fbpx
Phẫu thuật Chỉnh hìnhTin nổi bật

CẬP NHẬT CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VIÊM GÂN-DÂY CHẰNG HIỆN NAY

CẬP NHẬT CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VIÊM GÂN-DÂY CHẰNG HIỆN NAY

(Tổng hợp và lược dịch từ tài liệu tham khảo)

Trần Như Bửu Hoa

Đồng Trọng Tấn

I. BỆNH LÝ GÂN MÃN TÍNH

Bệnh lý gân mãn tính (Chronic Tendinopathy) tuy phổ biến nhưng lại khó điều trị. Bệnh này thường được xem nhẹ và không được báo cáo đầy đủ là một vấn đề thực tiễn và lâm sàng lớn cần phải quan tâm hiện nay. Viêm gân là tình trạng gân bị tổn thương với cơ chế phức tạp, dẫn đến viêm, đau nhức, sưng nóng, cứng quanh khớp vùng gân viêm, có thể thấy kèm theo khối u và nốt sần trên gân. Những triệu chứng này có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Viêm gân có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí gân nào của cơ thể. Hầu hết các phương pháp điều trị bệnh viêm gân cho đến hiện nay đều không dựa nhiều trên bằng chứng[5].

Các nghiên cứu gần đây cho thấy: Gân có một ma trận sợi (fibrillar matrix) có tổ chức cao, bao gồm collagen loại I và nhiều loại collagen ‘thứ yếu’ (collagen ‘minor’), proteoglycan và glycoprotein. Sự thay đổi trong hoạt động tu sửa có liên quan đến sự khởi phát của bệnh viêm gân. Chấn thương, căng giãn nhỏ lặp đi lặp lại được cho là yếu tố thúc đẩy chính gây ra bệnh gân. Enzym metallicoproteinase có vai trò quan trọng trong ma trận gân, chịu trách nhiệm cho sự thoái hóa collagen và proteoglycan ở cả người khỏe mạnh và người mắc bệnh. Các quá trình phân tử gây ra bệnh gân hiện đang được làm sáng tỏ: Các Metallicoproteinase biểu hiện gia tăng trong bệnh viêm gân gây đau bao gồm ADAM (Disintegrin và Metallicoproteinase) và MMP (Matrix Metallicoproteinase). Hoạt động quá mức hoặc không phù hợp của các enzyme phân hủy ma trận có thể là mục tiêu điều trị mới cho bệnh viêm gân bao gồm tiêm tế bào gốc, liệu pháp gen và kỹ thuật mô để sửa chữa hoặc thay thế mô gân bị tổn thương [5], [8].

Cấu trúc gân  và cơ chế sửa chữa gân rất phức tạp

II. CẬP NHẬT CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VIÊM GÂN HIỆU QUẢ HIỆN NAY

  1. PROLOTHERAPY(Liệu pháp tăng sinh/ Liệu pháp tiêm tái tạo)

Prolotherapy là một liệu pháp an toàn, đơn giản, ít tốn kém nhưng khá hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh đau mãn tính xương khớp, bệnh gân cơ dây chằng…ứng dụng dễ dàng trong điều trị chuyên ngành y học thể thao, chấn thương chỉnh hình, bệnh thoái hoá cơ xuong khớp. Tuy nhiên có lẽ vì chí phí cho sử dụng liệu pháp này khá rẻ, nên Prolotherapy không được thị trường quảng bá rộng rãi, các tài liệu y khoa hay giáo trình trong nước ít nhắc đến cũng như sự thiếu quan tâm một cách chủ quan của nhiều Bác sĩ kể cả bác sĩ chuyên ngành.  Ngược lại, chính Prolotherapy là một phương pháp điều trị hiệu quả rất được ưa chuộng và phổ biến về thực hành và học thuật ở các nước khác khác trên thế giới.

Các phương pháp tiêm tái tạo gân phổ biến hiện nay

  1. TIÊM PRP/PRF (Platelet-rich plasma/ Platelet-rich fibrin)

Liệu pháp này theo nhiều nghiên cứu gân đây chứng minh có thể điều trị lành hẳn viêm gân không cần phẫu thuật. Ngày nay, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP/PRF) đem lại nhiều tác dụng tối ưu. PRP và PRF là các yếu tố tăng trưởng tự nhiên được tìm thấy trong máu. Giàu tiểu cầu, bạch cầu và fibrin (trong trường hợp PRF), những chất này kích thích sản xuất collagen, đàn hồi và tế bào mới. Tiểu cầu có đặc tính điều hòa miễn dịch bẩm sinh. Khi được kích hoạt, các cytokine và các yếu tố tăng trưởng được giải phóng có vai trò trong sự phát triển của tế bào, tuyển dụng tế bào và sửa chữa tế bào. Điều này chứng tỏ là có lợi cho các tế bào không có khả năng chữa lành bẩm sinh như sụn [1], [2].

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu chữa viêm gân

Tiểu cầu khi được hoạt hoá sẽ giải phóng ra các yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học để kích thích phục hồi tại chỗ của mô tế bào. Khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, nhiều loại protein có vai trò quan trọng đối với quá trình làm lành vết thương được giải phóng, quá trình này được kích thích, tốc độ và khả năng phục hồi tại chỗ của mô tế bào diễn ra nhanh hơn. Kết quả là tình trạng viêm gân được cải thiện và nhờ đó tiến trình viêm điểm bám gân tại chỗ cũng thoái triển và gân sẽ được bảo tồn, từng bước làm lành trở lại như trước [3], [4].

PRP và PRF, sự khác biệt là gì?

PRP và PRF có khác biệt là gì? Với PRP, máu được quay trong máy ly tâm ở tốc độ cao, tách hoàn toàn lớp huyết tương. Với PRF, máu được quay với tốc độ thấp hơn để một số tế bào bạch cầu, tế bào gốc và fibrin vẫn còn trong lớp tiểu cầu. Tốc độ quay chậm cũng có nghĩa là ít tế bào bị tổn thương hơn, khiến lượng tiểu cầu chữa lành tập trung cao hơn. PRF chứa khoảng 10 lần nồng độ tiểu cầu được tìm thấy trong cơ thể, trong khi PRP chứa khoảng 2-5 lần. Một sự khác biệt đáng chú ý khác là việc sử dụng thuốc chống đông máu. Phương pháp điều trị PRP được thêm vào lọ chứa thuốc chống đông máu, giúp ngăn máu đông lại trong quá trình tiêm. Với PRF, không có chất chống đông máu nào được thêm vào. Điều này cho phép tạo ra một ma trận fibrin báo hiệu cho tiểu cầu giải phóng các yếu tố tăng trưởng của chúng một cách chậm rãi. PRP giải phóng các yếu tố tăng trưởng trong vài giờ và PRF giải phóng chúng trong tối đa một tuần. Việc giải phóng chậm này được cho là có kết quả mạnh và lâu dài hơn. PRP và PRF sử dụng máu của chính người bệnh nên cả hai phương pháp này đều rất an toàn với khả năng xảy ra phản ứng bất lợi rất thấp [2], [4], [6].

  1. TIÊM COLLAGEN.

Collagen type 1 và Mucopolysacharides là gì? Là chất căn bản trong quá trình hình thành cấu trúc của gân, dây chằng. Gân, dây chằng  được tạo thành từ mô liên kết bao gồm chủ yếu là các  bó sợi collagen type 1 xếp song song với nhau, chất nền ngoại bào mucopolysaccharide (tên gọi khác là glycosaminoglycan) và một số lượng nhỏ tế bào gân (tenocyte). Collagen chiếm 65-80% trọng lượng của gân, dây chằng (trong đó Collagen type 1 chiếm 90% collagen trong dây chằng và chiếm 95-99% collagen trong gân). Do đó, bổ sung Collagen type 1, Mucopolysaccharides cũng chính là cung cấp nguyên liệu thiết yếu cho sự tổng hợp các bó sợi Collagen – cấu tạo nên cấu trúc của gân, dây chằng [7], [9], [10].

Collagen- thành phần cơ bản trong phục hồi tổn thương gân

  1. TIÊM GÂN BẰNG AXIT HYALURONIC (HA)

Axit Hyaluronic (HA) là một Glycosaminoglycan không có Sunfate, hiện diện rộng rãi trong chất nền ngoại bào ở động vật  mang lại sự hỗ trợ cơ học, đặc tính nhớt và hút ẩm cũng như tác dụng chống viêm cho tế bào và mô. HA là một trong những thành phần cơ bản của mô sụn và gân, góp phần tạo nên đặc tính đàn hồi nhớt của chúng. Một số kinh nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng cho thấy hiệu quả và độ an toàn tốt của axit hyaluronic trong điều trị bệnh lý gân. Ngoài ra, trong các nghiên cứu lâm sàng, HA đã được sử dụng với kết quả đầy hứa hẹn trong các bệnh về gân.

  1. TIÊM CORTICOID (Glucocorticoid)

Tiêm Corticosteroid giúp giảm đau trong thời gian ngắn so với các phương pháp khác, nhưng tác dụng này bị đảo ngược trong trung và dài hạn. Hơn nữa, phản ứng với thuốc tiêm ở các vị trí khác nhau sẽ khác nhau, bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý gân. Chúng có thể gây ra tổn thương trong giai đoạn phục hồi, bởi chúng ức chế sự tổng hợp collagen và có thể gây hoại tử và đứt gân. Tuy nhiên, mặc dù lợi ích ngắn hạn đã rõ ràng nhưng Glucocorticoid vẫn là một lựa chọn điều trị hữu ích trong giai đoạn ngắn với mức độ hợp lý, không nên dùng kéo dài vì nhiều tác dụng phụ nguy hiểm mà thực tế hiện nay đã và đang bị lạm dụng rất nhiều.

  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC
  • Thay đổi lối sống

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, kết hợp các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng bệnh sẽ giúp giảm thiểu những triệu chứng mà bệnh viêm gân gây ra. Phương pháp này được thực hiện ngay tại nhà, người bệnh có thể áp dụng mỗi ngày giúp hỗ trợ và ngăn bệnh tiến triển nặng.

  • Sử dụng thuốc giảm đau đường uống và thuốc bôi da tại chỗ

Viêm gân khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống. Sử dụng thuốc giảm đau đuòng uống hoặc thuốc bôi da tại chỗ với tác động thẩm thấu qua mô da là cách chữa trị đơn giản, dễ sử dụng cũng đem lại hiệu quả nhanh, giúp làm giảm và dịu cơn đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất nhất thời, không giúp điều trị bệnh triệt để. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc gì và liều lượng cụ thể, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, để tránh những tác dụng không mong muốn.

  • Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, tia hồng ngoại, điện xung, sóng xung kích, kỹ thuật massage tay… đem lại hiệu quả tuyệt vời và được khuyến nghị sử dụng trong việc điều trị thoái hóa khớp, viêm gân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ghanaati S, Booms P, Orlowska A, Kubesch A, Lorenz J, Rutkowski J, Landes C, Sader R, Kirkpatrick CJ, Choukroun J. Advanced platelet-rich fibrin: a new concept for cell-based tissue engineering by means of inflammatory cells. J Oral Implantol. 2014;40(6):679–689. doi: 10.1563/aaid-joi-D-14-00138.
  2. Fujioka-Kobayashi M, Miron RJ, Hernandez M, Kandalam U, Zhang Y, Choukroun J. Optimized platelet-rich fibrin with the low-speed concept: growth factor release, biocompatibility, and cellular response. J Periodontol. 2017;88(1):112–121. doi: 10.1902/jop.2016.160443.
  3. Miron RJ, Fujioka-Kobayashi M, Hernandez M, Kandalam U, Zhang Y, Ghanaati S, Choukroun J. Injectable platelet rich fibrin (i-PRF): opportunities in regenerative dentistry? Clin Oral Invest. 2017;21(8):2619–2627. doi: 10.1007/s00784-017-2063-9.
  4. 4. Shashank B, Bhushan M. Injectable Platelet-Rich Fibrin (PRF): The newest biomaterial and its use in various dermatological conditions in our practice: A Schultz LW. A treatment for subluxation of the temporomandibular joint. JAMA1937;109(13):1032-5.
  5. Rabago D, Nourani B. Prolotherapy for osteoarthritis and tendinopathy: a descriptive review. Curr Rheumatol Rep2017;19(6):34.
  6. DeChellis DM, Cortazzo MH. Regenerative medicine in the field of pain medicine: prolotherapy, platelet-rich plasma therapy and stem cell therapy—theory and evidence. Tech Reg Anesth Pain Manag2011;15(2):74-80.
  7. Johnston E, Kou Y, Junge, J, et al. Hypertonic dextrose stimulates chondrogenic cells to deposit collagen and proliferate. Cartilage 2021:194760352110145
  8. Chung M-W, Hsu C-Y, Chung W-K, et al. Effects of dextrose prolotherapy on tendinopathy, fasciopathy, and ligament injuries, fact or myth?: A systematic review and meta-analysis. Medicine2020;99(46): e 23201.
  9. Dressler, P., Gehring, D., Zdzieblik, D., Oesser, S., Gollhofer, A., & König, D. (2018). Improvement of functional ankle properties following supplementation with specific collagen peptides in athletes with chronic ankle instability. Journal of sports science & medicine17(2), 298.

 

  1. Praet, S. F., Purdam, C. R., Welvaert, M., Vlahovich, N., Lovell, G., Burke, L. M., & Waddington, G. (2019). Oral supplementation of specific collagen peptides combined with calf-strengthening exercises enhances function and reduces pain in achilles tendinopathy patients. Nutrients11
Show More

Related Articles

Back to top button