fbpx
Chuyên đề KCBDa liễu chuyên sâuTin nổi bật

Bệnh bạch biến: Khuyến nghị điều trị cho bệnh nhân trẻ em và thanh thiếu niên

Trong khuyến nghị được công bố trên Tạp chí JAMA Dermatology, các chuyên gia đề xuất sử dụng thuốc bôi ức chế calcineurin (topical calcineurin inhibitors – TCIs), thuốc bôi corticosteroid (topical corticosteroids – TCSs) và thuốc bôi ức chế Janus kinase (JAK) trong điều trị bệnh bạch biến ở bệnh nhân trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh bạch biến nếu khởi phát trước 12 tuổi sẽ dễ dẫn đến tình trạng lan rộng, vì vậy bệnh nhân cần được điều trị sớm, hiệu quả và lâu dài. Hướng dẫn điều trị bệnh bạch biến gần đây nhất của Hoa Kỳ được ban hành vào năm 1996 và kể từ đó không có hướng dẫn cập nhật cụ thể nào về điều trị bệnh bạch biến cho bệnh nhi. Hội đồng chuyên gia đã đưa ra 4 tuyên bố về định nghĩa chung và chẩn đoán bệnh bạch biến, 4 tuyên bố về khuyến nghị chung, 10 tuyên bố về việc sử dụng TCIs, 8 tuyên bố về việc sử dụng TCSs và 7 tuyên bố về việc điều trị bằng thuốc bôi ức chế JAK.

Bệnh bạch biến được định nghĩa là một tình trạng tự miễn dịch tiến triển, mãn tính, tái phát, biểu hiện dưới dạng các mảng da và màng nhầy bị mất sắc tố do mất tế bào sắc tố da melanocyte. Bệnh được phân loại thành bạch biến không đứt đoạn, đứt đoạn và hỗn hợp. Các yếu tố di truyền và môi trường là nguyên nhân gây bệnh, khi chúng tạo ra tình trạng các chất tự kháng nguyên của tế bào T tấn công tế bào sắc tố biểu bì.

Khuyến nghị chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh bạch biến ở trẻ em, nên sử dụng phương pháp soi khám da bằng đèn Wood trong việc đánh giá mức độ bệnh, đặc biệt với trường hợp bệnh nhân có tông màu da sáng. Trong trường hợp không chắc chắn, cần làm sinh thiết để xác nhận chẩn đoán và loại trừ các khả năng khác như bệnh lang ben hoặc bệnh mycosis fungoides (một dạng u lympho tế bào T). Các bác sĩ lâm sàng cần đánh giá những dấu hiệu cho thấy nguy cơ cao làm bệnh tiến triển như bớt giảm sắc tố halo nevus (A1, cấp độ 3), trichrome coloration, tăng giảm sắc tố kiểu rắc hoa giấy, hiện tượng Koebner, và bệnh nhân trẻ tuổi xuất hiện vùng bạch biến không đứt đoạn lan tỏa.

Khuyến nghị điều trị

Các lựa chọn điều trị chủ yếu hiện nay đối với bệnh bạch biến bao gồm TCIs, TCSs, thuốc bôi ức chế JAK và liệu pháp quang học (tia cực tím- [UV] B).

Thuốc bôi ức chế Calcineurin

Các chuyên gia khuyến nghị sử dụng TCI ngay khi bắt đầu điều trị, bao gồm thuốc bôi tacrolimus và/hoặc pimecrolimus cho bệnh nhân trẻ em và thiếu niên (2-18 tuổi) và thanh niên (> 18 tuổi). Phác đồ TCI tiêu chuẩn cho bệnh nhi là bôi 02 lần/ngày trong vòng 3 tháng. Sau 3 tháng, nếu sự tái tạo sắc tố da không xảy ra, nên xem xét chiến lược điều trị khác. Kết quả thử nghiệm cho thấy cần tiếp tục sử dụng TCI trong 6 đến 12 tháng sau khi đạt được sự tái tạo sắc tố. Các nguy cơ bệnh nhân cần biết bao gồm bị bỏng, châm chích hoặc ngứa trong tháng đầu tiên sử dụng thuốc. Nên ngừng sử dụng trong trường hợp có dấu hiệu kích ứng hoặc viêm rõ rệt.

Thuốc bôi Corticosteroid

Các tác giả cho rằng TCS có thể được sử dụng như liệu pháp điều trị ban đầu, trong trường hợp đó việc lựa chọn nhóm TCS sẽ phụ thuộc vào vị trí và thời gian điều trị dự kiến. Tuy nhiên, TCS nên được coi là lựa chọn thứ hai cho các tổn thương ở vùng mặt, háng và các vùng kẽ. Những nguy cơ tiềm ẩn của TCS bao gồm teo và tăng nhãn áp, trong trường hợp tổn thương nằm ở vùng da mí mắt.

Thuốc bôi ức chế JAK

Chỉ nên sử dụng thuốc bôi ức chế JAK ở những bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên và có thể được xem xét ở giai đoạn điều trị ban đầu. Các loại thuốc này cũng có thể hiệu quả ở những bệnh nhân nhỏ tuổi hơn; tuy nhiên, có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng nó theo cách này. Các bác sĩ lâm sàng cần lưu ý rằng phải sau 03 tháng thì mới xuất hiện sự tái tạo sắc tố da ban đầu và phải sau 01 năm thì mới đạt được mức độ tái tạo sắc tố da tối đa. Các loại thuốc này có thể được sử dụng trên vùng mặt, mí mắt và háng.

Trị liệu bằng tia UV và quang trị liệu

Liệu pháp kết hợp giữa ánh sáng UV-B (tia UV-B dải hẹp hoặc laser 308 nm) và thuốc bôi (như TCS và TCI) có thể làm tăng phản ứng tái tạo sắc tố da ban đầu. Ngoài ra, tiếp xúc với tia UV ngoài trời trong thời gian ngắn (khoảng 10-15 phút) có thể giúp bệnh nhi tăng cường đáp ứng với các loại thuốc bôi. Mặc dù chưa được xác nhận ở bệnh nhi, liệu pháp kết hợp giữa thuốc bôi ức chế JAK và quang trị liệu (ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc tia UV-B dải hẹp) có thể mang lại hiệu quả tương đương với bệnh nhân trưởng thành.

Khuyến nghị đưa ra kết luận: “Để việc điều trị đạt hiệu quả tối đa và duy trì sắc tố da, cần phải thực hiện việc bôi thuốc 02 lần/tuần trong thời gian dài. Bệnh nhân cũng cần được tư vấn về tính chất mãn tính của bệnh bạch biến và yêu cần phải điều trị lâu dài.”

Người dịch: Quang Tiến, 24/6/2024

Nguồn: dermatologyadvisor.com

Vitiligo: Treatment Recommendations for Pediatric and Young Adult Patients

Expert recommendations published in JAMA Dermatology support the use of topical calcineurin inhibitors (TCIs), topical corticosteroids (TCSs), and topical Janus kinase (JAK) inhibitors for vitiligo management among children, adolescents, and young adult patients.  Vitiligo that onsets before the age of 12 years results in more extensive disease and requires early, effective, and sustained disease treatment.  The most recent United States guidelines regarding vitiligo treatment was released in 1996 and there have been no specific guideline updates about vitiligo treatment for pediatric patients since.  An expert panel formulated 4 statements on general definitions and diagnosis of vitiligo, 4 on general recommendations, 10 on the use of TCIs, 8 on the use of TCSs, and 7 on the use of topical JAK inhibitor treatment strategies.

Vitiligo was defined as a progressive, chronic, relapsing, autoimmune condition that presents as patches of depigmented skin and mucous membranes associated with melanocyte loss of function. Cases are subdivided into nonsegmental, segmental, and mixed vitiligo. It is caused by genetic and environmental factors, in which epidermal melanocytes are targeted by T-cell autoantigens.

Diagnosis Recommendations

To diagnose pediatric vitiligo, wood lamp examination is useful for assessing the extent of disease, particularly in the case of patients with lighter skin tones. In uncertain cases, a biopsy may be used to confirm diagnosis and to rule out tinea versicolor or mycosis fungoides. Clinicians should assess patients for halo nevi (A1, level 3), trichrome coloration, confetti-like depigmentation, Koebner phenomenon, and young age with diffuse nonsegmental disease, as these are markers for high disease progression risk.

Vitiligo Treatment Recommendations

The current mainstay treatment options for vitiligo include TCIs, TCSs, topical JAK inhibitors, and phototherapy (ultraviolet- [UV] B).

Topical Calcineurin Inhibitors

The experts recommend TCI use in the first-line setting, including topical tacrolimus and/or topical pimecrolimus in children and adolescents (age, 2-18 years), and young adults (>18 years). The standard TCI protocol for pediatric patients is twice-daily application for 3 months. At 3 months, if repigmentation has not occurred, another treatment strategy should be considered. Trial results support continued use of TCIs for 6 to 12 months when repigmentation is achieved. Patients should be counseled about risks of burning, stinging, or itching within the first month of use. Discontinuation is recommended in the event of visible irritation or inflammation.

Topical Corticosteroids

The statement authors noted that TCSs may be used as a first-line therapy, in which case the choice of TCS class should depend on the site and planned treatment duration. However, TCSs should be a second-line option for lesions of the face, groin, and intertriginous areas. The potential risks of TCSs include atrophy and glaucoma, in the case of eyelid skin lesions.

Topical JAK Inhibitors

Use of topical JAK inhibitors should be restricted to patients aged 12 years and older, and may be considered in the first-line setting. These therapeutics may also be effective among younger patients; however, there is limited evidence to support its use in this manner. Clinicians should be aware that initial repigmentation may not appear until 3 months of treatment and maximal repigmentation may not occur before 1 year. These agents may be used on the face, eyelids, and groin.

UV Therapy and Phototherapy

Combination therapy of UV-B light (narrowband UV-B or 308 nm laser) plus topical therapeutics (such as TCSs and TCIs) may enhance initial repigmentation response. Additionally, short outdoor UV exposure (range, 10-15 minutes) may enhance response to topical therapies among pediatric patients. Although unconfirmed in pediatric patients, combination therapy of topical JAK inhibitors and phototherapy (natural sunlight or narrowband UV-B) may be synergistic among adults.

The statement authors concluded, “Effective therapy requires a focus on long-term therapeutic interventions to maximize the local gain and retention of pigmentation with a trial period of twice-weekly application. Counseling should include discussion of the chronicity of vitiligo and the need for long-term care.”

Source: dermatologyadvisor.com

Show More

Related Articles

Back to top button