fbpx
Tin nổi bậtTin tức - Sự kiện

Cập nhật tình hình bệnh phong toàn cầu năm 2023: Loại trừ bệnh phong là khả thi – Đã đến lúc hành động!

Người dịch: Quang Tiến

Chương trình Phòng chống phong toàn cầu của WHO đã công bố Báo cáo cập nhật tình hình bệnh phong năm 2023, có sẵn trên trang web của WHO (link download: https://iris.who.int/handle/10665/378895). Báo cáo tập trung vào Khung loại trừ bệnh phong mới, được công bố trong năm 2023. Khung chương trình này bao gồm ba giai đoạn riêng biệt, dễ hiểu và được mô tả rõ ràng, vững chắc về mặt khoa học. Khi dữ liệu sẵn sàng, việc xác định các khu vực địa lý (cả ở quy mô quốc gia hay địa phương) nằm trong giai đoạn nào của Khung loại trừ này không khó. Khung này giúp chúng ta dễ dàng nắm được khu vực của mình đang cần triển khai các hoạt động gì, vì vậy đã đến lúc hành động!

Tỷ lệ ca bệnh phong mới theo phân vùng lãnh thổ của WHO năm 2023

Giai đoạn đầu kết thúc khi việc lây truyền vi khuẩn M. leprae trong khu vực đó chấm dứt – được định nghĩa là không ghi nhận ca bệnh phong nào ở trẻ em (dưới 15 tuổi) trong ít nhất 5 năm. Một công cụ trên Excel, gọi là Công cụ giám sát loại trừ bệnh phong (Leprosy Elimination Monitoring Tool – LEMT), cho phép ghi nhận dữ liệu hàng năm ở từng địa phương (ví dụ, từng huyện). LEMT tự động phân loại các địa phương này theo các giai đoạn loại trừ được mã hóa bằng màu sắc theo quy định trong Khung loại trừ bệnh phong. Công cụ này hiển thị tiến trình hướng đến các mục tiêu loại trừ bệnh phong, ở cấp huyện, và xa hơn sẽ là cấp quốc gia.

Bản đồ phân vùng số ca bệnh phong mới toàn cầu năm 2023

Một số liệu đáng chú ý trong báo cáo là trong số 184 quốc gia gửi báo cáo, có 110 quốc gia cho biết không phát hiện ca bệnh phong ở trẻ em (xem trang 505 của báo cáo), và theo dữ liệu thống kê, 38 quốc gia có dưới 10 ca bệnh trẻ em. Điều này cho thấy 148/184 (80%) quốc gia đang có tiến triển tốt hướng tới giai đoạn đầu tiên của mục tiêu loại trừ bệnh phong. Mỗi quốc gia và mỗi địa phương đều có những khác biệt và đặc thù riêng, nhưng khi điểm dữ liệu được vẽ theo thời gian, quá trình diễn biến sẽ trở nên rõ ràng, điều này giúp xác định các địa phương đạt tiến độ chậm hơn để cung cấp sự hỗ trợ.

Xu hướng phát hiện ca bệnh phong mới tương ứng với tỷ lệ phát hiện ca mới giai đoạn 2014 – 2023

Số liệu thứ hai (ở trang 508) đáng lo ngại hơn nhiều. Trong số 182.815 ca bệnh phong mới được báo cáo, chỉ có 14.908 ca (8%) được phát hiện thông qua sàng lọc ca bệnh chủ động. Rõ ràng đây không hẳn là con số chính xác, vì một số chương trình phòng chống phong không báo cáo số liệu này, nhưng điều đó nhắc nhở chúng ta rằng công tác phát hiện ca bệnh chủ động (hiện nay phương pháp khám tiếp xúc là lựa chọn ưu tiên, và các phòng khám da liễu lưu động đã chứng tỏ hiệu quả ở nhiều cộng đồng tại châu Phi) là hoạt động quan trọng trong bất kỳ nỗ lực nào nhằm “kết thúc bệnh phong”. Khi công tác này được triển khai nghiêm ngặt trong một khu vực dịch tễ cụ thể, số ca bệnh mới được phát hiện thường cao hơn mong đợi, cho thấy có sự báo cáo thiếu đáng kể số ca bệnh mới trên toàn cầu. Nếu cần cung cấp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (post-exposure prophylaxis – PEP), theo khuyến nghị của WHO, khám tiếp xúc hoặc phòng khám da liễu lưu động giúp thực hiện việc này một cách dễ dàng. Đáng tiếc là báo cáo cập nhật của WHO chưa bao gồm các thống kê chi tiết hơn về công tác chủ động phát hiện ca bệnh mới và cung cấp PEP, vì hiện tại đây là các nội dung báo cáo không bắt buộc.

Ngay cả những người không ủng hộ PEP thường cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủ động phát hiện ca bệnh, công tác này có thể rất thành công nếu được thực hiện nghiêm ngặt trong thời gian dài (ví dụ, chương trình kéo dài hàng thập kỷ tại Malawi do Giáo sư Paul Fine và đồng nghiệp báo cáo1). Một lý do quan trọng khác để nhấn mạnh cần phải triển khai khám tiếp xúc là khi phát hiện sớm các ca bệnh mới, có thể giảm đáng kể tỷ lệ khuyết tật.

Tóm lại, tin vui là nhiều quốc gia và nhiều địa phương đang tiến triển tốt hướng đến mục tiêu không còn bệnh phong. Thách thức chính, tuy nhiên, là mở rộng đáng kể việc chủ động phát hiện ca bệnh mới – đặc biệt là thông qua truy vết tiếp xúc – tại các khu vực còn lưu hành bệnh phong, nhất là 23 quốc gia ưu tiên của WHO. Đây là một hoạt động tốn nhiều thời gian và chi phí, nhưng có thể trở nên hiệu quả hơn nhiều bằng cách nhắm mục tiêu chính xác vào các khu vực “nóng”. Các khu vực này có thể được xác định thông qua nhiều kỹ thuật bản đồ khác nhau và LEMT là một trong những công cụ tốt nhất hiện có, với tính năng lập bản đồ tích hợp (đang chuẩn bị). Dù rằng WHO đã cung cấp cho chúng ta một khung chương trình hành động mới, chủ động phát hiện ca bệnh mới vẫn nên là trọng tâm chính trong các hoạt động phòng chống phong của các quốc gia, lý tưởng nhất là được bổ sung thêm PEP.

1 Nhóm LEP – KPS; Dịch tễ học bệnh phong tại huyện Karonga, miền bắc Malawi 1973 – 2023: Phân tích về phân bố bệnh phong, các yếu tố nguy cơ, kiểm soát và sự suy giảm ở khu vực nông thôn châu Phi; Tạp chí Leprosy Review. 2024; tập 95; số 1; trang 7-84; DOI: 10.47276/lr.95.1.7

Nguồn: https://ilepfederation.org/global-leprosy-hansen-disease-update-2023-elimination-of-leprosy-disease-is-possible-time-to-act/

Global leprosy (Hansen disease) update 2023: Elimination of leprosy disease is possible – Time to act!

The WHO Global Leprosy Programme has published the Global Leprosy Update for 2023, available on the WHO website. The report focuses on the new Leprosy Elimination Framework, published during 2023. The Framework consists of three distinct phases, which are easily described and understood, and appear to be scientifically robust.  As long as the data are available, it is not difficult to see where any particular area (be it a country or a sub-national region), sits in the Elimination Framework.  This Framework makes it easy to target our activities, so it is indeed time to act!

The first phase ends when the transmission of M leprae in that area has ceased – now defined as having registered no child cases of leprosy (under 15 years of age) for at least five years.  An Excel-based tool, known as the Leprosy Elimination Monitoring Tool (LEMT), allows data to be recorded for each sub-national area (for example, each district), each year. The LEMT automatically classifies the concerned areas into the appropriate, colour-coded elimination phases according to the Leprosy Elimination Framework. It thus displays progress towards the elimination targets over time, for each district, and in aggregate, for the country as a whole.

One of the numbers in the report that struck me as particularly significant was that of 184 countries reporting, 110 reported zero child cases (see p 505 of the report), and according to the tabulated data, another 38 countries reported fewer than 10 child cases.  This suggests that 148/184 (80%) of countries that reported are making good progress towards the end of this first phase of leprosy elimination.  Every country and every sub-national area is different and on a different trajectory, but once data-points are plotted over a number of years, any progress can be seen, and areas with slower progress can be identified and assisted.

A second number (on page 508) was much more worrying.  It is stated that of the 182,815 new leprosy cases reported, only 14,908 (8%) were detected through active case finding.  Clearly this is not necessarily a very accurate figure, as some programs do not report it, but it may help to remind us that active case-finding (at present contact examination is the favoured method, and skin camps have proven very effective in many communities in Africa) is the key activity in any effort to ‘end leprosy’.  It is also a common finding that when active case-finding is done rigorously in any particular endemic area, the number of new cases identified is usually higher than expected, suggesting a significant under-reporting of new cases globally.  If post-exposure prophylaxis (PEP) is to be given, as recommended by WHO, it is easily carried out in the context of contact examination or a skin camp.  It is unfortunate that the WHO update does not yet include more detailed statistics of active case finding and of PEP administration, as these are currently optional reporting fields.

Even people who do not favour PEP usually emphasize active case finding, which can be very successful over time, if carried out rigorously (for example, the decades long programme in Malawi reported by Prof Paul Fine and colleagues1). Another important reason to emphasize contact examination is that, by identifying new cases early, a significant decrease in disability can be achieved.

In summary, the good news is that many countries and many sub-national regions are making good progress towards zero leprosy.  The main challenge, however, is to greatly expand active case-finding – particularly through contact tracing – in the remaining endemic areas, especially in the 23 WHO priority countries. This is a time-consuming and costly exercise, but it can be made much more efficient by carefully targeting hotspot areas. These can be identified by various mapping techniques and the LEMT is one of the best tools available, with its own built in mapping function (in preparation).  While the new WHO paradigm gives us a framework for action, active case finding should be the main focus of our activities, ideally supplemented with PEP.

1 LEP – KPS Team; The epidemiology of leprosy in Karonga District, northern Malawi 1973–2023: An analysis of leprosy’s distribution, risk factors, control and decline in rural Africa; Leprosy Review. 2024; 95; 1; 7-84; DOI: 10.47276/lr.95.1.7

Source: https://ilepfederation.org/global-leprosy-hansen-disease-update-2023-elimination-of-leprosy-disease-is-possible-time-to-act/

Show More

Related Articles

Back to top button