fbpx
Da liễu chuyên sâuTin nổi bật

VAI TRÒ CỦA VITAMIN C VÀ VITAMIN E ĐỐI VỚI LÀN DA

Bs. Hoa Tấn Dũng

VAI TRÒ CỦA VITAMIN C

1. Khái quát về Vitamin C:

Tên khoa học là acid ascorbic, là một vitamin có khả năng tan trong nước và có nhiều lợi ích với sức khỏe con người.Vitamin C là một vi chất dinh dưỡng thần kì, không thể thiếu trong chế độ ăn uống bởi có những công dụng sau đây:
Có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các gốc tự do gây bệnh, giảm quá trình oxy hóa và tổn thương tế bào.
Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu vì vitamin C giúp tăng cường sự hấp thu và sử dụng nguyên tố sắt cho cơ thể, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Tăng cường khả năng miễn dịch, có thể giúp giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm, ốm sốt thông thường. Và cũng có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi, sốt rét và tiêu chảy.
Cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Làm sáng và đều màu da: Nhờ có khả năng chống oxy hóa, giúp cơ thể bổ sung collagen tự nhiên, nên vitamin C rất tốt cho da thông qua nhiều cơ chế khác nhau như: ngăn chặn lão hóa da, chống lại sự tổn thương da do gốc tự do và tia cực tím, giúp làm sáng da, ngăn chặn các đốm và mảng tối màu trên da,…
Mỗi ngày, cơ thể một người đàn ông trưởng thành sẽ cần bổ sung 90 mg vitamin C, còn phụ nữ là 75 mg. Và tất nhiên, chúng ta cần bổ sung chúng hoàn toàn từ các thực phẩm ăn uống trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy rằng vitamin C gần như không có mặt trong các loại thịt hay hạt, ngũ cốc, nhưng có rất nhiều trong các loại rau củ quả.: Quả Cam, chanh, ổi,quả dâu tây,quả Kiwi, đu đủ,ớt chuông…
Các loại rau lá xanh, đặc biệt là cải xoăn, rau bina, củ cải xanh, súp lơ xanh có chứa rất nhiều chất phytochemical, carotenoid, các chất chống oxy hóa và vitamin C,…
Hình 1: Các loại rau, quả có Vitamin C
Hình 1: Các loại rau, quả có Vitamin C

2.Vai trò của vitamin C đối với làn da:

2.1. Tác dụng chống nắng:

Vitamin C có vai trò rất quan trọng cho da bởi các đặc tính chống oxy hóa và vai trò tổng hợp Collagen. vitaminC hạn chế được những thiệt hại gây ra do da tiếp xúc với tia UV. Cơ chế tác dụng không giống như kem chống nắng vì nó không hấp thụ quang phổ UVA hay UVB, thay vào đó các hoạt động chống Oxy hóa của vitamin C giúp bảo vệ chống lại thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do. Có sự gia tăng protein vận chuyển vitamin C trong tế bào sừng khi da tiếp xúc với tia cực tím chứng minh được vai trò này của vitamin C đối với da. Vitamin C còn là một chất có khả năng bảo vệ cơ thể tránh những tác động của gốc tự do, đây là một chất chống oxy hóa thân nước trong da, nó không chỉ có tác dụng trung hòa những gốc tự do mà còn thúc đẩy sự tái tạo vitamin E có tác dụng bảo vệ các thành phần lipid, màng tế bào tránh được quá trình bị oxy hóa.

2.2. Tác dụng chống lão hóa da và chống nhăn:

Trong nghiên cứu nuôi cấy tế bào vitamin C đã được chứng minh làm ổn định mRNA collagen, do đó làm tăng sự tổng hợp protein collagen cho da đang bị hư hỏng, làm tăng tỉ lệ của các nguyên bào sợi, ngăn ngừa sự giảm sút các thành phần này theo tuổi tác.
Nghiên cứu ở người được đánh giá thông qua quan sát sự thay đổi về độ sâu và số lượng các nếp nhăn cho thấy vitamin C giúp cải thiện đặc tính của da và ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn trên da, giảm thiệt hại sợi protein, giảm độ nhám của da và tăng cường sản xuất collagen.
Ngoài ra vitaminC còn có tác dụng làm nhanh lành vết thương trên da bằng cơ chế thúc đẩy sự phân chia tế bào sừng, kích thích sự hình thành của các hàng rào biểu bì và tái thiết lập lại các lớp sừng, do đó vitamin C rất cáo hữu ích trong cá bệnh da cũng như sau các thủ thuật có xâm lấn da như laser, đốt điện…

2.3. Vitamin C dùng tại chỗ:

Cung cấp vitamin C cho da chủ yếu qua đường ăn, uống vitamin C được vận chuyển đến da theo đương máu, tuy nhiên khi nồng độ vitamin C bão hòa thì vitamin C trong da không còn tăng lên nữa, do đó việc đưa vitamin C đến da cũng bị hạn chế. Lúc này vitamin C có thể cung cấp cho da qua đường dùng tại chỗ . sự hấp thu vitamin C qua da phụ thuộc vào lớp sừng nên trước khi dùng vitamin C tại chỗ cần phải làm sạch lớp sừng và giảm nồng độ PH dưới 4 mới là môi trường tốt cho vitamin C thấm qua da. Sự ổn định của vitamin C trong các sản phẩm dùng tại chỗ là mối quan tâm của các nhà sản xuất bởi đây là một chất kém bền vững. vitamin C sẽ bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí, nhiệt độ, ánh sáng …

2.4. Thiếu vitamin C:

Khi nồng độ vitamin C trong huyết tương dưới micromolar, thiếu vitamin C sẽ giảm sự tổng hợp collagen, dẫn đến sự phá vỡ các mô liên kết và giảm độ bền mạch máu. Các triệu chứng sớm ở da bao gồm sự dày lên của lớp sừng và các mảng xuất huyết dưới da.
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng vitamin C riêng lẻ chưa đủ cung cấp chất chống oxy hóa bảo vệ chống lại tia UV.nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung kết hợp của vitaminC và vitaminE có hiệu quả tăng chỉ số bảo vệ da và giảm đỏ da. Như vậy sự kết hợp cặp đôi hai loại vitamin chống oxy hóa C và E là cần thiết để da được bảo vệ tốt hơn.

VAI TRÒ CỦA VITAMIM E

1. Khái quát về Vitamin E:

Vitamin E không phải là tên gọi của một chất hóa học cụ thể, mà là “cụm từ” dùng để chỉ một tính năng tự nhiên trong các loại dinh dưỡng, là tên gọi chung để chỉ một cấu trúc gồm hai lớp phân tử, là tocopherol và các tocotrienol.
Vitamin E là thành phần thiết yếu trong các tế bào, có nhiệm vụ chính là bảo vệ màng tế bào chống lại tác hại tiêu cực của các gốc tự do gây nên.
Do đó, loại vitamin này có nhiều tác dụng với sức khỏe:
• Có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề rối loạn của da, gan
• Có tác dụng tăng lượng cholesterol trong máu.
• Với các chị em phụ nữ mang thai, vitamin E sẽ giúp cung cấp lượng vi chất dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời giúp trung hoà hoặc làm mất tác dụng của các gốc tự do có hại trong cơ thể, làm giảm tỉ lệ sinh non, sinh con thiếu tháng.
• Giúp làm giảm đi các triệu chứng bị chuột rút, đau bụng dưới,…
• Ngăn chặn tình trạng thoái hóa điểm vàng mà nhiều người già gặp phải. Với trẻ em, thanh thiếu niên có tac dụng làm sáng mắt, phòng tránh tình trạng cận thị, loạn thị, mỏi mắt, đau mắt,…
• Hỗ trợ tăng khả năng hoạt động của cơ quan sinh dục (trứng, tinh trùng,…) ở cả nam và nữ.
• Trong làm đẹp, vitamin E được chị em ưa chuộng vì có khả năng loại bỏ vết thâm, làm mờ sẹo, rất tốt cho sự tái tạo các tổ chức mô, da của cơ thể, ngăn ngừa, đẩy lùi các yếu tố gây lão hoá da, giảm khô, bong tróc da, đồng thời duy trì cho da sẽ luôn được bảo vệ bằng một lớp ẩm mịn rõ rệt, với tóc giúp giảm tình trạng khô, chẻ ngọn, nuôi dưỡng tóc bóng mượt,…
Đa số các loại rau lá xanh như: rau cải xoăn, cải bẹ xanh, bắp cải, rau chân vịt, rau bina, …đều có chứa hàm lượng vitamin E tương đối cao. Nhiều loại rau củ quả cũng chứa nhiều vitamin E như: củ cải, cà chua, khoai môn, bí đỏ, … Đặc biệt củ cải là loại rau củ cung cấp tới 17% giá trị vitamin E bạn cần nạp mỗi ngày – là loại rau chứa hàm lượng vitamin E cao nhất trong nhóm rau củ.,…Ngoài ra, vitamin E còn có nhiều trong các loại rau mầm như: giá đỗ, mầm thóc, mầm đậu,…Các loại hoa quả, trái cây có chứa vitamin E bao gồm: xoài, kiwi, cà chua,đu đủ, ô-liu xanh, trái bơ, … đặc biệt trong mỗi trái bơ có chứa tới 4mg vitamin E, đây chính là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào nhất nhóm trái cây tươi.
Ngoài nhóm rau củ quả thì đa số các loại hạt, ngũ cốc đều có chứa hàm lượng vitamin E không hề nhỏ, chẳng hạn như: Hạnh nhân, hạt thông, hạt dẻ cười, quả hồ đào, quả óc chó, bơ đậu phộng, hướng dương, hạt bí, … đặc biệt, hạnh nhân là loại hạt chứa nhiều vitamin E nhất, trung bình trong 100g hạnh nhân có chứa tới 26,2mg vitamin E, bạn có thể dùng hạnh nhân tươi hoặc các sản phẩm bánh, sữa,… từ hạnh nhân cũng cung cấp lượng vitamin E tương tự.
Vitamin E cũng có nhiều nhất trong các loại dầu thực vật như: cọ dầu, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu đậu tương, dầu ô liu,…
Hình 2: nguồn cung cấp vitamin E dồi dào nhất
Hình 2: nguồn cung cấp vitamin E dồi dào nhất
Hình 3: Vai trò của vitamin E
Hình 3: Vai trò của vitamin E

2. Vai trò của vitamin E đối với là da:

2.1.Chống oxy hóa:

Bảo vệ màng tế bào, các enzym hoạt động và DNA khỏi bị tổn hại bởi các gốc tự do là chức năng chính của vitamin E. Các chất béo trong màng tế bào da đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố bên trong và bên ngoài như tiếp xúc với UV, Ozon và các hóa chất ô nhiễm từ môi trường sống, vitamin E ở da có tác dụng hạn chế những tác hại này. Vitamin E là chất chống oxy hóa tan trong lipid dễ dàng thâm nhập vào màng tế bào và tích tụ ở đó và phát huy tác dụng chống lại quá trình oxy hóa lipid. Thông thường khi một phân tử chất chống oxy hóa bị trung hòa bởi gốc tự do thì mất hoạt tính, nhưng vitamin E lại có một đặc tính vượt trội hơn khi phối hợp với hai chất chống oxy hóa khác là vitamin C và acid alpha lipoic cho phép vitamin C hồi phục hoạt tính và tiếp tục thực hiện chức năng bảo vệ da.

2.2. Chống lão hóa tự nhiên:

Tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời làm tăng hình thành các gốc tự do, chính quá trình này đã làm phá vỡ collagen và sự toàn vẹn của cấu trúc da. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh rằng vitamin E tự nhiên trong cơ thể có thể điều chỉnh các tín hiệu gen nhất định trong da giúp ngăn chặn những thiệt hại này, điều này được thực nhiệm ở những bệnh nhân chiếu tia UV. Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng vitamin E còn làm chậm quá trình sản xuất sắc tố melamin thông qua ức chế hoạt động của Enzym tyrosinase, nhờ vậy mà có tác dụng phòng chống các chứng tăng sắc tố da như đồi mồi, tàng nhang, sạm da. So với một số chất lám sáng da khác thì vitamin E thấm sâu hơn, cung cấp các thành phần hoạt động một cách có kiểm soát liên tục, an toàn và hiệu quả.

2.3. Giữ cho da mềm mại và chống khô da:

Da có lớp dầu lipid không thấm nước giúp giữ ấm cho da và ngăn chặn sự bốc hơi nước qua da. Tuy nhiên quá trình lão hóa tự nhiên và ảnh hưởng từ sự ô nhiễm môi trường sống làm cho hàng rào bảo vệ này bị phá vỡ, da mất đi độ ẩm cần thiết và khô, vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hàng rào bảo vệ này, vi tamin E làm tăng cường thâm nhập và tái hấp thu lipid.
Vitamin E là một chất giữ ẩm tuyệt vời, chăm sóc da với vitaminE hàng ngày có thể giúp cho làn da mịn và mượt hơn. Vitamin E còn giúp điều hòa hoạt động của truyến dầu trên da, giúp da kiểm soát được lượng dầu thừa và không gây bít tắc lỗ chân lông. Có thể bôi vitamin E trực tiếp lên các vùng da bị khô, bong tróc. Ngoài ra vitamin E tác dụng rất tốt trong điều trị vết các rạn da nhờ vitamin E khi thẩm thấu vào lớp trung bì của da có tác dụng hàn gắn các vết rách, giãn các cầu nối collagen trong lớp này.

2.4. Thiếu vitamin E:

Như những tác dụng lợi ích của vitamin E đã nêu thì nếu cơ thể bạn bị thiếu vitamin E, với phụ nữ mang thai dễ bị sinh đẻ non, chuột rút, đau bụng co thắt,… Khi thiếu Vitamin E kéo dài sẽ có các triệu chứng thần kinh như: thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, liệt cơ mắt, bệnh võng mạc nhiễm sắc tố, xúc giác giảm nhạy cảm, giảm phản xạ, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm với rung động và cảm thụ bản thân, , thiếu máu, thoái hóa sợi trục thần kinh…… có thể liên quan đến bệnh xơ nang, bệnh gan ứ mật mãn tính, bệnh rối loạn chuyển hóa chất béo, hội chứng ruột ngắn, hội chứng thiếu hụt vitamin E và các hội chứng kém hấp thu khác có thể dẫn đến mức độ thiệt hại khác nhau.
Đối với là da thì Vitamin E cũng được dùng làm thuốc chống ôxy hóa, ngăn cản sự tạo thành gốc tự do (được sử dụng kết hợp với vitamin C, A và selenium). Cho nên khi thiếu vitamin E thì da trở nên lão hóa, tạo nhiều nếp nhăn, da giảm độ căng mịn và khô, có thể xuất hiện nhiều tàn nhang, đốm sắc tố trên da, làn da kém tươi và kém rạng rỡ. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng tăng hấp thu, dự trữ vitamin A và làm giảm một số triệu chứng của sự thừa vitamin A, làm bền vững màng tế bào đặc biệt khi dùng cùng vitamin C…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ds Phạm Minh Tiến , khoa học về làn da, nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 2017.
2. Dược thư quốc gia Viêt Nam.
Show More

Related Articles

Back to top button