ỨNG DỤNG LASER CHÂM CỨU VÀO ĐIỀU TRỊ LIỆT MẶT CHO TRẺ EM TẠI KHOA YHCT BỆNH VIỆN DA LIỄU T.W QUY HÒA
BSCKII Lê Văn Trung
ĐẠI CƯƠNG LASER CHÂM
Một trong hai đóng góp to lớn cho khoa học kỹ thuật của ngành vật lý trong thế kỷ 20 là laser. Năm 1960, chiếc máy laser đầu tiên ra đời do nhà bác học Maiman (Mỹ) chế tạo, và từ đó, thành tựu này được ứng dụng rộng rãi trong các chuyên ngành khác nhau, trong đó có y học. Hiện nay laser được ứng dụng rộng rãi trong các chuyên ngành khác nhau của y học bởi nó có các tính chất rất đặc biệt, đó là: tính đơn sắc, độ định hướng và độ chói phổ rất cao. Việc sử dụng ánh sáng đơn sắc phát ra từ một thiết bị laser công suất thấp (<=250 milliwatt) chiếu vào các huyệt trên hệ thống kinh lạc giúp cơ thể lập lại thăng bằng âm – dương nhằm mục đích điều trị và phòng bệnh được gọi là laser châm.
CHỈ ĐỊNH LASER CHÂM
Laser châm được chỉ định tương đối rộng rãi để điều trị các chứng bệnh. Tuy nhiên, trên lâm sàng laser châm được chỉ định chủ yếu để điều trị các chứng đau và các chứng liệt. Laser châm có thể dùng đơn độc, có thế kết hợp laser châm với điện châm, laser châm với xoa bóp bấm huyệt.
- Laser châm điều trị các chứng đau: đau vai gáy, đau quanh khớp vai, đau lưng, đau thần kinh toạ, hội chứng đường hầm cổ tay…
- Laser châm điều trị các chứng liệt: liệt nửa người do các nguyên nhân khác nhau, liệt dây thần kinh VII ngoại biên…
CHỐNG CHỈ ĐỊNH LASER CHÂM
Không sử dụng laser châm trong các trường hợp sau:
- Những thay đổi bất thường của da không rõ nguyên nhân.
- Tiền ung thư, u ác tính.
- Người bệnh sau khi điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao kéo dài.
- Người bệnh động kinh…
- Người bệnh suy tim mất bù, loạn nhịp, suy mạch vành.
- Người bệnh cường giáp.
- Không chiếu laser vào vùng thóp, đầu các xương dàỉ của trẻ vị thành niên, cạnh các tuyến nội tiêt (tuyên giáp, tinh hoàn…)
MÁY LASER CHÂM
- Máy phát laser công suất thấp: thường sử dụng laser He – Ne, lasercliode hồng ngoại
- Kính bảo hộ cho người thực hiện và người bệnh,
- Quy trình điều trị laser công suất thấp.
TRƯỜNG HỢP LIỆT MẶT Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG QUY HÒA
Bệnh nhân Hà Linh Đ. sinh năm 2021 cư trú tại T.p Quy Nhơn, Bình Định. Bệnh nhân nhập viện tại Khoa Y học cổ truyền vào ngày 06-01-2025 với triệu chứng miệng méo sang trái, mắt phải không nhắm kín, tê bì nữa mặt phải, ăn uống đọng và chảy nước bên mép miệng phải, cảm giác khó chịu hay quấy khóc. Sau khi thăm khám lâm sàng và làm cận lâm sàng, bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên bên phải.
Với trường hợp bệnh nhi chỉ 4 tuổi, nếu dùng phương pháp điện châm truyền thống (dùng kim châm qua da đến huyệt sau đó gắn kim vào máy để kích thích) thì không khả quan vì cháu sợ đau, không nằm yên để bác sĩ châm.Vì vậy, khoa áp dụng công nghệ Laser châm không dùng kim để điều trị, vừa an toàn và không gây đau cho bệnh nhân. Sau 3 tuần điều trị bằng Laser châm cứu kết hợp xoa bóp bấm huyệt, bệnh nhân đã hồi phuc: miệng không méo sang trái, mắt phải nhắm kín, hết tê bì bên liệt, ăn uống bình thường và được xuất viện
Bàn luận: Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi giới, mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ, trai hay gái. Đây là một bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, làm hạn chế khả năng lao động của bệnh nhân.
Về nguyên nhân gây bệnh: thường do 3 nhóm nguyên nhân sau:
- Do lạnh: Làm phù nề các tổ chức trong xương đá chèn ép vào dây thần kinh VII gây thiểu năng tuần hoàn tại chỗ, dây thần kinh không được nuôi dưỡng đầy đủ gây liệt. Nếu chèn ép lâu ngày sẽ để lại di chứng.
- Do nhiễm trùng: Viêm xương đá, viêm tai giữa, viêm tai xưỡng chũm, viêm tuyến mang tai, bệnh zona…
- Do chấn thương:có thể do ngã va đập hoặc phẫu thuật viêm tai xương chũm gây tổn tương dây VII…
Khi dây VII bị tổn thương bệnh nhân tường có các biểu hiện như: tê nửa mặt bên bị liệt, miệng và nhân trung bị lệch sang bên lành, Charle Bell (+) bên liệt, uống nước chảy ra bên bị liệt, nếp nhăn trán mất bên liệt, mắt bên liệt nhắm không kín…
Như vây:Laser châm không chỉ áp dụng điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên như trường hợp trên, mà còn điều trị các bệnh khác về hệ thần kinh, cơ xương khớp cho các bệnh nhân nhi như: di chứng liệt tay chân do bại não, viêm thần kinh ngoại biên, viêm khớp thiếu niên, teo cơ, béo phì, chậm nói vv…
Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa đã ứng dụng phương pháp thành công công nghệ Laser trên bệnh nhi tại khoa Y Học cổ truyền. Cơ chế kích thích huyệt của Laser châm như điện châm nhưng mang lại sự an toàn và tâm lý tốt cho bệnh nhi.