fbpx
Điểm tin y tếTin nổi bậtTin tức - Sự kiện

Tuyên bố của WHO về việc thúc đẩy loạt nghiên cứu tiếp theo để tìm ra nguồn gốc của SARS-CoV-2

Người dịch: Hồ Thu Linh

Kể từ đầu đại dịch COVID-19, WHO đã làm việc với các Quốc gia thành viên và cộng đồng khoa học để hiểu rõ hơn về cách mà đại dịch này bắt đầu để có sự chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo.

Sau khi công bố báo cáo chung của WHO-Trung Quốc về các nghiên cứu giai đoạn một về nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vào tháng 3 năm 2021, WHO đã vạch ra một loạt các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện đồng thời tiếp tục thảo luận với Các quốc gia thành viên và các chuyên gia về các bước tiếp theo.

Để đạt được những bước tiếp theo, WHO kêu gọi tất cả các chính phủ phi chính trị hóa tình hình và hợp tác để đẩy nhanh các nghiên cứu về nguồn gốc, và quan trọng là hợp tác cùng nhau để phát triển một khung chung cho các mầm bệnh tiềm ẩn đại dịch trong tương lai.

WHO ưu tiên cho các nhà khoa học xây dựng giai đoạn đầu tiên của các nghiên cứu, thực hiện các khuyến nghị đưa ra trong báo cáo hồi tháng 3 năm 2021 và đẩy nhanh các nỗ lực khoa học về tất cả các giả thuyết. Tìm kiếm nguồn gốc của bất kỳ mầm bệnh mới nào là một quá trình khó khăn, dựa trên cơ sở khoa học, cần sự cộng tác, cống hiến và thời gian.

WHO nhắc lại rằng việc tìm kiếm nguồn gốc của SARS-CoV-2 không phải và không nên là một bài tập để đổ lỗi, chỉ tay hoặc cho điểm chính trị. Điều cực kỳ quan trọng là phải biết đại dịch COVID-19 bắt đầu như thế nào, để làm ví dụ điển hình cho việc thiết lập nguồn gốc của mầm bệnh lan truyền giữa động vật – con người trong tương lai.

Các quốc gia có trách nhiệm tập thể làm việc cùng nhau trên tinh thần hợp tác thực sự và đảm bảo các nhà khoa học và chuyên gia có không gian cần thiết để tìm ra nguồn gốc của đại dịch tồi tệ nhất thế kỷ. Dựa trên những kinh nghiệm trước đó, loạt nghiên cứu tiếp theo sẽ bao gồm việc kiểm tra thêm dữ liệu thô từ các ca bệnh đầu tiên và huyết thanh của những ca bệnh năm 2019. Quyền truy cập vào dữ liệu là cực kỳ quan trọng để nâng cao hiểu biết của chúng ta về khoa học và không nên bị chính trị hóa theo bất kỳ cách nào.

WHO đang làm việc với một số quốc gia đã báo cáo phát hiện SARS-CoV-2 trong các mẫu bệnh phẩm sinh học được lưu trữ từ năm 2019. Ví dụ, ở Ý, WHO đã tạo điều kiện cho các phòng thí nghiệm quốc tế đánh giá độc lập về những phát hiện của một nghiên cứu như vậy bao gồm kiểm tra đối chứng mù mẫu máu trước đại dịch. Chia sẻ dữ liệu thô và cho phép kiểm tra lại các mẫu trong phòng thí nghiệm bên ngoài Ý phản ánh sự đoàn kết khoa học ở mức tốt nhất và không khác gì những gì đang thực hiện nhằm khuyến khích tất cả các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, hỗ trợ để thúc đẩy các nghiên cứu về nguồn gốc một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Nhóm cố vấn khoa học quốc tế về nguồn gốc của mầm bệnh mới, gọi tắt là SAGO, sẽ chịu trách nhiệm tư vấn cho WHO về việc phát triển một khung toàn cầu để nghiên cứu một cách có hệ thống về sự xuất hiện của các mầm bệnh mới có khả năng gây đại dịch trong tương lai. Đối với SARS-CoV-2, nhóm sẽ hỗ trợ việc thực hiện nhanh chóng các nghiên cứu được khuyến nghị trong báo cáo tháng 3 năm 2021.

Bằng cách đưa ra lời kêu gọi công khai về các đề cử cho SAGO, WHO đang cung cấp một nền tảng minh bạch cho nhóm cố vấn khoa học mới với hy vọng tất cả các Quốc gia thành viên sẽ tham gia. WHO hy vọng sẽ tiếp tục các chuyến làm việc đến Trung Quốc để tìm hiểu nguồn gốc SARS-CoV-2, như các cuộc điều tra nguồn gốc một số bệnh khác như SARS-CoV, MERS-CoV, cúm gia cầm, Lassa và Ebola.

Lời kêu gọi công khai này nhằm mục đích đảm bảo rằng một loạt các kỹ năng khoa học và chuyên môn được xác định để tư vấn cho WHO về các nghiên cứu cần thiết để xác định nguồn gốc của bất kỳ mầm bệnh nào có khả năng xảy ra đại dịch trong tương lai.

Trung Quốc và một số quốc gia thành viên khác đã viết thư cho WHO về cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về “giả thuyết phòng thí nghiệm” SARS-CoV-2. Họ cũng cho rằng nghiên cứu về nguồn gốc đã bị chính trị hóa, hoặc WHO đã hành động do áp lực chính trị.

Khi xem xét báo cáo nghiên cứu giai đoạn một, WHO xác định rằng không có đủ bằng chứng khoa học để loại bỏ bất kỳ giả thuyết nào. Cụ thể, để giải quyết “giả thuyết phòng thí nghiệm”, điều quan trọng là phải có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu và xem xét phương pháp khoa học tốt nhất cũng như các cơ chế mà WHO đã áp dụng. WHO chỉ tập trung vào khoa học, cung cấp các giải pháp và xây dựng sự đoàn kết.

Bệnh đậu mùa là loại vi rút duy nhất ở người đã từng bị diệt trừ. Có hai quốc gia trên thế giới bảo quản dự trữ bệnh đậu mùa trong các phòng thí nghiệm an toàn: Nga và Mỹ. Các cuộc kiểm tra của nhóm an toàn sinh học của WHO ( VECTOR và CDC) diễn ra hai năm một lần, gần đây nhất là vào tháng 1 đến tháng 2 năm 2019 (VECTOR) và tháng 5 năm 2019 (CDC). Một báo cáo sau đó được cung cấp cho Đại hội đồng Y tế Thế giới và các báo cáo thanh tra được công bố trên trang web của WHO.

Phân tích và cải thiện các quy trình và an toàn phòng thí nghiệm trong tất cả các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới, kể cả ở Trung Quốc, là điều quan trọng đối với an ninh và an toàn sinh học tập thể.

Tìm kiếm nguồn gốc của một loại virus mới là một nhiệm vụ khoa học vô cùng khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian. WHO cam kết tuân theo khoa học và kêu gọi tất cả các chính phủ gạt sự khác biệt sang một bên và làm việc cùng nhau để cung cấp tất cả dữ liệu và quyền truy cập cần thiết để loạt nghiên cứu tiếp theo có thể được bắt đầu sớm nhất có thể.

Source: who.int

Show More

Related Articles

Back to top button