Vai trò của trị liệu laser trong điều trị sẹo
Người dịch: Quang Tiến
Liệu pháp laser ngày càng đóng vai trò quan trọng trong điều trị sẹo, khiến nhu cầu phẫu thuật giảm đi. Theo một đánh giá được công bố trên Tạp chí Journal of Cosmetic Dermatology, các nhà nghiên cứu cung cấp thông tin nghiên cứu cập nhật gần đây nhất về vai trò của các liệu pháp laser trong xóa sẹo phẫu thuật.
Các phương pháp can thiệp điều trị sẹo sử dụng laser màu (pulsed dye laser – PDL) có bước sóng 585 nm và 595 nm, đây là các loại PDL được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nghiên cứu chứng minh PDL có thể làm giảm khối lượng và chiều cao cũng như cải thiện độ mềm dẻo và kết cấu của vết sẹo.
Một số thử nghiệm ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên cho thấy PDL bước sóng 595 nm có hiệu quả trung bình trong điều trị sẹo phì đại. Ngược lại, một nghiên cứu ngẫu nhiên tại Ai Cập không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa PDL bước sóng 595 nm và laser ND: YAG trong việc cải thiện sẹo phì đại.
Laser Er: YAG xung biến đổi có thể hữu ích và an toàn trong điều trị sẹo teo và phì đại; loại laser này sử dụng thời lượng xung ngắn hơn và dài hơn từ 500 micro giây đến 10 mili giây. Hệ số hấp thụ cao hơn cùng với thời gian xung ngắn hơn có thể làm cho mô chứa nước hấp thụ tốt hơn và giảm sự khuếch tán nhiệt. Nghiên cứu chỉ ra rằng laser Er: YAG có thể giúp các vết sẹo cải thiện 50% sau 3 tháng điều trị.
Liệu pháp ánh sáng xung tăng cường (IPL) có đặc điểm phân phối năng lượng ánh sáng không kết hợp với phổ từ 515 nm đến 1200 nm ở độ trôi chảy lên đến 40 J/cm2. Mặc dù IPL ban đầu được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ, chẳng hạn như để tẩy lông và làm tăng sắc tố, nhưng nhờ vào các bước sóng khác nhau, liệu pháp này có thể được sử dụng để kích thích collagen và điều trị sẹo phì đại.
Theo các nhà nghiên cứu, việc nghiên cứu về chủ đề sử dụng liệu pháp laser để xóa sẹo chủ yếu tập trung vào kết quả thu được trong ngắn hạn và cải thiện hình dạng vết sẹo. Ngược lại, nhiều nghiên cứu trong số này thiếu đánh giá theo thời gian về hình dạng sẹo và kết quả cải thiện sau khi điều trị bằng liệu pháp laser.
Các nhà nghiên cứu đề xuất “Do đó, cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn như nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên để xác nhận hiệu quả của trị liệu laser về lâu dài và phác đồ điều trị tối ưu, nhất là khi được sử dụng kết hợp”. Như vậy, nghiên cứu bổ sung này có thể giúp hiểu rõ hơn nhằm hỗ trợ “việc triển khai tối ưu các liệu pháp này trong thực hành lâm sàng để điều trị sẹo phì đại.”
Nguồn: dermatologyadvisor.com