AAD cập nhật hướng dẫn quản lý mụn trứng cá thông thường
Hướng dẫn cập nhật các khuyến nghị năm 2016 của Viện Da liễu Hoa Kỳ về quản lý mụn trứng cá ở người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em từ 9 tuổi trở lên.
Hướng dẫn mới về quản lý bệnh nhân mụn trứng cá thông thường vừa được công bố trên Tạp chí của Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ (JAAD). Hướng dẫn này cập nhật và thay thế hướng dẫn năm 2016 về chăm sóc quản lý mụn trứng cá ở người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em từ 9 tuổi trở lên.
Nhóm công tác hướng dẫn về mụn trứng cá của Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) đã xem xét bằng chứng “dựa trên đánh giá có hệ thống các tài liệu liên quan đến phân loại và phân cấp mụn trứng cá, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và điều trị bằng liệu pháp tại chỗ, kháng sinh toàn thân, tác nhân nội tiết tố, isotretinoin đường uống, phương pháp vật lý, thực phẩm chức năng, cũng như chế độ ăn uống và môi trường”.
Hướng dẫn tập trung vào các phương pháp điều trị hiện có, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận và thường được sử dụng tại Hoa Kỳ. Các đợt bùng phát mụn trứng cá và mụn do thuốc không được đề cập đến.
Nhóm công tác, gồm 9 bác sĩ da liễu được cấp chứng chỉ (trong đó có 1 nhà phương pháp luận, 1 đại diện đo lường và người viết tài liệu y khoa), 3 bác sĩ da liễu nhi khoa được cấp chứng chỉ, 1 nhân viên liên lạc và 1 đại diện bệnh nhân, đã đưa ra 18 khuyến nghị dựa trên bằng chứng và 5 tuyên bố về thực hành tốt.
Nhóm đã dành những khuyến nghị mạnh mẽ cho những phương pháp điều trị có lợi ích rõ ràng nhiều hơn rủi ro và gánh nặng. Những khuyến nghị có điều kiện được đưa ra trong trường hợp các phương pháp điều trị có lợi ích cân bằng gần với rủi ro và gánh nặng. Khuyến nghị có điều kiện ngụ ý nhóm tin rằng hầu hết mọi người sẽ muốn phương án hành động được khuyến nghị.
Khuyến cáo mạnh mẽ đối với benzoyl peroxide tại chỗ, retinoid và/hoặc kháng sinh và các kết hợp liều cố định của chúng, và đối với doxycycline đường uống.
Isotretinoin đường uống được khuyến cáo mạnh mẽ để điều trị mụn trứng cá thể nặng, mụn trứng cá gây ra gánh nặng tâm lý xã hội hoặc để lại sẹo, hoặc mụn trứng cá không đáp ứng với phương pháp điều trị tiêu chuẩn dạng uống hoặc tại chỗ.
Nhóm đưa ra khuyến cáo có điều kiện cho clascoterone tại chỗ, axit salicylic, axit azelaic, minocycline đường uống, sarecycline, thuốc tránh thai đường uống kết hợp và spironolactone.
Các khuyến nghị về thực hành lâm sàng tốt bao gồm:
– Sử dụng liệu pháp tại chỗ kết hợp nhiều phương pháp vật lý tác động.
– Hạn chế sử dụng kháng sinh toàn thân.
– Kết hợp kháng sinh toàn thân với benzoyl peroxide và các liệu pháp tại chỗ khác
– Tiêm corticosteroid vào tổn thương
Theo báo cáo của AAD, bằng chứng hiện có không đủ để đưa ra khuyến nghị cho các thủ thuật như peel da bằng hóa chất, điều trị bằng laser và ánh sáng, vi kim, thay đổi chế độ ăn uống hoặc các liệu pháp thay thế như vitamin hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Nhóm công tác cũng đưa ra khuyến nghị có điều kiện không thêm ánh sáng băng thông rộng vào gel adapalene 0,3%.
Tiến sĩ John S. Barbieri, MBA, FAAD, đồng chủ tịch Nhóm công tác hướng dẫn về mụn trứng cá của AAD, cho biết trong một thông cáo báo chí: “Những hướng dẫn này cung cấp những cập nhật quan trọng cho Hướng dẫn điều trị mụn trứng cá của AAD năm 2016, bao gồm thảo luận về các loại thuốc bôi ngoài da mới, được bôi trực tiếp lên da và các phương pháp điều trị toàn thân, thông qua đường uống”.
“Bản cập nhật này cung cấp các khuyến nghị dựa trên bằng chứng cho các bác sĩ da liễu và các bác sĩ lâm sàng khác chăm sóc bệnh nhân bị mụn trứng cá.”
Mặc dù các hướng dẫn cập nhật của AAD đề cập đến các khuyến nghị quan trọng về điều trị mụn trứng cá, nhưng vẫn có sự bất đồng giữa các bác sĩ da liễu về các thỏa thuận có điều kiện được cập nhật. Christopher Bunick, MD, PhD và Naiem Issa, MD, PhD đã gửi phản hồi tới Tạp chí của Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ (dữ liệu chưa công bố, tháng 2 năm 2024) để nêu ra các khuyến nghị có điều kiện đối với Clascoterone bôi ngoài da 1% và Sarecycline bôi ngoài da do “vấn đề được nhận thức về chi phí và khả năng tiếp cận”.
Clascoterone là thuốc bôi kháng androgen ưu tiên sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Theo Bunick và Issa, Clascoterone giải quyết nhu cầu chưa được đáp ứng về tình trạng thiếu thuốc kháng androgen sử dụng ở nam giới và nhu cầu về các phương pháp thay thế tại chỗ cho liệu pháp hormone toàn thân. Việc chấp thuận sử dụng Clascoterone là một cột mốc và nên được coi là tác nhân đầu tay được khuyến nghị mạnh mẽ mà không có chống chỉ định sử dụng kết hợp với retinoid tại chỗ và kháng sinh.
Sarecycline là loại kháng sinh phổ hẹp đường uống duy nhất hiện đang được FDA chấp thuận.
“Các tác giả chưa bao giờ có một bệnh nhân nào từ chối trả tiền cho Sarecycline khi được giải thích rõ ràng về những gì họ đang chi trả: trong số các loại kháng sinh trị mụn đường uống, thì đây là kháng sinh có hiệu quả tương đương cùng với rủi ro thấp nhất đối với tình trạng kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiền đình và bệnh nấm candida âm hộ – âm đạo (sức khỏe của phụ nữ xứng đáng được cải thiện hơn trong các hướng dẫn này)”, Bunick và Issa viết.
“Đối với cả hai loại thuốc, chi phí được nêu là lý do cho khuyến nghị có điều kiện, trong khi chúng tôi tin rằng chúng hoàn toàn nên được khuyến nghị mạnh mẽ vì chúng giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng trong việc quản lý mụn trứng cá. Chúng tôi cũng tin rằng chi phí, đặc biệt là chi phí mua sỉ, không nên là yếu tố đưa ra các khuyến nghị điều trị khách quan”, Bunick và Issa kết luận.
Nguồn: dermatologytimes.com
Người dịch: Hồ Thu Linh
AAD Releases Updated Guidelines for the Management of Acne Vulgaris
The guidelines update the American Academy of Dermatology’s 2016 recommendations for acne management in adults, adolescents, and children aged 9 and older.
New guidelines for the management of patients with acne vulgaris were recently published in the Journal of the American Academy of Dermatology (JAAD). The guidelines update and replace the 2016 guidelines of care for acne management in adults, adolescents, and children aged 9 and older.
The American Academy of Dermatology (AAD)’s Acne Guideline Workgroup examined evidence “based on a systematic review of the literature on acne grading and classification, laboratory testing, and treatment using topical therapies, systemic antibiotics, hormonal agents, oral isotretinoin, physical modalities, complementary and alternative medicine, and dietary and environmental interventions,” the group wrote.
The resulting guidelines focus on acne treatments that are available, approved by the US Food and Drug Administration (FDA), and commonly used in the US. Acneiform eruptions and medication-induced acne are not addressed.
The workgroup, which included 9 board-certified dermatologists (including 1 methodologist and 1 measure representative and medical writer), 3 board-certified pediatric dermatologists, 1 staff liaison, and 1 patient representative, developed 18 evidence-based recommendations and 5 good practice statements.
The group reserved strong recommendations for those treatments with benefits that clearly outweigh risks and burden. Conditional recommendations were made in the case of treatments with benefits closely balanced with risks and burden. A conditional recommendation implies the group believes most people would want the recommended course of action.
Strong recommendations are made for topical benzoyl peroxide, retinoids, and/or antibiotics and their fixed-dose combinations, and for oral doxycycline.
Oral isotretinoin is strongly recommended for severe acne, acne causing psychosocial burden or scarring, or acne failing standard treatment with oral or topical therapy.
The group made conditional recommendations for the use of topical clascoterone, salicylic acid, azelaic acid, oral minocycline, sarecycline, combined oral contraceptives, and spironolactone.
Good clinical practice recommendations include:
– Using topical therapies combining multiple mechanisms of action
– Limiting systemic antibiotic use
– Combining systemic antibiotics with benzoyl peroxide and other topical therapies
– Utilizing adjuvant intralesional corticosteroid injections
Available evidence was insufficient to develop recommendations for procedures such as chemical peels, laser and light-based devices, microneedling, dietary changes, or alternative therapies such as vitamins or plant-based products, the AAD reported. The workgroup also made a conditional recommendation against adding broadband light to adapalene 0.3% gel.
“These guidelines provide important updates to the 2016 AAD acne guidelines, including discussion of new topical medications, which are directly applied to the skin, and systemic treatments, which are taken by mouth,” said John S. Barbieri, MD, MBA, FAAD, co-chair of the AAD’s Acne Guideline Workgroup, in a press release.2
“This update provides evidence-based recommendations for dermatologists and other clinicians caring for patients with acne.”
While AAD’s updated guidelines address important acne treatment recommendations, there is disagreement among dermatologists about the updated conditional agreements. Christopher Bunick, MD, PhD, and Naiem Issa, MD, PhD, submitted a response to the Journal of the American Academy of Dermatology (unpublished data, February 2024) to call out the conditional recommendations for topical clascoterone cream 1% and topical sarecycline due to the “perceived issue of cost and access.”
Clascoterone cream is a first-in-class topical anti-androgen for the treatment of acne. According to Bunick and Issa, clascoterone addresses the unmet needs of the lack of anti-androgens for use in males and the need for topical alternatives to systemic hormonal therapies. “The approval of clascoterone is a milestone and should be considered as a strongly recommended first-line agent without contraindication for use in combination with topical retinoids and antibiotics,” wrote Bunick and Issa
Sarecycline is the only oral narrow-spectrum antibiotic for acne currently approved by the FDA.
“The authors have never once had a patient refuse to pay for sarecycline when properly explained what one is paying for: equivalent efficacy coupled with the least risk among oral acne antibiotics for antibiotic resistance, GI upset, vestibular disturbances, and vulvovaginal candidiasis (women’s health deserved better in these guidelines),” wrote Bunick and Issa.
“For both medications, cost was cited as the reason for a conditional recommendation, while we believe they should absolutely be strongly recommended as they address unmet needs in acne management. We also believe that cost, especially wholesale acquisition cost, should not be a factor in making unbiased therapeutic recommendations,” concluded Bunick and Issa.
Source: dermatologytimes.com