fbpx
Da liễu chuyên sâuTin nổi bậtTin tức - Sự kiện

Triển vọng của liệu pháp PRP trong điều trị rụng tóc ở nữ giới

Rụng tóc kiểu hói ở nữ giới (Female pattern hair loss – FPHL) có thể xuất phát từ khuynh hướng di truyền, biến động hormone hoặc các bệnh lý, với 02 dạng hay gặp là rụng tóc nội tiết tố androgen (androgenetic alopecia – AGA) và rụng tóc telogen (telogen effluvium – TE). 1 AGA biểu hiện qua tình trạng tóc mỏng dần, chủ yếu ở đỉnh đầu và trán, trong khi TE được đặc trưng bởi rụng tóc lan rộng do căng thẳng hoặc thay đổi hormone. 2 Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet rich plasma – PRP) tăng cường tái tạo mô và kích thích hoạt động của nang tóc, có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn các phương pháp điều trị truyền thống như minoxidil và finasteride vốn có nhiều hạn chế và tác dụng phụ. 3 Mặc dù có triển vọng cao như vậy, các nghiên cứu hiện có về hiệu quả điều trị FPHL của PRP, đặc biệt ở phụ nữ, tồn tại những bất cập và không đồng nhất về phương pháp. 4 Một nghiên cứu tổng quan gần đây đã cố gắng giải quyết những hạn chế này bằng cách phân tích các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của PRP trong việc điều trị các dạng rụng tóc ở nữ giới. 5

 

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tiến hành một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp với mục đích tìm kiếm các nghiên cứu về điều trị FPHL bằng liệu pháp PRP trên nhiều cơ sở dữ liệu, bao gồm PubMed, EMBASE và Thư viện Cochrane, bằng cách sử dụng các từ khóa liên quan. Đối tượng nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân nữ dưới 18 tuổi mắc các dạng rụng tóc khác nhau được điều trị bằng liệu pháp PRP có so sánh với các phương pháp điều trị thay thế hoặc giả dược. Khâu trích xuất và đánh giá chất lượng dữ liệu do các thành viên nhóm nghiên cứu tiến hành độc lập và khi cần thiết sẽ yêu cầu đánh giá từ người thứ ba nhằm đạt được sự đồng thuận. Các phân tích phụ được thực hiện dựa trên các tiêu chí xác định trước và sử dụng công cụ đánh giá tình trạng thiên lệch trong nghiên cứu Cochrane để đánh giá chất lượng nghiên cứu. Các phân tích phân nhóm được dựa trên các tiêu chí được xác định trước và chất lượng nghiên cứu được đánh giá bằng cách sử dụng công cụ sai lệch rủi ro Cochrane

Kết quả nghiên cứu

Tổng cộng có 21 nghiên cứu công bố từ năm 2015 đến 2023 được phân tích sau khi loại bỏ các bản ghi trùng lặp, các thử nghiệm trên động vật, các bài báo tổng quan và các nghiên cứu không phải tiếng Anh. Những nghiên cứu này tập trung vào các tình trạng rụng tóc khác nhau bao gồm AGA, TE và FPHL. Phần lớn các nghiên cứu sử dụng liệu pháp PRP đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp PRP giúp giảm đáng kể số lượng tóc bị kéo rụng trong các thử nghiệm kéo tóc và cải thiện độ dày và mật độ tóc so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, hiệu quả trong cải thiện số lượng tóc có kết quả đánh giá hỗn hợp. Các phân tích phụ chứng minh liệu pháp PRP giúp tăng độ dày và mật độ tóc, nhất là ở bệnh nhân CTE khi họ được điều trị từ 6 tháng trở lên và được tiêm liều PRP cao hơn. Mặc dù đạt được kết quả đáng ghi nhận, vẫn tìm thấy các bằng chứng về tình trạng thiên lệch trong công bố nghiên cứu, đặc biệt các nghiên cứu liên quan đến mật độ và độ dày của tóc. Đánh giá rủi ro thiên lệch cho thấy rủi ro thấp ở hầu hết các lĩnh vực, tuy nhiên nhóm nghiên cứu cho rằng vẫn còn một số lo ngại. Nhóm nghiên cứu cho biết các tác dụng phụ liên quan đến điều trị PRP là nhẹ và tạm thời, bao gồm đau đầu và khó chịu ở da đầu.

Kết luận

Nghiên cứu này khẳng định rằng liệu pháp PRP được chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng rụng tóc ở phụ nữ, mang lại sự cải thiện đáng kể về mật độ và độ dày của tóc đồng thời gây ra tác dụng phụ tối thiểu. Liệu pháp này, nhờ vào việc tận dụng các yếu tố tăng trưởng tự nhiên của cơ thể để tăng cường hoạt động của nang tóc, mang đến một lựa chọn điều trị mới so với các phương pháp điều trị truyền thống gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Kết quả nghiên cứu nêu bật hiệu quả của PRP trong điều trị rụng tóc do các tình trạng như AGA, TE và FPHL, đặc biệt khi được sử dụng trong thời gian dài và liều lượng cao hơn. Cần lưu ý, hiệu quả điều trị của PRP khác nhau dựa trên các yếu tố như thời gian điều trị, liều lượng tiêm và có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hoặc môi trường

Kết quả trên rất đáng khích lệ, tuy nhiên sự khác nhau giữa các phương pháp nghiên cứu và tình trạng thiên lệch trong công bố nghiên cứu cho thấy cần phải nghiên cứu sâu hơn. Nhóm nghiên cứu đề xuất rằng các nghiên cứu trong tương lai nên hướng tới việc tiêu chuẩn hóa quy trình chuẩn bị và áp dụng PRP, điều tra tính bền vững của hiệu quả điều trị và khám phá các liệu pháp kết hợp để tối ưu hóa kết quả điều trị. Tóm lại, giải quyết những khoảng trống nghiên cứu này là rất cần thiết để xác lập PRP như một phương pháp điều trị hàng đầu và đáng tin cậy cho chứng rụng tóc ở nữ giới.

Tài liệu tham khảo

  1. Shapiro J, Sicco KL, Otberg N, et al. Hair loss and restoration. CRC Press.
  2. Ramadan AA, Khaleel HM. Trichoscopic comparison between telogen effluvium and androgenic alopecia. Duhok Med J.2023; 17(1): 51-63.
  3. Pixley JN, Cook MK, Singh R, et al. A comprehensive review of platelet-rich plasma for the treatment of dermatologic disorders. J Dermatology Treat. 2023;34(1):2142035. doi:10.1080/09546634.2022.2142035
  4. Zhou S, Qi F, Gong Y, et al. Platelet-rich plasma in female androgenic alopecia: A comprehensive systematic review and meta-analysis. Front Pharmacol. 2021;12:642980. 2021. doi:10.3389/fphar.2021.642980
  5. Yuan J, He Y, Wan H, et al. Effectiveness of platelet-rich plasma in treating female hair loss: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Skin Res Technol.2024;30(8):e70004. doi:10.1111/srt.70004

Người dịch: Quang Tiến, 11/9/2024; Nguồn: www.dermatologytimes.com

 

PRP Therapy Shows Promise for Female Hair Loss

Female pattern hair loss (FPHL) can arise from genetic predispositions, hormonal fluctuations, or medical conditions, with the main types being androgenetic alopecia (AGA) and telogen effluvium (TE).1 AGA involves progressive thinning primarily on the crown and frontal scalp, while TE is characterized by diffuse shedding due to stress or hormonal changes.2 Platelet-rich plasma (PRP) therapy enhances tissue repair and stimulates hair follicle activity, potentially offering advantages over traditional treatments like minoxidil and finasteride, which have limitations and adverse events.3 Despite its promise, existing studies on PRP’s efficacy, particularly in women, suffer from methodological flaws and inconsistencies.4 A recent review aimed to address these gaps by analyzing randomized controlled trials to evaluate PRP’s effectiveness and safety in treating various forms of female hair loss.5

Methods

The systematic review and meta-analysis performed a thorough literature search was conducted across several databases, including PubMed, EMBASE, and Cochrane Library, using relevant keywords. The study included female participants aged ≤ 18 with various hair loss types, receiving PRP therapy compared to alternative treatments or placebo. Data extraction and quality assessment were performed independently by reviewers, with consensus achieved through a third reviewer when needed. Subgroup analyses were based on predefined criteria, and study quality was evaluated using the Cochrane risk of bias tool.

Results

A total of 21 studies published between 2015 and 2023 were included in the analysis after removing duplicate records, animal trials, review articles and non-English studies. These studies focused on various hair loss conditions, including AGA, TE, and FPHL. The majority of studies used PRP therapy, either alone or combined with other treatments.

Researchers found that PRP treatment led to a significant decrease in the number of hairs pulled during hair pull tests and improved hair thickness and density compared to controls. However, they stated the effect on hair count showed a mixed outcome. Subgroup analyses showed that the greatest benefits in hair thickness and density were observed in patients with CTE, those treated for 6 months or more, and those receiving larger volumes of PRP. Despite significant results, there was evidence of publication bias, particularly regarding hair density and thickness. Risk of bias assessments revealed generally low risks across most domains, though researchers stated some concerns remained. The review stated adverse events associated with PRP treatment were mild and transient, including headache and scalp discomfort.

Conclusion

The review found that PRP therapy has proven to be an effective treatment for female hair loss, demonstrating significant improvements in hair density and thickness while maintaining a minimal side effect profile. This therapy, which leverages the body’s natural growth factors to enhance hair follicle activity, offers a promising alternative to conventional treatments that can have more severe adverse events. The findings highlight PRP’s efficacy in managing hair loss due to conditions such as AGA, TE, and FPHL, particularly when administered over extended periods and in higher volumes. Notably, PRP treatment’s effectiveness varies based on factors such as the duration of therapy, volume injected, and potentially genetic or environmental influences.

Despite the encouraging results, researchers stated the high variability in study methodologies and potential publication bias suggest that further research is needed. They suggested that future studies should aim to standardize PRP preparation and application protocols, investigate long-term effects, and explore combination therapies to optimize treatment outcomes. According to the review, addressing these research gaps is crucial for establishing PRP as a mainstream and reliable solution for female hair loss.

References

  1. Shapiro J, Sicco KL, Otberg N, et al. Hair loss and restoration. CRC Press.
  2. Ramadan AA, Khaleel HM. Trichoscopic comparison between telogen effluvium and androgenic alopecia. Duhok Med J.2023; 17(1): 51-63.
  3. Pixley JN, Cook MK, Singh R, et al. A comprehensive review of platelet-rich plasma for the treatment of dermatologic disorders. J Dermatolog Treat. 2023;34(1):2142035. doi:10.1080/09546634.2022.2142035
  4. Zhou S, Qi F, Gong Y, et al. Platelet-rich plasma in female androgenic alopecia: A comprehensive systematic review and meta-analysis. Front Pharmacol. 2021;12:642980. 2021. doi:10.3389/fphar.2021.642980
  5. Yuan J, He Y, Wan H, et al. Effectiveness of platelet-rich plasma in treating female hair loss: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Skin Res Technol.2024;30(8):e70004. doi:10.1111/srt.70004

Source: https://www.dermatologytimes.com

Show More

Related Articles

Back to top button