnh ghẻ;
  • Theo một nghiên cứu Tỷ lệ mắc bệnh ghẻ và bệnh viêm móng chân ở những người vô gia cư ở khu vực Paris. Kết quả là tỷ lệ mắc bệnh ghẻ được ước tính là 65% Ở những người ngủ ở nơi công cộng năm 2016 – 2017 , Những quan sát được có ý nghĩa và nhấn mạnh là mọi người có khả năng  bị nhiễm ghẻ  mà cả các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ghẻ ở những người ngủ ở nơi công cộng. Bệnh ghẻ cũng được ghi nhận là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, và do đó họ đưa ra giả thuyết rằng những khác biệt này là kết quả của một mức độ quan hệ tình dục bừa bãi cho phụ nữ ngủ ở nơi công cộng.
  • Năm 2017 -2018 tại,  nghiên cứu  dịch tễ học trên bệnh nhân bị nhiễm bệnh ghẻ Tỉnh Al-Najaf,  Iraq với tỷ lệ nhiễm ghẻ là 16,8%

2. Tình hình nhiễm ghẻ (Sarcoptes scabiei) qua các nghiên cứu tại Việt Nam  

          Ở Việt Nam, tùy thuộc vào từng vùng địa lý, từng địa phương, từng lứa tuổi qua từng năm và sự phát triển của hệ thống y tế mà tỷ lệ mắc ghẻ có thay đổi, song nhìn chung vẫn là bệnh ghẻ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh lý ở da niêm mạc và cần có sự quan tâm đúng mức của cơ quan chức năng.

  • Năm 1976, Lê Tử Vân điều tra bệnh da ở Quảng Nam-Đà Nẵng nhận thấy các bệnh ngoài da của trẻ em tại 2 địa điểm trên chủ yếu là ghẻ và chốc lở. Bệnh ghẻ có tính chất lan tràn thành dịch, chiếm tỷ lệ 55,6% số trẻ em bị bệnh ngoài da ở phường Bình Thuận và 36,2% ở xã Điện Hòa. Ở trẻ em 7-12 tuổi phường Bình Thuận, ghẻ chiếm 22,53% số trẻ được khám, tỷ lệ ở xã Điện Hòa là 14,27%;
  • Năm 1977, Nguyễn Khắc Hiếu cho thấy tình hình bệnh ghẻ ở một số tỉnh phía Nam (Phú Khánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang) là ở nông thôn, bệnh ghẻ đứng đầu với tỷ lệ 11,16% số người được khám và chiếm 41,89% số bệnh da. Ở thành thị bệnh ghẻ đứng đầu với tỷ lệ 26,50% số người được khám và chiếm 54,49% số bệnh da. Ở cơ quan trường học bệnh ghẻ đứng thứ nhì sau lang ben và chiếm tỷ lệ 9,92% trong số người được khám, 24,79% trong số bệnh da. Ở gái mại dâm bệnh ghẻ đứng đầu với tỷ lệ là 69,84% số người được khám, 67,73% số bệnh da. Ở nhóm dân bụi đời, nghiện ma túy, bệnh ghẻ đứng đầu với tỷ lệ 49,65% số người được khám và 66,66% số bệnh da. Ở đối tượng phạm pháp bệnh ghẻ đứng đầu với 35,80% số người được khám và 59,01% số bệnh da;
  • Năm 1980, Nguyễn Thái Điềm khảo sát trên bộ đội vùng biên giới có khi bệnh ghẻ lây thành dịch với 60-70% bộ đội mắc bệnh. Một số đơn vị gần Hà Nội, bệnh ghẻ khi cao nhất chiếm 34% quân số, khi thấp nhất là 23,2%. Theo Hoàng Văn Minh bệnh ghẻ là bệnh da lây phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm 3,9% số bệnh nhân khám tại Bệnh viện Da liễu;
  • Năm 1984, Hà Sỹ Tuấn điều tra ở Cao An, huyện Cẩm Bình (Hải Hưng) thấy bệnh ghẻ có tỷ lệ cao nhất 7,77% dân số;
  • Từ năm 1986-1987, tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ bệnh ghẻ trong tổng số bệnh ngoài da trung bình là 29,5% (năm cao nhất 36,74%, năm thấp nhất 19,89%);
  • Từ 1987-1988, Phan Phương và cộng sự tại Phòng khám Viện Quân y 103 cho biết bệnh ghẻ chiếm 8,88% số người khám và đứng sau bệnh nấm da, viêm da mủ và dị ứng;
  • Từ năm 1987-1989, Nguyễn Thị Lai và cộng sự cho biết tại Phòng khám bệnh viện Hữu Nghị có bệnh ghẻ chiếm 3,4% tổng số bệnh da;
  • Từ 1989-1990, Nguyễn Duy Hưng và cộng sự khám trên 5029 người Việt Nam tự nguyện hồi hương thấy bệnh ghẻ chiếm 51,9%;
  • Năm 1989, Nguyễn Xuân Sơn và cộng sự điều tra ở học sinh từ lớp 1-8 tại Hải Phòng gồm 1913 em thấy bệnh do ký sinh trùng chiếm 3,7% số học sinh và chiếm 18,6% số bệnh da;
  • Từ năm 1992-1994, tại Viện Quân y 103 cho biết bệnh ghẻ chiếm 10,2% tại khoa Da liễu, chỉ đứng sau các bệnh nhiễm trùng da, nấm nông và dị ứng
  • Năm 1994, ở Trung tâm cai nghiện ma túy Bình Triệu, năm 1994, số bệnh nhân HIV (+) mắc bệnh ghẻ là 27%;
  • Từ 1993-1994, Nguyễn Cảnh Cầu và cộng sự qua nghiên cứu ở một đơn vị bộ đội biên giới phía Bắc gồm 1334 người thấy bệnh ghẻ chiếm tỷ lệ cao nhất: 11,54%. Nguyễn Đình Thắng và cộng sự qua khám điều tra toàn dân 30 xã gồm 66.797 người dân ở Lâm Đồng thấy bệnh ghẻ chiếm tỷ lệ cao nhất (7,55%) rồi đến nấm da (3,65%), chàm ngứa các loại (1,67%);
  • Năm 1994, Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội, bệnh ghẻ ở khu công nghiệp Thượng Đình trên người lớn là 1,4% số người được khám và 5,65% số bệnh da. Ở trẻ em bệnh ghẻ là 1,1% số người được khám và chiếm 26% số bệnh da. Điều tra toàn dân ở 2 xã Vĩnh Quỳnh, Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) bệnh ghẻ ở người lớn chiếm 0,8% số người được khám và bằng 1,9% số bệnh da, ở trẻ em tương ứng là 4,6% và 21%;
  • Năm 1995, Nguyễn Duy Hưng khảo sát bệnh ghẻ ở 2 xã Hoàng Tây, Nhật Tân, huyện Kim Bảng (Nam Hà) khám toàn dân cho thấy ở trẻ em xã Hoàng Tây bệnh ghẻ chiếm 0,3% số trẻ khám. Ở người lớn xã Hoàng Tây tỷ lệ ghẻ là 0%, ở Nhật Tân là 0,3% trên tổng số người được khám. Năm 1996, Nguyễn Duy Hưng và Phạm Hoàng Khâm nghiên cứu cho thấy ở các trường hợp học sinh nội trú có tỷ lệ bệnh ghẻ chiếm tới 90% do điều kiện sinh hoạt, vệ sinh chưa đảm bảo
  • Năm 1996, Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự  nghiên cứu bệnh da ở trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng thấy bệnh ghẻ chiếm cao nhất 34,01% trong tổng số bệnh da [6];

Qua các báo cáo cho thấy tình hình nhiễm ghẻ khá cao, khắp nơi trên thế giới và các hậu quả nhiễm ghẻ gây nên về mặt cá nhân người bệnh và cộng đồng, nên việc phát hiện, chẩn đoán, chăm sóc tốt cũng như  xác định các yếu tố liên quan đến bệnh ghẻ nhằm đưa ra các dữ liệu dựa trên y học chứng cứ để có biện pháp phòng bệnh do ghẻ hiệu quả là rất quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hoàng Văn Minh, Võ Quang Đỉnh và cs., (2007). “Bệnh ghẻ và nhiễm HIV trên người nghiện ma túy”. Y học thực hành TP Hồ Chí Minh, 11(1)
  2. Lương Trường Sơn (2015). “Bệnh ghẻ”, http://www.impehcm.org.vn, cập nhật lần cuối: 31/12/2015 11:25′ SA.
  3. Nguyễn Quốc Minh (2012). “Khảo sát tình hình bệnh ghẻ tại huyện Lạc Dương và Đam Rông năm 2012”. Đề tài cấp cơ sở.
  4. Nguyễn Khắc Bình (2000). “Tình hình Bệnh ghẻ, Đặc điểm lâm sàng và tác dụng của thuốc DEP ở một số trường tiểu học bán trú tỉnh Yên Bái”. Luận án thạc sĩ chuyên nghành Da liễu, mã số 3.01.19.
  5. Nguyễn Thế Toàn (2005). “Tình hình , đặc điểm lâm sàng và bước đầu đánh giá tác dụng của dầu Permethrin 5% ở bệnh nhân ghẻ điều trị nội trú Bệnh viện 103”. Luận án thạc sĩ chuyên nghành Da liễu, mã số 3.01.19.
  6. Ali A. M, Saleem K.A, Ahmed A .J.A (2018) “Epidemiological study of patients infected with scabies caused by Sarcoptes scabiei in Al-Najaf Governorate, Iraq”, Biomedical Research 29 (12), PP. 2650-2654, www.biomedres.info.
  7. A. Arnaud, O. Chosidow, M.-A. Detrez, D. Bitar, F. Huber, F. Foulet,Y. Le Strat and S. Vandentorren (2016), “Prevalences of scabies and pediculosis corporis among homeless people in the Paris region: results from two randomized cross-sectional surveys (HYTPEAC study)”, British Journal of  Dermatology 174, pp.104–111,

Show More

Related Articles

Back to top button