fbpx
Điểm tin y tếTin nổi bật

Nấm kháng thuốc thông thường như thế nào

Theo các bác sĩ da liễu, nhiễm nấm nông, thường gọi là hắc lào, đã trở thành mối lo ngại lớn khi mà các loại thuốc điều trị bệnh này không còn hiệu quả do các loài nấm gây bệnh đã thay đổi trong vài năm qua, khiến cho bệnh thường xuyên tái phát.

Trong một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Ram Manohar Lohia (RML), được công bố trên Tạp chí Khoa học JAMA, tuyên bố rằng bệnh nhiễm nấm không còn đáp ứng với loại thuốc thường dùng, khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

“Loài nấm mới này kháng terbinafine. Đây là loại thuốc được lựa chọn trong nhiều thập kỷ để điều trị cùng một loại nhiễm nấm. Bây giờ chúng ta phải sử dụng liều cao hơn hoặc trong thời gian dài hơn. Một loại thuốc khác, itraconazole, trước đây không được sử dụng nhiều; bây giờ chúng ta phải sử dụng ngày càng nhiều hơn”, Tiến sĩ Ananta Khurana, giáo sư khoa da liễu tại Bệnh viện RML cho biết.

Bệnh nấm da đã lan sang các nước ở châu Âu và Tây Á, thậm chí là ở Hoa Kỳ. Thời gian điều trị đã tăng lên sáu đến tám tuần so với trước đây chỉ một đến hai tuần.

Nghiên cứu được tiến hành để xác định liều lượng itraconazole khác nhau có thể được sử dụng như thế nào để điều trị cho bệnh nhân và kiểm tra số lượng bệnh nhân báo cáo tái phát trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá 149 bệnh nhân tại RML, trong đó có 69 (46,4%) là phụ nữ và 80 (53,6%) là nam giới.

“Trong số đó, 47% báo cáo tái phát. Với terbinafine, tỷ lệ này là 40. Đây không phải là điều chúng tôi từng thấy trước đây. Chúng tôi cũng đã đánh giá lượng thuốc có thể đi vào máu”, Tiến sĩ Khurana cho biết.

Đây là một căn bệnh lây nhiễm và việc dùng chung khăn tắm, ga trải giường có thể dẫn đến sự lây lan của bệnh.

“Thậm chí cả gia đình có thể cùng mắc bệnh. Việc sản xuất itraconazole đòi hỏi phải duy trì nhiều tiêu chuẩn chất lượng, nhưng hiện nay đã không còn nữa”, bà lưu ý thêm.

Gần đây, Hiệp hội các bác sĩ da liễu, bác sĩ chuyên khoa hoa liễu và bác sĩ chuyên khoa phong Ấn Độ đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận về các bệnh nhiễm nấm và việc sử dụng steroid để điều trị các bệnh này.

Source: timesofindia.indiatimes.com

Người dịch: Hồ Thu Linh

How fungal infection has found a way to beat common drugs

A superficial fungal infection, commonly known as ringworm, has become a major cause of concern as the drugs used for its treatment are failing since the species causing it has changed in the past few years and are leading to a relapse of the skin disease frequently, said dermatologists.

In a study conducted recently by the dermatologists of the Centre-run Ram Manohar Lohia (RML) Hospital, which has been published in JAMA Science Publication, it has been stated that the infection is no longer responsive to the commonly used drug, making the treatment difficult.

“The new species is resistant to the drug, terbinafine. This has been the drug of choice for decades to treat the same infection. Now we have to use higher doses or for longer duration. Another drug, itraconazole, has not been used much before; now we have to use it more and more,” said Dr Ananta Khurana, professor of dermatology at RML Hospital.

While the skin fungus has spread to countries in Europe and West Asia, and even in the US, the time taken for its cure has increased to six-eight weeks compared with one-two weeks earlier.

The study was conducted to determine how different doses of itraconazole can be used for treating a patient and also to check if a significant number is reporting a relapse within a few weeks or months. The team assessed 149 patients at RML, out of which 69 (46.4%) were women and 80 (53.6%) men.

“Out of them, 47% reported a relapse. With terbinafine, the percentage is 40. This is not something that we have seen before. We also evaluated how much of the drug is able to reach blood,” Dr Khurana said.

It is a communicable disease and sharing towels, bedsheets can lead to its spread. “Even whole families have come down with the same disease. The manufacturing of itraconazole requires to maintain lots of quality standards, which have gone now,” she noted.

Recently, Indian Association of Dermatologists, Venereologists and Leprologists held a meeting to discuss fungal infections and steroid usage to treat them.

Source: timesofindia.indiatimes.com

Show More

Related Articles

Back to top button