Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phong và một số yếu tố liên quan
Khía cạnh | Brouwers | Tsutsumi | Kết quả
chúng tôi |
Nguyễn Việt Thanh Phúc | Wanatabe |
Thể chất | 24,1 | 10,7 | 12,4 (52,7) | 22,6 | |
Tinh thần | 20,6 | 11,5 | 11,9 (49,8) | 19,8 | |
Xã hội | 10,9 | 14,1 | 14,5 (65,5) | 9,7 | |
Môi trường | 26,4 | 12,5 | 12,2 (51,3) | 24,9 | |
Tổng điểm | 81,9 | 76,4 | 61,5 (54,8) | 77,0 | 53,3 |
(*) điểm quy đổi thang điểm 100 |
Điểm CLCS trong nghiên cứu này là biến định lượng liên tục, có phân bố chuẩn, vì vậy trung bình điểm CLCS của bệnh nhân phong là 61,5±8,5 điểm, điểm số này thấp hơn nhiều các nghiên cứu khác như Brouwers (81,8đ); Tsutsumi (76,4đ) và Nguyễn Việt Thanh Phúc (77,0đ); tính theo thang điểm 100 đạt điểm số là 54,8±9,7 điểm; xấp xỉ với nghiên cứu của Wanatabe H (53,3đ) khi đo lường CLCS của bệnh nhân phong tại làng phong Quy Hòa năm 2011 mặc dù sử dụng bộ công cụ SF36.
Biểu đồ 3.1. Mối liên quan giữa CLCS với tuổi
Có mối liên quan giữa CLCS với tuổi, tuổi bệnh nhân phong càng cao CLCS càng giảm (r=0,22; p<0,01). Nguyễn Việt Thanh Phúc cũng cho kết quả tương tự nhưng Tsutsumi chưa nhận thấy mối liên quan, nghiên cứu của Tsutsumi có độ tuổi trung bình là 36,4 tuổi và loại trừ đối tượng mắc bệnh mạn tính, còn đối tượng của nghiên cứu chúng tôi trung bình là 55,2 tuổi và hơn 1/3 đối tượng người cao tuổi.
3.2 Mối liên quan giữa CLCS và một số yếu tố khác
Bảng 3.1. Mối liên quan giữa CLCS với một số yếu tố khác
Yếu tố | n | Trung bình
(độ lệch chuẩn) |
p | |
Giới | Nam | 112 | 59,7 (8,2) | p=0,003 |
Nữ | 133 | 62,9 (8,4) | ||
Thu nhập | <1 triệu đồng | 165 | 59,3 (7,8) |
<0,001 |
≥ triệu đồng | 80 | 65,9 (8,2) | ||
Vết loét | Có | 129 | 58,2 (7,4) |
<0,001 |
Không | 116 | 65,1 (8,2) | ||
Bệnh mạn tính kèm theo | Có | 134 | 59,5 (8,0) |
<0,001 |
Không | 111 | 63,8 (8,5) | ||
Tâm lý thất vọng | Có | 94 | 57,6 (7,3) |
<0,001 |
Không | 151 | 63,8 (8,3) |
Bảng 3.2. Mô hình Hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến CLCS
Stt | Yếu tố
trong mô hình |
Hệ số
hồi quy B |
Sai số chuẩn | p | KTC 95% của hệ số Hồi quy |
1 | Tuổi | -0,08 | 0,04 | 0,065 | (-0,16) – 0,005 |
2 |
Giới | ||||
Nam* | 2,8 |
0,90 |
0,002 | 1,0 – 4,6 | |
Nữ | |||||
3 |
Thu nhập hộ gia đình | ||||
Dưới 1 triệu* | 3,7 | 1,06 | <0,001 | 1,6 – 5,8 | |
1 triệu trở lên | |||||
4 |
Vết loét mạn tính | ||||
Có* | 4,6 | 0,93 | <0,001 | 2,8 – 6,5 | |
Không | |||||
5 | Tâm lý thất vọng | ||||
Có* | 4,5 | 0,95 | <0,001 | 2,7 – 6,4 | |
Không | |||||
6 | Bệnh mạn tính kèm theo | ||||
Có* | 1,5 | 1,02 | 0,15 | (-0,55) – 3,47 | |
Không | |||||
* nhóm so sánh; n=245; R2=0,357; p<0,001
Biến phụ thuộc: Điểm Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phong |
Điểm CLCS ở nữ giới (62,9 điểm) cao hơn nam giới (59,7 điểm) mối liên quan thể hiện cả trong phân tích đơn biến và đa biến (p<0,05). Tsutsumi chưa tìm thấy mối liên quan của hai biến này, nữ giới là đối tượng chịu thiệt thòi trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe, luôn bằng lòng với số phận và dễ chấp nhận, đặc biệt tại quốc gia hồi giáo thì sự bình đẳng giới chưa được quan tâm và điều này có thể ảnh hưởng đến CLCS của nữ giới.
Thu nhập gia đình có mối liên quan chặt chẽ với CLCS qua phân tích đơn biến và đa biến, chúng tôi chia thành nhóm thu nhập dưới 1 triệu và từ một triệu trở lên để liên hệ đúng với thực tế cuộc sống của người bệnh và cho thấy người bệnh có thu nhập một triệu trở lên có CLCS cao hơn nhóm dưới 1 triệu (p<0,05). Nguyễn Việt Thanh Phúc và Corline Brouwers cũng cho kết quả như trên cho dù phân chia nhóm có thu nhập – không có thu nhập hay nhóm hộ nghèo – không nghèo. Có thu nhập sẽ đáp ứng được nhu cầu cá nhân, có điều kiện chăm sóc bản thân, chăm sóc sức khỏe tạo nên sự tự tin và tích cực trong suy nghĩ, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
Vết loét có mối liên quan với CLCS và thể hiện rõ cả trong phân tích đơn biến và đa biến, người bệnh có vết loét thì CLCS thấp hơn không có vết loét (p<0,05). Nguyễn Việt Thanh Phúc cho rằng bệnh nhân được điều trị vết loét có CLCS cao hơn không được điều trị vết loét. Với hơn ½ bệnh nhân phong trong nghiên cứu chúng tôi có vết loét, đây là người bệnh có loét lỗ đáo (ở chân) hay vết thương ở bàn tay trên nền bàn chân/bàn tay mất cảm giác. Cho nên đây là những vết loét mạn tính, rất khó điều trị nếu không được phẫu thuật, chăm sóc và nghỉ ngơi trong một thời gian khá dài, việc tái diễn liên tục sẽ gây chán nản, phiền phức và bất mãn cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến CLCS. Vì thế, liệu rằng bệnh nhân có hài lòng với tình trạng vết loét sau điều trị hay không, bởi sự hài lòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến CLCS của người bệnh phong, chúng tôi đề xuất nên có nghiên cứu đánh giá CLCS trước và sau điều trị vết loét cho bệnh nhân phong trong thời gian tới.
Người bệnh thất vọng với bản thân có CLCS thấp hơn nhóm còn lại, kết quả được khẳng định qua cả phân tích đơn biến và đa biến (p<0,05). Một số nghiên cứu cũng đã nhận định kết quả tương tự mặc dù đo lường kỳ thị ở các mức độ khác nhau và công cụ khác nhau như Tsutsumi và Corline Brouwers, còn nghiên cứu của chúng tôi rút ra từ bộ công cụ đánh giá kỳ thị bệnh phong của tổ chức ILEP. Các câu hỏi đo lường về kỳ thị mới chỉ mang tính tương đối và không đồng nhất, thêm nữa là sự khác nhau về địa bàn nghiên cứu, hệ thống y tế và giá trị văn hóa xã hội cũng tạo nên sự khác biệt về kỳ thị của người bệnh phong.
Người bệnh phong có bệnh mạn tính kèm theo có CLCS thấp hơn nhóm đối tượng còn lại (p<005); tuy nhiên khi kiểm soát nhiễu trong phân tích đa biến thì yếu tố này không còn ý nghĩa. Hơn một nửa bệnh nhân phong có bệnh mạn tính kèm theo và đối tượng cao tuổi chiếm 1/3 trong tổng số mẫu thì mối liên quan này khá hợp lý khi có rất nhiều nghiên cứu về người cao tuổi khẳng định mối liên quan giữa tuổi, bệnh mạn tính và CLCS của đối tượng nghiên cứu.
Hạn chế của đề tài:
Bệnh nhân phong là đối tượng có khả năng khiếm khuyết cả về thể chất và tinh thần, trong nghiên cứu này đa số lại là người bệnh lớn tuổi, vì thế vấn đề khó khăn rất lớn trong việc phỏng vấn bộ câu hỏi để làm sao cho đối tượng hiểu và trả lời tương đối chính xác, mặc dù nhóm nghiên cứu đã cố gắng khắc phục nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót và điều này ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả nghiên cứu.
Một số bệnh nhân phong có vấn đề về giao tiếp nên không được chúng tôi phỏng vấn, đây lại là đối tượng lớn tuổi, có xu hướng CLCS thấp nên sẽ ảnh hưởng đến điểm số CLCS chung của nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chưa kết hợp định tính để giải thích sâu hơn các kết quả nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu khác nhằm nâng cao CLCS của người bệnh.
I. KẾT LUẬN
- CLCS của bệnh nhân phong:
1.1. Đánh giá của bệnh nhân phong về CLCS và sức khỏe:
– Đánh giá về CLCS của người bệnh phong: 6,1% đánh giá tốt, 37,6% đánh giá mức trung bình, 46,5% đánh giá mức độ thấp và 9,8% đánh giá rất thấp.
– Đánh giá về sức khỏe trong tháng qua: 0,4% rất hài lòng, 26,5% rất hài lòng, 24,9% trung bình, 47,8% thấp và 0,4 cho rằng rất thấp.
1.2. Điểm CLCS của bệnh nhân phong:
Điểm trung bình: 61,5±8,5 điểm (42 đến 79 điểm); điểm quy đổi 54,8 điểm
Khía cạnh thể chất: 12,4±2,2 điểm; Khía cạnh tinh thần: 11,9±2,1 điểm
Khía cạnh quan hệ xã hội: 14,5±1,8 điểm và môi trường: 12,2±1,6 điểm
2.Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân phong
– Tuổi của bệnh nhân phong càng cao CLCS càng thấp.
– Nữ giới có CLCS cao hơn nam giới.
– Thu nhập gia đình ≥1 triệu đồng có CLCS cao hơn nhóm <1 triệu.
– Bệnh nhân phong có vết loét mạn tính có CLCS thấp hơn bệnh nhân không có vết loét.
– Người bệnh phong không thất vọng với bản thân có CLCS cao hơn nhóm còn lại.
– Bệnh nhân phong bị bệnh mạn tính kèm theo có CLCS thấp hơn nhóm còn lại.
II. KHUYẾN NGHỊ:
1. Đối với Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa:
Kết hợp liệu pháp tâm lý với đa hóa trị liệu kịp thời cho bệnh nhân phong mới nhằm ổn định tinh thần, an tâm điều trị. Điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân loét lỗ đáo, vết thương bàn tay bàn chân. Cải thiện chế độ trợ cấp cho người bệnh để tăng nguồn thu nhập, chú ý đến nhóm bệnh nhân già yếu, neo đơn cũng như các đối tượng có bệnh mạn tính kèm theo. Tuyên truyền giáo dục cho người dân cũng như bệnh nhân phong hiểu rõ hơn về bệnh phong, tạo nên cái nhìn thiện cảm của cộng đồng đối với người bệnh.2. Đối với bệnh nhân phong và người nhà:
Có ý thức chăm sóc bản thân, bảo vệ sức khỏe, đặc biệt hàng ngày phải tự chăm sóc tại nhà các vết thương, lỗ đáo, phòng tránh tàn tật nặng hơn. Vợ/chồng hoặc là con cháu của bệnh nhân phong phải quan tâm, động viên người bệnh vượt qua bệnh tật, mặc cảm của bệnh phong.